Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ: Hiệu Quả, Áp Dụng Và Lưu Ý
Thiền đình được biết đến là một kỹ thuật mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt có công dụng giảm căng thẳng, thả lỏng cơ thể và tâm thần. Nhiều thông tin về việc ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ hiệu quả và có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Vậy liệu thực hư ra sao và nên ngồi thiền như thế nào để nâng cao sức khỏe?
Thiền định là gì?
Trước khi tìm hiểu về phương pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ về đêm, đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về thiền định là gì và có những loại nào. Thực tế, thiền hay thiền định là một bài tập kết hợp giữa cơ thể và tâm trí, hướng đến sự tập trung, nâng cao nhận thức và đồng thời điều hòa hô hấp, cải thiện chức năng các cơ quan trong cơ thể.
Khi ngồi thiền đúng cách và đúng kỹ thuật, người tập có thể loại bỏ những suy nghĩ, âm thanh, hình ảnh cùng những căng thẳng trong tâm trí để tập trung vào nhịp thở, thả lỏng toàn bộ cơ thể lẫn tinh thần. Mục đích chính của bài tập này giúp thư giãn, nghỉ ngơi về cả cơ thể và tâm trí, giúp bạn có thể bình tĩnh và điều hòa cảm xúc tốt hơn.
Có nhiều loại thiền với kỹ thuật và phương pháp tập trung tâm trí khác nhau, cụ thể:
- Body Scan Meditation: Ngồi thiền tập trung quan sát cơ thể.
- Mindfulness Meditation: Phương pháp thiền chánh niệm.
- Deep Breathing: Thiền định hướng nhận thức hơi thở.
- Mix: Thiền định kết hợp âm nhạc, hình ảnh hoặc một số bài tập nhẹ nhàng khác như Yoga.
Thực hư tác dụng phương pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
Theo nhiều nghiên cứu về tâm lý học, thiền định có tác dụng hỗ trợ người tập bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ tốt hơn. Đồng thời, lúc ngồi thiền, cả tâm trí và cơ thể được thả lỏng, tập trung vào nhịp thở thay vì các suy nghĩ, căng thẳng của cuộc sống. Do đó, nếu tập luyện thường xuyên, cơ thể sẽ được thư giãn, tăng tốc độ phục hồi tổn thương, đồng thời não bộ được hỗ trợ để cân bằng tâm sinh lý.
Như vậy, việc ngồi thiền định mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, cụ thể như:
- Làm chậm nhịp tim và điều hòa nhịp thở cũng như nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Thông qua cơ chế đó, thiền định sẽ hỗ trợ đẩy lùi nhiều bệnh lý liên quan thể chất, tinh thần và sinh lý.
- Giảm mức hormone Cortisol trong quá trình căng thẳng, từ đó giúp kiểm soát cảm xúc và hỗ trợ loại bỏ phiền muộn, thư giãn tâm thần. Về lâu dài, tác động này còn có tác dụng các bệnh lý và triệu chứng viêm liên quan đến căng thẳng cũng như cải thiện tình trạng kháng Insulin của cơ thể.
- Đưa tâm thần về trạng thái thoải mái, hạn chế tình trạng kích thích và hưng phấn của hệ thần kinh, từ đó cải thiện trong giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement – giấc ngủ chuyển động nhanh của mắt). Điều này giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và đẩy lùi tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay dễ giật mình tỉnh giấc vào ban đêm.
Như vậy, có thể coi ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là một liệu pháp hỗ trợ hiệu quả cho người thường xuyên căng thẳng, lo âu dẫn đến khó ngủ, mất ngủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ đến từ tổn thương trên cơ thể, bệnh lý nguy hiểm thì bệnh nhân cần được điều trị chuyên sâu, dứt điểm căn nguyên thì mới có thể chữa triệt để bệnh.
Do đó, đối với bệnh nhân lo âu thường xuyên, khó ngủ, mất ngủ không quá nghiêm trọng, bạn có thể tập thiền để cải thiện tình trạng này. Nếu mất ngủ kinh niên kéo dài kèm bệnh lý tâm thần hay các tổn thương khác, gãy đi khám chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán chính xác cũng như có hương điều trị phù hợp hơn.
Hướng dẫn cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất
Để áp dụng phương pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ một cách an toàn, hiệu quả nhất tại nhà, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết sau:
Giai đoạn chuẩn bị trước khi thiền định
Để hiệu quả thiền định tốt nhất, bạn cần tạo điều kiện để cơ thể và tâm trí vừa được thả lỏng, vừa dễ tập trung. Cụ thể ở giai đoạn chuẩn bị trước khi bắt đầu ngồi thiền, bạn nên đảm bảo những điều sau:
- Chọn không gian ngồi thiền phù hợp: Không gian tối ưu để thiền định giúp bạn dễ dàng đi vào trạng thái tập trung, thư giãn là một không gian yên tĩnh, thoải mái. Bạn nên tắt hết các thiết bị điện từ, các nguồn âm có thể khiến bạn mất tập trung. Ngoài ra, có thể sử dụng tinh dầu hoặc nến thơm, kết hợp giảm ánh sáng trong phòng để giúp cơ thể cũng như tâm trí dễ thả lỏng hơn.
- Chuẩn bị đệm ngồi thoải mái: Đệm ngồi là trang bị thiết yếu cho bài tập thiền định, đặc biệt hi thời gian ngồi thiền kéo dài trên 30 phút. Do đó, bạn cần chọn một tấm đệm có độ dày ít nhất 3cm, mềm mại để có thể ngồi một cách thoải mái nhất.
- Mặc quần áo rộng, thoáng mát: Không nên chọn quần áo chật mà thay vào đó hãy mặc quần áo rộng rãi và có chất liệu mát để cơ thể có thể thư giãn trong quá trình ngồi thiền.
- Chọn thời điểm ngồi thiền tốt: Thời điểm tốt nhất để ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ chính là sáng sớm khi vừa ngủ dậy hoặc ngay trước khi đi ngủ vào buổi tối. Việc thiền định khoảng thời gian này giúp tâm trí được thả lỏng, loại bỏ các suy nghĩ, lo âu để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Hẹn đồng hồ thời gian ngồi thiền: Bài tập thiền nên thực hiện ít nhất 15 – 30 phút, đều đặn mỗi ngày. Để đảm bảo thời gian tối thiểu, hãy đặt giờ, đồng thời dần dần tăng thời gian thiền định lên sau khi quen dần cách tập trung trí lực và điều hòa nhịp thở.
Giai đoạn ngồi thiền
Để ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới dây sau khi đã chuẩn bị những đầy đủ những yếu tố trên:
- Ngồi trên tấm đệm đặt tại vị trí tốt nhất trong không gian phòng, giữ lưng thẳng.
- Chọn cho mình cách để chân thoải mái nhất trong 3 tư thế ngồi thiền định phổ biến gồm: Ngồi xếp bằng, ngồi bán già (gác một chân lên bắp chân còn lại), tư thế kiết già (ngồi kiểu hoa sen),…
- Hai tay đặt thả lỏng, hướng lòng bàn tay lên hoặc úp xuống trên 2 đầu gối
- Hơi hạ cằm xuống, để lưỡi của bạn bạn chạm nhẹ lên nóc hàm trên, đồng thời mắt nên nhắm nhưng không quá chặt để dễ tập trung hơn.
- Thả lỏng cơ thể, loại bỏ hết muộn phiền, tập trung vào nhịp thở, hít sâu bằng mũi và có thể thở ra qua cổ họng, thở đều cho đến khi thời gian ngồi thiền đã hẹn kết thúc.
- Tập ít nhất 15 phút mỗi lần ngồi thiền, 30 phút/ngày và đều đặn 1 – 2 tuần sẽ thấy dễ ngủ hơn, ngủ sâu và ngon hơn, đồng thời sức tập trung được nâng cao, căng thẳng được giải tỏa,…
Lưu ý khi áp dụng liệu pháp ngồi thiền chữa mất ngủ
Khi áp dụng cách ngồi thiền hỗ trợ trị bệnh mất ngủ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Trong giai đoạn đầu mới tập ngồi thiền, bạn sẽ rất khó khăn để tập trung tinh thần, thả lỏng cơ thể và điều hòa nhịp thở. Tuy nhiên, theo thời gian kiên trì tập luyện, hiệu quả bài tập sẽ ngày càng cao và sau khi trở thành thói quen, bạn có thể đi vào trạng thái thiền định chuẩn ngay tức khắc.
- Cần kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả rõ rệt, không nên cách ngày hoặc bỏ dở giữa chừng, đặc biệt cần thiền đủ thời gian trong mỗi lần ngồi để phương pháp đạt hiệu quả tốt.
- Khi không gian đã yên tĩnh, thoải mái nhưng bạn vẫn khó tập trung và bị mất tập trung thì có thể thử phương pháp Mix với một bản nhạc nhẹ không thời, tiếng mưa rơi,… hoặc trong một không gian ngoài trời có cảnh đẹp. Ngoài ra, cơ thể sẽ dễ rơi vào trạng thái thiền chuẩn nếu bạn thực hiện ngay sau khi tập Yoga (kéo dài từ khoảng 15 – 30 phút).
- Đối với bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, hãy kết hợp bài tập thiền với chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng các liệu pháp điều trị tâm lý, xoa bóp/bấm huyệt,… để đạt hiệu quả điều trị tốt. Đối với tình trạng bệnh nặng cần đến gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý để chẩn đoán, điều trị và có thể phải sử dụng thuốc.
- Liệu pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ được đánh giá là có những hiệu quả nhất định nếu áp dụng đúng cách, đồng thời mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải là một cách chữa mất ngủ triệt để mà chỉ là phương pháp điều trị phối hợp để tạo thói quen thư giãn, giảm căng thẳng, từ đó giúp dễ ngủ, ngủ ngon hơn.
Nếu bạn đang gặp tình trạng căng thẳng, lo âu dẫn đến khó ngủ ngon, ngủ sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm thì hãy thử áp dụng cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ theo hướng dẫn trên. Hy vọng phương pháp này sẽ giúp ích cho bạn để nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!