Nghiên cứu về hội chứng MẤT NGỦ HẬU COVID: Nguyên nhân và cách điều trị HIỆU QUẢ

Theo nghiên cứu tại 56 quốc gia, khoảng 70% người từng mắc Covid bị mất ngủ và 45% trong số đó vẫn phải đối mặt với tình trạng rối loạn giấc ngủ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây. 

Dấu hiệu nhận biết tình trạng mất ngủ hậu Covid

  • Khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, dễ bị tỉnh giấc giật mình giữa đêm, sau khi tỉnh khó ngủ lại giấc.
  • Thời gian ngủ trong ngày ngắn chỉ từ 3-4 tiếng.
  • Mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, hoa mắt, tâm trạng thay đổi thất thường và không muốn làm bất cứ việc gì vào ngày hôm sau.

Bình thường bạn ngủ khá ngon, dễ dàng đi vào giấc ngủ tuy nhiên kể từ ngày bị Covid, bạn thấy cơ thể mình mệt mỏi hơn, ngủ không ngon giấc, thường xuyên bị hụt hơi, trí nhớ cũng phần nào giảm thiểu lúc nhớ lúc quên,… Đó là những biểu hiện của hội chứng hậu covid. 

Tình trạng này có thể tự khỏi sau 1-2 tháng nhưng cũng có những trường hợp không thể cải thiện lại sức khỏe như lúc ban đầu. 

Mất ngủ hậu Covid
Đau đầu, choáng váng, khó ngủ, mệt mỏi… là dấu hiệu của hội chứng mất ngủ hậu Covid

Lý do nào dẫn tới rối loạn giấc ngủ hậu Covid

Theo báo cáo của Bộ Y tế, khoảng 40% người dân bị mất ngủ trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-19, trước đó tỉ lệ này là 24%. Nguyên nhân dẫn tới hội chứng rối loạn giấc ngủ hậu Covid rất đa dạng:

  • Virus SARS-CoV-2: Tác động trực tiếp của virus tới cơ thể người bệnh nhất là khi virus xâm nhập vào nhu mô não chứa nhiều tế bào thần kinh quan trọng. Bên cạnh đó, các tế bào miễn dịch – đại thực bào bị hoạt hoá gấp nhiều lần so với mức bình thường gây ra tình trạng thoái hoá tế bào thần kinh mạnh mẽ. 
  • Suy giảm chức năng tuần hoàn máu não: các tế bào nội mạc mạch máu bị rối loạn chức năng, cục máu đông hình thành.
  • Uống thuốc điều trị Covid kéo dài: Nhiều trường hợp tái nhiễm Covid phải điều trị kéo dài dẫn tới gây nghiện thuốc khiến tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng.
  • Căng thẳng, lo lắng: Thử nghĩ xem nếu mới khởi nghiệp, đầu tư làm ăn, lời lãi chưa thấy đâu mà dịch Covid đã bùng nổ, giãn cách xã hội, thất nghiệp, nợ nần… liệu bạn có ăn ngon ngủ kỹ. Những nỗi lo lắng này khiến người bệnh Covid thêm căng thẳng, mất ngủ để suy nghĩ.
  • Người mắc bệnh nền: Những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, COPD… tăng nguy cơ khó ngủ, mất ngủ.
  • Ảnh hưởng của thiết bị điện tử: Trong thời gian giãn cách xã hội người bệnh xem TV, sử dụng điện thoại, ipad, máy tính nhiều… ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử này có hại cho giấc ngủ khiến thần kinh người bệnh Covid căng thẳng hơn.
Xem điện thoại trước khi ngủ gây căng thẳng thần kinh, khó ngủ
Xem điện thoại trước khi ngủ gây căng thẳng thần kinh, khó ngủ

Mất ngủ hậu Covid ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Sức khỏe của bệnh nhân sau khi nhiễm Covid-19 vốn đã bị ảnh hưởng lại càng giảm sút khi mắc hội chứng mất ngủ. Một số vấn đề tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới cơ thể bệnh nhân như:

  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim: Khó ngủ, thức giấc nhiều lần, ngủ không đủ giấc khiến người từng nhiễm Covid cảm thấy choáng váng, ù tai, tê rần đầu chi, đau đầu. Đó là các dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp, kèm theo đó cơ tim co bóp mạnh hơn gây áp lực lên thành mạch máu để đẩy máu lưu thông trong cơ thể. Lâu dần cơ tim và thành mạch của người bị mất ngủ hậu Covid phải dày lên gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Theo các chuyên gia y tế, không ít, thiếu ngủ khiến các tế bào lympho và melatonin có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng giảm xuống. Điều đó khiến “hàng rào” miễn dịch suy yếu. 
  • Rối loạn chức năng chuyển hoá: Đại học Glasgow (Anh) công bố nghiên cứu trên 120.000 cho thấy những người mất ngủ tăng khoảng 2kg so với người ngủ đủ giấc. Mất ngủ hậu Covid dẫn tới các thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, rối loạn chức năng chuyển hóa gây béo phì. 
  • Tăng nguy cơ sinh non và mổ lấy thai ở thai phụ: Một nghiên cứu thực hiện từ năm 2007-2012 trên 2 triệu phụ nữ mang thai cho thấy cho thấy mất ngủ khiến thai phụ đối mặt với nguy cơ sinh non trước 34 tuần cao gấp đôi so với số còn lại. Bên cạnh đó, các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) cũng công bố con số thai phụ ngủ không quá 6 tiếng/đêm có nguy cơ mổ lấy thai cao gấp 4,5 thai phụ ngủ đủ 8 tiếng.
  • Rối loạn tinh thần, lo âu: Theo các chuyên gia y tế, mất ngủ hậu Covid phần nào có sự liên quan tới sự mất cân bằng serotonin – chất dẫn truyền thần kinh. Nồng độ serotonin trong não thấp khiến các hormone cân bằng cảm xúc bị ảnh hưởng gây ra lo âu, phiền muộn, căng thẳng kéo dài, trầm cảm. 
Mất ngủ hậu Covid khiến sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng
Mất ngủ hậu Covid khiến sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng

Phương pháp điều trị mất ngủ hậu Covid 

Mặc dù đã tiêm phòng vắc xin nhưng những người mắc Covid-19 vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Điều này phần nào làm trầm trọng thêm căn bệnh mất ngủ hậu Covid khi bệnh nhân liên tục phải tìm cách điều trị. 

Theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn (Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường), Covid-19 tác động đáng kể đến sức khỏe bệnh nhân vì vậy sau khi chữa khỏi Covid mỗi người cần dành thời gian hồi phục thể trạng. Nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ để “nạp đầy” năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, người bị mất ngủ có thể áp dụng những biện pháp sau đây.

Liệu pháp thay đổi tâm trạng, hành vi

  • Đi ngủ và thức giấc đúng giờ: Bạn hãy sắp xếp mọi công việc đảm bảo 22h tắt đèn đi ngủ và thức dậy vào 6h hôm sau. Cố gắng lặp lại thói quen này trong một thời gian để tạo nhịp sinh học cho cơ thể
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Trước khi ngủ 30 phút bạn hãy tắt TV, điện thoại, máy tính và không sử dụng trong bóng tối. 
  • Ngủ giấc ngắn: Chợp mắt khoảng 15-20 phút vào buổi trưa thay vì ngủ quá nhiều.
  • Tạo môi trường yên tĩnh: Đóng cửa, kéo rèm và lựa chọn đèn ngủ ánh sáng dịu nhẹ màu vàng và cài đặt mức nhiệt độ từ 16,7-20 độ C để sẵn sàng cho giấc ngủ ngon.
  • Tắm nước ấm: Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút bạn có thể thư giãn dưới làn nước ấm tạo cảm giác sảng khoái, giãn cơ.
  • Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối: Giấc ngủ của bạn sẽ không bị phá vỡ bởi cảm giác buồn đi vệ sinh nếu bạn uống ít nước hơn vào buổi tối.
  • Làm mới không gian ngủ: Thay ga, gối, đệm chất liệu cotton mềm mại, êm ái và thường xuyên vệ sinh phòng ngủ tạo cảm giác dễ chịu ngủ ngon hơn.
Thay ga gối, vệ sinh không gian ngủ để dễ ngủ hơn
Thay ga gối, vệ sinh không gian ngủ để dễ ngủ hơn
  • Ăn uống khoa học: Đa dạng thực phẩm, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tăng cường thực phẩm giàu vitamin, ăn nhiều rau củ quả. Tránh ăn quá no vào bữa tối, hạn chế thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ, không nên uống bia rượu, cà phê vào buổi chiều. 
  • Giữ cho tinh thần thoải mái: Thư giãn cơ thể và tinh thần bằng một số động tác giãn cơ nhẹ nhàng, hít thở sâu hoặc ngồi thiền rất tốt cho một giấc ngủ ngon. 

Vật lý trị liệu 

Nếu người mắc hội chứng mất ngủ hậu Covid đã áp dụng các biện pháp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhưng không đem lại hiệu quả nên đến các bác sĩ chuyên khoa. Vật lý trị liệu là một giải pháp từ điện trường cao áp, Ion tĩnh điện, từ trường xuyên sọ, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,… giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau đầu, khôi phục hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm u uất, mệt mỏi…  

Uống thuốc Tây

Thế mạnh của thuốc Tây là tác dụng nhanh, người bị mất ngủ hậu Covid sau khi  uống các loại thuốc an thần, hướng thần có thể ngủ một mạch đến sáng. Bên cạnh đó, việc bán thuốc ngủ tràn lan nên người bệnh tự ý mua và dùng thuốc vô tội vạ. 

Phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn điều trị mất ngủ bằng thuốc Tây tránh tác dụng phụ
Phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn điều trị mất ngủ bằng thuốc Tây tránh tác dụng phụ, nhờn thuốc

Theo khảo sát của Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, trong tổng số bệnh nhân tới khám hậu Covid có tới 20-25% người bị mất ngủ lâu ngày phải điều trị bằng thuốc. Việc điều trị phải tuân thủ phác đồ và chỉ dẫn của bác sĩ mới đem lại hiệu quả. Bản chất của thuốc an thần gây ức chế thần kinh, làm dịu hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, bệnh nhân uống thuốc quá liều kéo dài thường có biểu hiện thiếu tỉnh táo, đầu chi tê cóng, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, hoang tưởng, căng thẳng. Tình trạng trên kéo dài lại dẫn tới mất ngủ, người bệnh tiếp tục dùng thuốc nhiều hơn, lệ thuộc vào thuốc, sức khỏe suy kiệt. 

Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn cảnh báo: “Người bị mất ngủ hậu Covid tự ý dùng thuốc mà không có sự kê đơn, theo dõi của bác sĩ khiến bệnh ngày càng trầm trọng và gây khó khăn trong điều trị. Tình trạng mất ngủ của mỗi bệnh nhân khác nhau nên không thể dùng đơn thuốc của người này cho người khác. Do đó, người bệnh hãy uống đúng thuốc, đủ liều và thăm khám lại để bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp”.

Đông y trị mất ngủ hậu Covid

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể mặc dù đã chữa khỏi nhưng để lại hàng loạt vấn đề về sức khỏe. Không chỉ mất ngủ mà người bệnh còn bị hụt hơi, ho, đau đầu, khó thở, đau cơ, phát ban… Đối với một cơ thể yếu ớt như vậy, quá trình điều trị mất ngủ không hề đơn giản, phải chú trọng loại bỏ căn nguyên gây bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, thúc đẩy tuần hoàn máu. Đây cũng chính là nguyên tắc trị mất ngủ trong Đông y.

Theo ghi chép trong sách YHCT, mất ngủ do ngũ tạng bị tổn thương gồm thận, tâm, tỳ, can, phế. Bên cạnh đó, tinh huyết trong cơ thể sụt giảm, tà khí nhiễu động ảnh hưởng đến sức khỏe xâm nhập từ bên ngoài. Với bí quyết gia truyền hơn 150 năm chữa mất ngủ của dòng họ Đỗ Minh, rất nhiều người bệnh bị mất ngủ hậu Covid đã tìm lại giấc ngủ ngon đúng nghĩa.

Nguồn gốc ra đời liệu trình trị mất ngủ Đỗ Minh

Trong cuốn bí tịch dòng họ Đỗ Minh có ghi lại những tháng ngày lương y Đỗ Minh Mon về quê ở ẩn bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Tiếng lành đồn xa, người đến khám ngày càng đông. Với những bài thuốc từ các loại thảo dược nước Nam, lương y đã cứu chữa rất nhiều người. 

Trong quá trình điều trị, lương y dành tâm huyết ngày đêm nghiên cứu cách chữa chứng mất ngủ đến nỗi bản thân đã bị mắc chứng bệnh này. Với cái tâm của người thầy thuốc, lương y Đỗ Minh Mon lấy chính bản thân mình ra để thử thuốc. Mọi nỗ lực của lương y đều được đền đáp, sau khi sử dụng thang thuốc được bào chế từ hơn 30 loại thảo dược chỉ sau khoảng 10 ngày lương y đã cảm thấy dễ ngủ, ngủ lâu hơn. 

Lương y Đỗ Minh Mon tiếp tục hoàn thiện liệu trình chữa mất ngủ phù hợp với nhiều đối tượng và ghi chép lại công thức cho truyền nhân đời sau. Trải qua hơn 150 năm lưu truyền, liệu trình chữa mất ngủ Đỗ Minh nổi tiếng với hàng ngàn bệnh nhân chữa trị hiệu quả.

Hiệu quả của Mất ngủ Đỗ Minh

Công dụng bền vững từ LỤC DƯỢC DƯỠNG TÂM “khắc tinh” trị chứng mất ngủ

Các truyền nhân dòng họ Đỗ Minh đều lấy quan điểm nam dược trị nam nhân làm cốt lõi trong phối chế các loại thảo dược. Vì vậy, hơn 30 thảo dược quý của phác đồ trị mất ngủ Đỗ Minh hoàn toàn mọc trong nước. Nhiều vị thuốc chỉ xuất hiện ở các vùng núi cao hiểm trở cũng được các lương y cất công tìm kiếm. Nổi bật nhất trong bảng thành phần thuốc là lục dược dưỡng tâm.

Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn cho biết: LỤC DƯỢC DƯỠNG TÂM là 6 vị thuốc quan trọng nhất, phát huy khả năng trị bệnh mạnh mẽ nhất trong liệu trình điều trị mất ngủ Đỗ Minh. Bằng việc phối chế cân chỉnh theo tỷ lệ gia truyền, dược lực của các vị thuốc được tối ưu hoàn hảo. Sau khi sử dụng, các vị thuốc từ từ ngấm dần vào cơ thể bệnh nhân bị mất ngủ hậu Covid, từng bước giải quyết nguồn gốc gây bệnh”.

Ngoài ra, một vị THUỐC DẪN gia truyền đặc biệt được sử dụng giúp các thảo dược phối hợp với nhau hiệu quả. Nhờ vậy, dược tính của các vị thuốc được đẩy mạnh hơn, cải thiện tình trạng mất ngủ lâu năm. 

Lục dược dưỡng tâm trong Mất ngủ Đỗ Minh

Sự kết hợp hoàn hảo 3 bài thuốc trong 1 liệu trình

Trong suốt quãng thời gian hơn 150 năm áp dụng liệu trình trị mất ngủ Đỗ Minh, các lương y đều cố gắng tối ưu khả năng chữa bệnh cho mọi đối tượng. Vì vậy, toàn bộ liệu trình là sự kết hợp TUYỆT HẢO từ 3 bài thuốc nhỏ:

  • Dưỡng tâm an thần trị rối loạn lo âu
  • Dưỡng tâm an thần trị mất ngủ
  • Cao bổ thận

Thực tế cho thấy, thể trạng cơ thể của mỗi bệnh nhân mất ngủ rất khác nhau, có người chỉ khó ngủ, có người ngủ được 3-4 tiếng mỗi đêm, có người mất ngủ triền miên, cũng có người mất ngủ ít nhưng cơ thể rất yếu, nhiều người vừa mất ngủ vừa mắc bệnh khác… Vì vậy, qua quá trình thăm khám, bác sĩ nhận được tình trạng mất ngủ của bệnh nhân, kê đơn kết hợp 1-2 bài thuốc hoặc cả 3 bài thuốc nhỏ và gia giảm thảo dược phù hợp. 

3 bài thuốc nhỏ trong Mất ngủ Đỗ Minh

Liệu trình trị mất ngủ hậu Covid rõ ràng

Theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, điều quan trọng nhất trong thời gian điều trị mất ngủ hậu Covid là người bệnh kiên trì không thể “dục tốc bất đạt”. Tác dụng của thuốc nam chậm mà chắc, thấm dần, thấm sâu vào cơ thể. Liệu trình trị mất ngủ Đỗ Minh có lộ trình rõ ràng theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn tấn công: Sau 10-15 ngày dùng thuốc, tinh thần người bệnh ổn định hơn, dễ đi vào giấc ngủ, ít bị giật mình giữa đêm.
  • Giai đoạn điều trị: Sau 1-2 tháng dùng thuốc, các triệu chứng mất ngủ đầy lùi gần 90%, người bệnh có cơn buồn ngủ tự nhiên, ngủ giấc dài, tỉnh giấc dễ ngủ lại.
  • Giai đoạn duy trì: Người bệnh tìm lại giấc ngủ xuyên đêm, ngủ sâu giấc, cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng nhẹ nhõm thoải mái. 

Mất ngủ Đỗ Minh xóa bỏ lo âu cho người mất ngủ hậu Covid

Thành phần dược liệu lành tính trong phác đồ trị mất ngủ Đỗ Minh giúp cải thiện, nâng cao chất lượng giấc ngủ CHUYÊN SÂU

  • Điều trị triệu chứng: Người bị mất ngủ hậu Covid sẽ chia tay với những triệu chứng khó ngủ, trằn trọc mãi không vào giấc, thức giấc sớm không ngủ lại được. 
  • Loại bỏ nguồn gốc gây bệnh: Đả thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu, dưỡng não, bổ âm, hỗ trợ loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, tăng cường chức năng gan thận, duy trì hệ miễn dịch ổn định.
  • Ngăn ngừa tái phát: Nâng cao thể trạng người bệnh, ổn định cảm xúc, tinh thần, tăng cường sức đề kháng giúp người bệnh ngủ ngon, ngủ đủ giấc, thoải mái, phấn chấn.

Tác dụng của phác đồ trị Mất ngủ Đỗ Minh

Mất ngủ hậu Covid nếu chủ quan không điều trị sớm là nguyên nhân khiến sức khỏe người bệnh ngày càng tồi tệ. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẵn sàng tư vấn, khám bệnh hoàn toàn MIỄN PHÍ cho tất cả bệnh nhân. Nhà thuốc cam kết không tăng giá thuốc, khám bệnh không lấy thuốc không lấy tiền.

4.8/5 - (6 votes)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua