Mất Ngủ Triền Miên Nguy Hiểm Như Thế Nào Và Cách Điều Trị

Mất ngủ triền miên là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay trong cuộc sống. Có rất nhiều nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh và việc liên tục mất ngủ còn cơ thể suy yếu và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, đáng lo ngại nhất chính là mắc các bệnh về tim mạch, giảm tuổi thọ, đột quỵ,… Vì thế những ai đang gặp tình trạng này hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh và có phương án điều trị kịp thời nhất. 

Mất ngủ triền miên là bệnh gì? Dấu hiệu của bệnh?

Mất ngủ triền miên là tình trạng khó ngủ, không ngủ được, ngủ chập chờn, hay tỉnh lúc nửa đêm và không ngủ được lại nữa, nhiều người còn thức trắng rất nhiều đêm. Tần suất của tình trạng mất ngủ kéo dài qua 3 tuần được xem là mất ngủ triền miên hay còn được gọi là mất ngủ mãn tính, mất ngủ kinh niên.

Mất ngủ triền miên xác định khi bạn chỉ có thể ngủ ít nhất 3 đêm/ tuần hoặc thậm chí chỉ vài giờ mỗi đêm và thức trắng đến sáng hôm sau. Thông thường nhất hiện tượng mất ngủ triền miên chỉ xuất hiện nhiều nhất ở đối tượng là người cao tuổi, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ sinh hoặc những người đang mắc những căn bệnh đặc biệt.

Mất ngủ triền miên là căn bệnh không hiếm gặp trong xã hội hiện nay
Mất ngủ triền miên là căn bệnh không hiếm gặp trong xã hội hiện nay

Bị mất ngủ triền miên có những dấu hiệu như: Thường xuyên thức giấc lúc giữa đêm, cơn ngủ chập chờn, không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, có thể mất hàng giờ cho việc vào giấc và dễ bị tỉnh lại. Mất ngủ còn dẫn đến biểu hiện cáu gắt, khó chịu trong người, trí nhớ suy giảm và luôn cảm thấy chán nản không có động lực làm việc và mất tập trung trong công việc và cuộc sống

Đọc thêm: Uống Thuốc Giảm Cân Bị Mất Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân mất ngủ triền miên

Vì sao mất ngủ triền miên. thì hiện nay các chuyên gia lý giải ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau đến từ cuộc sống, thói quen sinh hoạt, cơ thể của mỗi người. Khiến cho hệ thần kinh luôn hoạt động với công suất thấp, vừa gây mất ngủ mà còn khiến cơ thể mệt mỏi. Cụ thể như sau:

  • Áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ nhỏ, người lớn và người cao tuổi.
  • Việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia,… để giữ tỉnh táo, tập trung liên tục và kéo dài trong một khoảng thời gian, liều lượng lớn dẫn đến hệ thần kinh bị “chai”, không nhận được tín hiệu từ những cơ quan khác dẫn đến mất ngủ.
  • Lạm dụng các loại thuốc tây, thuốc ngủ, thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,… trong một thời gian dài cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, não bộ, gây hiện tượng mất ngủ.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm tiếng ồn do giao thông, do công trình máy móc hoạt động,… khiến giấc ngủ không được trọn vẹn và lâu dần gây mất ngủ kéo dài.
  • Mất ngủ kéo dài nguyên nhân còn do người bệnh đang mắc phải căn bệnh nào đó và trong quá trình điều trị. Điển hình như, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mãn tính, đái tháo đường, suy nhược hệ thần kinh, bệnh cường giáp, các bệnh về đường hô hấp,…
  • Nữ giới bị mất ngủ triền miên do rối loạn nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này cơ thể có sự thay đổi đột ngột không kịp thích ứng, gây mất ngủ và dễ bị kéo dài. Vì thế hầu hết những người bị mất ngủ triền miên đều sau giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Nguyên nhân do tuổi tác, người cao tuổi thì các cơ quan chức năng hoạt động suy yếu hơn, hệ thần kinh không nhận được tín hiệu của cơ thể gây nên tình trạng mất ngủ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ triền miên
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ triền miên

Bài đọc thêm: Mất Ngủ Sụt Cân Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?

Bệnh mất ngủ triền miên nguy hiểm như thế nào?

Mất ngủ triền miên là căn bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm nhất. Những hậu quả của mất ngủ triền miên tác động trực tiếp đến sức khỏe, suy giảm hệ miễn dịch và giảm tuổi thọ. Cụ thể khi mất ngủ triền miên và mất ngủ kéo dài liên tục sẽ gây nên tác hại như:

  • Suy giảm khả năng miễn dịch: Thiếu ngủ, mất ngủ triền miên là nguyên nhân gây nên suy giảm khả năng miễn dịch, kìm hãm sự vận động và phát triển tế bào gốc tự do, tăng 36% nguy cơ bệnh ung thư.
  • Giảm tuổi thọ: Tại Trung tâm Y tế Đại học Arixona có một nghiên cứu trên 1409 người cho thấy, mất ngủ kéo dài có thể làm tăng 58% nguy cơ tử vong.
  • Gây bệnh béo phì: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thường xuyên ngủ ít hơn 5 tiếng/ ngày có thể tăng nguy cơ béo phì thêm 50%. Lý nguyên nhân là do, khi thiếu ngủ, nồng độ leptin sẽ giảm nhưng nồng độ ghrelin lại tăng. Đây là loại hormone kích thích cơn đói, do đó, bạn sẽ cảm thấy muốn ăn nhiều hơn và thích ăn đồ mặn, ngọt. Lâu dần dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh và béo phì.
  • Rối loạn tâm lý và tổn thương hệ thần kinh: Thiếu ngủ, tâm trạng thất thường, bạn dễ bị cáu kỉnh, khó chịu và bực tức vào ngày hôm sau. Mất ngủ triền miên còn khiến người bệnh bị rối loạn tâm lý, tăng nguy cơ bị suy giảm trí nhớ đến 33%.
  • Mắc bệnh trầm cảm: Những trường mất ngủ không được điều trị sớm khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng kéo dài, sợ giao lưu, sợ tiếp xúc với mọi người xung quanh Thậm chí nguy hiểm hơn chính là tự cô lập và làm tổn hại bản thân.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu của chuyên gia cho biết người bị mất ngủ còn có thể dễ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường. Điển hình là bệnh tiểu đường loại 2.
  • Mắc bệnh về tim mạch: Mất ngủ khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp, đồng thời tăng nồng độ các chất liên quan đến quá trình viêm – tăng gánh nặng cho tim. Nguy cơ mắc bệnh tim cao đến 48%.
Mất ngủ gây nên nhiều hệ lụy với sức khỏe và ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hằng ngày
Mất ngủ gây nên nhiều hệ lụy với sức khỏe và ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hằng ngày

Bên cạnh đó, mất ngủ triền miên có thể gặp cả ở người trưởng thành và trẻ vị thành niên. Những đối tượng này khi gặp tình trạng này sẽ để lại những hệ lụy về sức khoẻ và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và học tập rất nhiều:

  • Giảm trí nhớ, khiến việc học tập bị sa sút, công việc đình trệ, nhưng căng thẳng thần kinh khiến không thể tập trung vào bất cứ việc gì.
  • Người cả ngày mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, khó chịu, hành động khó kiểm soát.
  • Suy nghĩ tiêu cực, tăng nguy cơ hình thành nên những hành vi nguy hiểm, phản xã hội.
  • Cơ thể không phát triển, thể chất kém.

Không nên bỏ lỡ: Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ: Hiệu Quả, Áp Dụng Và Lưu Ý

Người bệnh cần làm gì khi mất ngủ triền miên

Mất ngủ triền miên ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất của con người. Vậy mất ngủ triền miên phải làm sao để cải thiện và điều trị kịp thời. Trước hết người bệnh cần đến bệnh viện hay những phòng khám y học cổ truyền để thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh mất ngủ.

  • Kiểm tra sức khoẻ tổng quan: Người bệnh sẽ kiểm tra sức khoẻ toàn bộ cơ thể để đánh giá chức năng hoạt động của các cơ quan. Kết hợp với đó là xét nghiệm máy, kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp.
  • Kiểm tra thói quen giấc ngủ: Các bác sĩ sẽ đưa ra một bảng câu hỏi để người bệnh trả lời. Dựa vào đó đánh giá mức độ tình trạng mất ngủ một cách tương đối nhất.
  • Nghiên cứu giấc ngủ: Một số trường hợp chỉ định người bệnh nên ở lại bệnh viện trong một thời gian ngắn để nghiên cứu giấc ngủ thông qua các thiết bị chuyên dụng. Các kỹ thuật được thực hiện để ghi lại sóng não, nhịp tim., hơi thở, cử động mắt,… từ đó đánh giá chính xác tình trạng mất và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Làm gì khi bị mất ngủ triền miên? Đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời
Làm gì khi bị mất ngủ triền miên? Đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời

Tư vấn phương pháp điều trị cho người bệnh hiệu quả

Hiện nay có nhiều phương pháp để tiến hành chữa mất ngủ triền miên cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi cách có những ưu và nhược điểm riêng và tuỳ vào tình trạng của mỗi người để áp dụng cho phù hợp nhất, mang lại hiệu quả tối ưu.

Sử dụng các loại thuốc Tây

Khi bị mất ngủ, nhiều người có thói quen tìm đến các loại thuốc Tây để cải thiện. Phương pháp có hiệu quả nhanh, ngủ được tức thời, nhưng lại tồn dư tác dụng phụ nguy hiểm nhất. Đặc biệt việc sử dụng quá liều, không đúng cách, dùng lạm dụng còn là nguyên nhân khiến bệnh mất ngủ kéo dài lâu hơn và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Do đó, người bệnh cần được thăm khám cẩn thận và uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Theo đó, những loại được kê cho người bị mất ngủ triền miên nhiều nhất phải kể đến như: Zolpidem,  Zaleplon, Ramelteon, thuốc đồng vận melatonin, thuốc kháng histamine H1, Temazepam, Diazepam, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm,….

Sử dụng Thuốc Tây
Sử dụng Thuốc Tây

Tìm hiểu thêm: TOP 7 Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Kinh Niên Hiệu Quả Nhất

Bài thuốc Y học cổ truyền giúp điều trị mất ngủ an toàn, hiệu quả

Rất nhiều người hiện nay tìm đến cách chữa mất ngủ triền miên bằng phương pháp Đông y. Ưu điểm chính là tính an toàn, tốt cho nhiều đối tượng sử dụng, tác động toàn diện cho cơ thể, tập trung vào nguyên nhân gây bệnh, hiệu quả dài lâu và đặc biệt là với một vài đối tượng còn có khả năng chữa tận gốc nếu biết cách sử dụng.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này chính là mất nhiều thời gian. Thời gian cho đun nấu, chưng sắc thuốc mỗi ngày, thời gian uống kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí là hàng năm.

Nhưng nhìn chung, điều trị bằng Đông y chữa mất ngủ vẫn là phương pháp tối ưu mà nhiều người áp dụng. Một trong số những bài thuốc đang được ưa chuộng nhất hiện nay đến từ phòng khám Đỗ Minh Đường với bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh.

Từ cái tên bài thuốc đã có thấy thành phần chính trong bài thuốc là 6 loại dược liệu chính gồm: Đan sâm, hoàng kỳ, viễn chí, thược dược, tâm sen, long nhãn kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác. Đây đều là những loại dược liệu rất tốt cho giấc ngủ của con người.

Chữa bệnh bằng Đông y mang lại hiệu quả tốt, tận gốc
Chữa bệnh bằng Đông y mang lại hiệu quả tốt, tận gốc

Nguyên tắc bào chế thuốc theo YHCT từ các chuyên gia đầu ngành, phác đồ trị mất ngủ Đỗ Minh phối chế cẩn thận theo đúng chuẩn Quân – Thần – Tá – Sứ. Giúp cho người dùng có thể tác động vào nguyên nhân mất ngủ, tận sâu gốc rễ để giải quyết căn nguyên gây bệnh trả lại một giấc ngủ ngon cho người bệnh.

Khi đi thăm khám tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, người bệnh sẽ được kiểm tra toàn diện, tinh thần thành phần các vị thuốc nhằm phù hợp với từng thể trạng, phát huy công dụng tốt hơn. Rất nhiều người đã và đang sử dụng bài thuốc đánh giá và phản hồi tích cực.

Thay đổi thói quen sống và sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt và lối sống hằng ngày cũng là cách để cải thiện tình trạng mất ngủ:

  • Ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ, đúng bữa, xây dựng một giờ giấc và chế độ thực hiện nghiêm ngặt.
  • Không sử dụng điện thoại, thiết bị công nghệ trước khi ngủ, ánh sáng xanh từ các loại đồ vật này có thể làm đau mỏi mắt và hệ thần kinh hưng phấn khó tập trung vào giấc ngủ. Thay vào đó, bạn nên đọc sách, nghe nhạc sóng alpha, ngồi thiền, ngâm chân, để kích thích các huyệt vị và giúp đi vào giấc ngủ tốt hơn.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao, ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, tập thái cực quyền để điều hoà và lưu thông khí huyết.
  • Có một chế độ ăn uống thanh đạm, lành mạnh nhất, bổ sung nhiều vitamin, rau xanh, chất xơ. Vì giấc ngủ đã bị ảnh hưởng thì bạn càng cần ăn uống bồi bổ nhiều hơn để cơ thể khỏe mạnh và đủ năng lượng cho một ngày dài hoạt động.
  • Thay đổi không gian sống, không gian ngủ nghỉ để tạo cảm mới, có thể sử dụng đèn xông tinh dầu, nến thơm đốt một chút trước khi ngủ, sử dụng những loại ánh sáng nhẹ, dịu để không gian căn phòng thêm thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Có thể uống những loại trà dễ ngủ, như trà táo đỏ, trà cúc, trà gừng,… vào ban ngày để tâm trạng thoải mái và giảm cáu gắt.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích, cà phê, ,đồ uống có cồn.
Thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày để mang lại giấc ngủ ngon và tốt hơn
Thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày để mang lại giấc ngủ ngon và tốt hơn

Xem thêm: Uống Trà Hoa Cúc Trị Mất Ngủ Như Thế Nào Cho Hiệu Quả?

Biện pháp phòng tránh bệnh mất ngủ triền miên trong cuộc sống

Một vài biện pháp để bạn phòng tránh bệnh mất ngủ nối chung trong cuộc sống:

  • Giảm áp lực công việc, cuộc sống, học tập bằng cách luôn giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ và tràn đầy năng lượng.
  • Không nên lạm dụng những loại cà phê, thuốc lá, rượu, bia mỗi ngày để duy trì trạng thái tỉnh táo, bởi đây đều là những chất kích thích có thể gây rối loạn giấc ngủ và mất ngủ triền miên, kéo dài.
  • Ăn đúng bữa, ăn khoa học, chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa như bình thường. Không ăn quá nó và ngủ ngay sau khi ăn. Thay vào đó nên vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi, đọc sách, xem các chương trình giải trí để tiêu hóa thức ăn rồi mới đi ngủ.

Trên đây là những thông tin chung về bệnh mất ngủ triền miên. Hy vọng qua bài viết thì những ai đang gặp vấn đề này có thể biết phải làm gì để cải thiện giấc ngủ và chăm sóc cuộc sống tốt hơn.

4.8/5 - (5 votes)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua