Chuyên Gia Cảnh Báo Tỷ Lệ Bệnh Nhân Bị Rối Loạn Giấc Ngủ Gia Tăng Sau Khi Mắc COVID-19
Nếu như trước đại dịch covid, một phòng khám chuyên khoa tâm thần tiếp nhận từ 30 – 50 bệnh nhân/ngày thì sau đại dịch covid, con số này đang tăng lên tới hàng trăm lượt bệnh nhân thăm khám mỗi ngày. Điều này cho thấy tỷ lệ người bệnh mắc chứng rối loạn giấc ngủ đang gia tăng chóng mặt sau khi đại dịch covid 19 đi qua.
Tỷ lệ người bệnh rối loạn giấc ngủ gia tăng đáng kể hậu covid 19
Thời gian gần đây, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận nhiều người dân tới khám do gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ sau khi mắc COVID-19. Số lượng bệnh nhân lên tới hàng trăm người thăm khám mỗi ngày, trong đó có tới gần 80% là mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ.
Theo Viện phó Viện Sức khỏe tâm thần, BS Nguyễn Văn Dũng, trước đại dịch covid, bệnh viện tiếp nhận trung bình 800 – 1.100 bệnh nhân thăm khám thì hiện nay, có ngày Viện Sức khỏe tâm thần BV Bạch Mai tiếp nhận tới 8.000 lượt bệnh nhân thăm khám. Số lượng người dân tới các khoa thăm khám cũng tăng lên hơn 100% so với trước đây. Đa số là các bệnh nhân bị tổn thương giấc ngủ, tổn thương tâm lý.
Ngày 30/4/2022, bệnh nhân N.T.Q đến Viện Sức khỏe tâm thần thăm khám do gặp chứng lo lắng, mất ngủ sau khi mắc phải covid 19. Theo như chia sẻ từ chị Q (46 tuổi, Thanh Hóa), chị khỏi covid được khoảng 1,5 tháng thì bắt đầu gặp tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ. Có những ngày, dù đi ngủ lúc 22h nhưng phải rất lâu sau đó chị mới ngủ được và thức dậy từ sớm. Trung bình, chị Q chỉ ngủ được khoảng 3 tiếng mỗi đêm. Điều này khiến chị Q bị mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc.
Theo như chị Q chia sẻ, tần suất chị gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn ngày càng nhiều, có những đêm chị thức dậy 3 – 4 lần và phải mất 20-30 phút mới có thể ngủ lại được. Không ít ngày, chị Q phải thức trắng đêm. Vì mất ngủ dài ngày khiến chị Q gặp nhiều biểu hiện khác như hồi hộp đánh trống ngực, lo lắng, run tay chân, người mệt mỏi, thường xuyên vã mồ hôi, ù tai, choáng váng, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng…
Theo BS Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, Viện Sức khỏe tâm thần, bệnh nhân Q sau khi thăm khám đã được bác sĩ chỉ định điều trị bằng hóa dược, kết hợp với các biện pháp nâng cao thể trạng. Chỉ sau đó 3 ngày, chị Q đã ngủ được tốt hơn, các biểu hiện rối loạn giấc ngủ giảm dần. Sau khoảng 1 tuần điều trị, bệnh nhân Q đã cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ, tỉnh táo hơn, giảm bớt cảm giác hồi hộp, lo âu, căng thẳng. Trung bình, chị Q có thể ngủ được từ 8-9 tiếng/ngày và ngủ sâu giấc, liền giấc cho tới sáng.
Không riêng gì chị Q, hàng nghìn người khác cũng gặp phải những tình trạng tương tự và cần chăm sóc về y tế, sử dụng các loại thuốc điều trị, sản phẩm hỗ trợ mới có thể ngủ tốt hơn.
Xem thêm: Mất ngủ hậu covid-19: Nguyên nhân và Cách khắc phục hiệu quả
Không tự ý sử dụng các loại thuốc bổ khi chưa hỏi ý kiến chuyên gia
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng cho biết, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể gặp phải ở bất kỳ ai chứ không riêng với bệnh nhân tâm thần. Khi các triệu chứng này gặp phải thường xuyên, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống thì được xem là rối loạn giấc ngủ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có đến hơn 200 triệu chứng khác nhau của hậu covid-19. Trong đó, vấn đề rối loạn giấc ngủ, sức khỏe tâm thần gặp phải khá phổ biến. Không ít trường hợp người bệnh gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng, xuất hiện tình trạng ảo tưởng, suy giảm trí nhớ hay thậm chí là ảo giác, hoang tưởng.
Mất ngủ là một trong số triệu chứng phổ biến thường gặp ở thời kỳ hậu covid-19. Cơ chế gây ra tình trạng này do hiện tượng viêm thần kinh, được xác định bởi các phản ứng tăng các chất trung gian như chemokine, cytokine, protein và phản ứng tăng chất trung gian viêm có nguồn gốc miễn dịch như cyclooxigenase 2. Bên cạnh đó, viêm thần kinh còn được xác định bởi sự gián đoạn của hàng rào máu não. Khi các cytokine tăng lên sẽ làm phá vỡ hàng rào máu não, từ đó dẫn tới tổn thương viêm hệ thống thần kinh trung ương. Khi khả năng dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng sẽ gây ra các triệu chứng của bệnh mất ngủ.
Có thể nói, giaacsn gủ và nhiễm covid-19 có mối liên quan hai chiều. Ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng giúp điều chỉnh khả năng miễn dịch của tế bào và dịch thể. Khi bị thiếu ngủ, quá trình này bị ảnh hưởng, phản ứng miễn dịch của cơ thể suy giảm, từ đó làm trầm trọng hơn các triệu chứng của covid-19.
Cũng theo BS Dũng, khi mắc phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập khoa học, uống đủ nước, cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin và calo hàng ngày. Người bệnh cũng nên tạo dựng không gian sống và ngủ thoáng mát, sạch sẽ và thoải mái, không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Nên ngủ trong không gian phù hợp, tránh tiếng ồn lớn. Không nên sử dụng chất kích thích như rượu, cà phê hay luyện tập thể dục cường độ cao trước khi ngủ.
Để dễ đi vào giấc ngủ hơn, người bệnh có thể ngâm chân bằng nước ấm với một số loại dược liệu, tinh dầu, tập luyện các bài tập thể dục/yoga nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc bổ, thuốc điều trị khi chưa thăm khám cùng bác sĩ để tránh gặp phải những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Khi đang trong trạng thái mệt mỏi, việc tự ý sử dụng các loại thuốc tuần hoàn để nâng cao sức khỏe có thể dẫn tới tình trạng khó ngủ, làm tăng sự tỉnh táo khiến bệnh mất ngủ nghiêm trọng hơn.
Nguồn: VietnamPlus
Tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!