Mất Ngủ Thường Xuyên: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của mỗi người. Mất ngử thường xuyên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hại. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phục chứng mất ngủ hiệu quả. 

Nguyên nhân nào gây mất ngủ?

Mất ngủ thường xuyên là chứng rối loạn giấc ngủ, bao gồm các dạng như không sâu, khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay giật mình, thức dậy sớm, khó ngủ trở lại và cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Tình trạng mất ngủ về đêm lặp đi lặp lại trong thời gian dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc ban ngày.

Mất ngủ thường xuyên có thể do quá căng thẳng, thói quen xấu hoặc ăn quá nhiều vào bữa tối
Mất ngủ thường xuyên có thể do quá căng thẳng, thói quen xấu hoặc ăn quá nhiều vào bữa tối

Có thể chia tình trạng mất ngủ làm 2 dạng thức chính gồm: mất ngủ cấp tính (mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá 1 tháng) và mất ngủ mạn tính (mất ngủ lặp lại nhiều lần, kéo dài từ 1 tháng trở nên). Mất ngủ thường xuyên do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là:

  • Quá căng thẳng: Những áp lực từ cuộc sống bao gồm tài chính, công việc, sức khỏe…khiến tâm trí hoạt động nhiều vào buổi tối, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thói quen xấu: Người ngủ trưa quá nhiều, giờ ngủ không điều độ hoặc sử dụng thiết bị điện trước khi ngủ…đều là nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
  • Ăn quá nhiều vào bữa tối: Việc ăn quá nhiều vào bữa tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, ợ nóng, trào ngược dạ dày…gây khó chịu và không thể đi vào giấc ngủ.
  • Sử dụng nhiều caffeine: Hệ tiêu hóa cần một khoảng thời gian (45 phút – 1 giờ đồng hồ) để tiêu thụ hết một lượng caffeine nhất định và phải mất vài giờ mới đào thải ra khỏi cơ thể. Vì thế, nếu sử dụng quá nhiều caffeine sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái kích thích và thường xuyên mất ngủ.
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần: Người mắc chứng rối loạn lo âu, rối loạn sau sang chấn cũng thường xuyên bị mất ngủ. Điển hình cho rối loạn sức khỏe tâm thần bao gồm stress, trầm cảm…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc Tây như thuốc dị ứng, thuốc giảm đau…có thể gây rối loạn giấc ngủ.
  • Bệnh lý mạn tính: Người mắc bệnh viêm khớp, trào ngược dà dày, viêm loét dạ dày…thường xuyên cảm thấy khó chịu vào ban đêm nên giấc ngủ không ngon.
  • Tuổi tác: Tuổi càng lớn thì thời gian ngủ càng ít. Người già thường khó ngủ, dễ tỉnh giấc vào ban đêm hơn so với người trẻ tuổi.

Một số triệu chứng thường thấy của mất ngủ

Các triệu chứng của mất ngủ thường xuyên rất dễ nhận thấy, bao gồm:

  • Khó ngủ vào ban đêm.
  • Thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm.
  • Luôn có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
  • Thường xuyên lo lắng những vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
  • Sau một đêm ngủ không cảm thấy thư giãn, thay vào đó là tình trạng uể oải.
  • Người mất ngủ thường thay đổi tâm trạng thất thường, hay cáu gắt, lo âu.

Theo các bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ kéo dài khiến bạn khó hoạt động vào ban ngày thì nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị.

Xem thêm

Các triệu chứng của mất ngủ bao gồm khó ngủ, thường xuyên tình giấc
Các triệu chứng của mất ngủ bao gồm khó ngủ, thường xuyên tình giấc

Người bị mất ngủ kéo dài đối mặt với nguy cơ nào?

Giấc ngủ ngon sẽ giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, loại bỏ căng thẳng và tăng cường trí nhớ. Vì thế, mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể đối mặt với nhiều hệ lụy:

  • Mất tập trung trong học tập, công việc: Tình trạng mất ngủ thường xuyên khiến bạn làm gì cũng chậm và khó khăn hơn, khả năng ghi nhớ kém hơn.
  • Dễ tăng cân: Khi bị mất ngủ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, các cơ quan không đảm nhiệm hết chức năng vốn có nên lượng calo không được tiêu hao, dẫn đến tích tụ mỡ thừa. Hơn nữa, người hay bị mất ngủ còn có cảm giác thèm ăn đêm, nhất là các món giàu mỡ và calo, từ đó dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát.
  • Các vấn đề tim mạch: Thường xuyên mất ngủ khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu bị co lại, tăng huyết áp. Điều này tạo áp lực cho hệ tim mạch và ảnh hưởng đến chức năng của tim.
  • Ảnh hưởng xấu đến da: Người bị mất ngủ không thể sản sinh ra hormon sinh trưởng. Thay vào đó là hormone căng thẳng cortisol dễ làm phá vỡ collagen trong cơ thể. Loại hormone này làm cho da dễ bị viêm nhiễm, nổi mụn và xuất hiện nếp nhăn. Hơn nữa, mất ngủ kéo dài còn ảnh hưởng không tốt đến chức năng bảo vệ tự nhiên của da, khiến da trở nên khô.
  • Tâm lý bị rối loạn: Việc mất ngủ kéo dài có thể khiến não dễ bị phản ứng tiêu cực. Từ đó dẫn dến mệt mỏi, cáu gắt…tự kỷ hoặc trầm cảm.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư: Một nghiên cứu ở Anh chỉ ra rằng, phụ nữ ngủ đêm ít hơn 6 tiếng có nguy cơ phát triển ung thư vú. Trong khi đó, nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ) cho thấy, người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết.
Mất ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng sinh hoạt
Mất ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng sinh hoạt

Biện pháp cải thiện, điều trị chứng mất ngủ thường xuyên

Với gần 20 năm hành nghề, khám chữa cho nhiều bệnh nhân khác nhau, giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường – bác sĩ Đỗ Minh Tuấn cho biết, hiện nay do áp lực cuộc sống, công việc và học tập, nhiều người trẻ tuổi cũng mắc chứng mất ngủ. Cũng theo bác sĩ Đỗ Minh Đường, để có được một giấc ngủ ngon phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ đó có nhiều cách chữa trị khác nhau, cụ thể:

Một số biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà

Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ thường xuyên không dùng thuốc có thể áp dụng:

  • Thay đổi môi trường ngủ: Một căn phòng không quá lạnh, không quá nóng sẽ giúp bạn thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Trong phòng ngủ cũng cần đảm bảo không quá sáng, đủ tối và không có tiếng ồn.
  • Xây dựng và duy trì lịch sinh hoạt khoa học: Hãy đặt ra quy tắc cho bản thân, từ khoảng 22h – 22h30 là thời gian bắt buộc phải vào giường ngủ, tắt mọi thiết bị điện thoại, máy tính…Thói quen được duy trì hàng ngày sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vào buổi trưa, không nên ngủ quá nhiều, có thể rút ngắn còn 15 – 20 phút.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần mang đến giấc ngủ ngon. Có thể bổ sung cho thực đơn hàng ngày các thực phẩm có khả năng cải thiện giấc ngủ như hạt sen, các loại hạt và ngũ cốc, sữa chua…
  • Loại bỏ thói quen xấu: Cần loại bỏ các thói quen xấu là nguyên nhân gây mất ngủ như uống nhiều cà phê, ăn quá nhiều chất béo, thường xuyên thức khuya…
  • Tập thể thao: Vận động có vai trò quan trọng với cuộc sống hàng ngày của con người. Một chế độ tập thể thao hợp lý vừa giúp cân bằng cơ thể, vừa cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả.
Tập thể thao giúp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả
Tập thể thao giúp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả

Cải thiện chứng mất ngủ bằng Y học cổ truyền

Nếu duy trì các thói quen lành mạnh mà vẫn chưa thể ngủ ngon được, bạn cần gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc Đông y giúp dưỡng tâm, an thần nhằm cải thiện giấc ngủ. Trong đó, nổi tiếng hơn cả là bài thuốc chữa mất ngủ của Đỗ Minh Đường trải qua quá trình nghiên cứu và tối ưu dài hơn 150 năm.

Bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được giới chuyên gia và nhiều bệnh nhân mất ngủ kinh niên đánh giá cao. Bài thuốc có sự kết hợp 3 trong 1 của 3 thang thuốc nhỏ tác động sâu vào nguyên nhân mất ngủ giúp giải quyết căn nguyên gây bệnh từ gốc. Đáng chú ý, bài thuốc được phối chế theo công thức bí truyền 150 năm. Mỗi đời truyền nhân lại cải tiến để đạt công dụng điều trị tốt nhất.

 

Bài thuốc chữa mất ngủ của Đỗ Minh Đường được đánh giá cao bởi tính hiệu quả
Bài thuốc chữa mất ngủ của Đỗ Minh Đường được đánh giá cao bởi tính hiệu quả

Trên đây là các thông tin cơ bản về chứng mất ngủ thường xuyên cũng như cách cải thiện hiệu quả. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về chứng mất ngủ và có cách phòng tránh tốt nhất.

5/5 - (4 votes)

Tham khảo

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua