Mất Ngủ Về Đêm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Mất ngủ về đêm là một vấn đề không còn xa lạ với nhiều người hiện nay. Tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy vào nửa đêm và không thể ngủ lại kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như cuộc sống.

Tình trạng mất ngủ về đêm là gì? Triệu chứng ra sao?

Giấc ngủ giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Các nghiên cứu chỉ ra người trưởng thành cần ngủ tối thiểu 7 – 8 tiếng mỗi ngày để duy trì các hoạt động bình thường. Bên cạnh thời gian ngủ, cần đảm bảo giấc ngủ đủ sâu thì mới có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể sau khi thức dậy.

Mất ngủ về đêm là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay
Mất ngủ về đêm là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay

Mất ngủ về đêm là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ trằn trọc, không sâu giấc vào buổi tối dẫn tới chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay tình trạng mất ngủ ngày càng phổ biến.

Một số triệu chứng tiêu biểu của chứng mất ngủ bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc nhiều giờ mới ngủ được. 
  • Ngủ không sâu giấc, thường thức giấc nửa đêm và khó ngủ trở lại. 
  • Mệt mỏi và gà gật vào ban ngày, cơ thể thiếu sức sống, dễ nóng giận, cáu gắt.
  • Mất tập trung và suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất làm việc. 

Các triệu chứng của tình trạng mất ngủ rất dễ nhận ra do tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh dù chỉ mới bắt đầu diễn ra vài ngày.  Ngoài ra, người bị mất ngủ kéo dài còn có dễ dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn như tim mạch, tiểu đường, trầm cảm, rối loạn lo âu,…

3 nguyên nhân chính gây mất ngủ về đêm

Mất ngủ vào ban đêm có thể có nhiều nguyên nhân. Theo nghiên cứu và thống kê, một số lý do chính được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm: 

Tuổi tác

Chứng mất ngủ về đêm thường gặp ở người cao tuổi, nhất là những người trên 60 tuổi. Khi độ tuổi càng cao thì khả năng tiết hormone tăng trưởng HGH của cơ thể càng bị hạn chế. Điều này sẽ dẫn tới chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi trở nên kém hơn và gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài. 

Bên cạnh đó, các hormone giúp thiết lập giấc ngủ ngon được tiết ra nhiều nhất vào khoảng 10 giờ trong điều kiện ngủ sâu. Nếu lượng hormone tiết ra được đảm bảo mức tiêu chuẩn sẽ khiến giấc ngủ trở nên nông hơn. Điều này trở thành một vòng luẩn quẩn, khó ngủ, ngủ muộn ở người cao tuổi lại khiến tình trạng mất ngủ vào ban đêm trở nên trầm trọng hơn. 

Người cao tuổi thường có xu hướng mất ngủ nghiêm trọng
Người cao tuổi thường có xu hướng mất ngủ nghiêm trọng

Ngoài ra, khi tuổi tác càng cao thì các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và não bộ cũng bị lão hóa đi đáng kể. Vì vậy, khả năng hoạt động và sản xuất các hormone điều hòa chu kỳ giấc ngủ ban đêm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Căng thẳng, stress lâu ngày

Căng thẳng từ, công việc, học tập, gia đình hay xã hội cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị mất ngủ về đêm. Khi căng thẳng kéo dài sẽ khiến não bộ hoạt động liên tục, thần kinh trung ương không thể nghỉ ngơi dẫn tới giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Chính các triệu chứng lo âu, khó tập trung do stress lâu ngày sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên lo nghĩ về đêm, khó đi vào giấc ngủ hoặc xuất hiện ác mộng thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn vào ban đêm bao gồm: 

  • Thức khuya thường xuyên.
  • Sử dụng thiết bị điện tử nhiều trước khi đi ngủ.
  • Tập thể dục quá mức gần với thời gian ngủ.
  • Uống rượu, cà phê và trà mạnh vào buổi chiều tối.
  • Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.
  • Không gian ngủ quá ồn ào hoặc quá sáng, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không sạch sẽ,…

Ảnh hưởng đến sức khỏe của việc mất ngủ về đêm kéo dài

Mất ngủ về đêm có thể là triệu chứng của xuất huyết não, trầm cảm, rối loạn lo âu,… Bên cạnh đó, việc mất ngủ kéo dài còn có thể dẫn tới nhiều căn bệnh mãn tính như tiểu đêm, tiểu đường, các căn bệnh khớp, dạ dày và đường hô hấp,… Chính vì vậy, khi bị mất ngủ trong một thời gian mà không rõ nguyên nhân, bạn cần tới bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Bên cạnh đó, giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và tinh thần của một người. Do đó, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và không được khắc phục sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, ngoại hình và tâm lý người bệnh như: 

  • Giảm khả năng tập trung, trí nhớ kém: Các chuyên gia cũng cho biết, thiếu ngủ vào ban đêm sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ, dẫn tới hay quên và nhầm lẫn của người bệnh. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến mất tập trung và phản ứng tiêu cực với những điều xung quanh. 
  • Giảm hiệu suất làm việc: Khi cơ thể bạn mệt mỏi, khó tập trung và hay quên thì công việc của bạn cũng sẽ bị giảm hiệu suất nghiêm trọng. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn để hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất học tập, làm việc và cuộc sống hàng ngày.
  • Thay đổi tâm trạng: Những người bị mất ngủ kéo dài thường khó kiểm soát cảm xúc của mình, thường xuyên cáu gắt và nổi cáu với những người xung quanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân mà còn làm xấu đi tình trạng các mối quan hệ trong cuộc sống.
  • Tăng cân: Không thể ngủ sâu vào ban đêm sẽ gây ra tình trạng buồn ngủ, gật gà liên tục trong ngày, dẫn tới hệ tiêu hóa không kịp tiêu hóa thức ăn, gây tích trữ chất béo, tăng cảm giác thèm ăn. Vì vậy, nhiều người bệnh mất ngủ bị thay đổi cân nặng nhanh chóng và gặp nguy cơ cao béo phì, mỡ máu, tiểu đường,…
Mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần
Mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần
  • Lão hóa: Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sản sinh collagen trong cơ thể, gây ra lão hóa da, tóc, xuất hiện nhiều nếp nhăn, mụn, nám, sạm,…
  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ làm tăng mật độ gốc tự do trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ tạo ra các mảng và cục máu đông cớ thể gây ra tình trạng đột quỵ. 
  • Gặp vấn đề về tim mạch: Các chuyên gia nói rằng trong khi ngủ, tuần hoàn và hô hấp sẽ chậm lại để giúp cơ thể tự phục hồi các tổn thương. Vì vậy, khi cơ thể ngủ không ngon giấc, tim sẽ hoạt động liên tục, dễ dẫn tới các vấn đề về huyết áp và bệnh về tim. 
  • Tăng nguy cơ ung thư: Thiếu ngủ vào ban đêm có thể làm hỏng DNA và khả năng tự chữa lành của cơ thể từ đó làm tăng nguy cơ ung thư. 
  • Gặp vấn đề về thần kinh: Khi giấc ngủ không được đảm bảo sẽ khiến người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng. Theo thời gian, điều này sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn tâm trạng, gặp các vấn đề về cảm xúc và hành vi,…

5 cách cải thiện, điều trị hiệu quả, an toàn cho tình trạng mất ngủ về đêm

Mất ngủ về đêm được ưu tiên cải thiện hoặc điều trị bằng các biện pháp không dùng thuốc để tránh tình trạng phụ thuộc thuốc cũng như những tác dụng phụ không mong muốn. Một số giải pháp được đưa ra đối với bệnh nhân mất ngủ kéo dài bao gồm:

1. Thay đổi lối sống sinh hoạt tốt cho giấc ngủ

Nên nghỉ ngơi một chút trước khi đi ngủ như một thói quen tốt, đặc biệt là đối với những người bị mất ngủ. Hãy loại bỏ những tác nhân dễ gây mất ngủ, thay vào đó bạn có thể đọc một cuốn sách hay nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể thêm tinh dầu hoặc nến thơm để xoa dịu tinh thần và giấc ngủ sẽ trở nên hoàn hảo hơn. 

Ngoài ra, bạn nên tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm trong ngày, đi ngủ trước 11 giờ đêm.  Thường xuyên tập thể dục, thể thao để có sức khỏe dẻo dai, không chỉ giúp tinh thần thoải mái và cải thiện tuần hoàn máu mà còn giúp bạn dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, cần tránh vận động quá sức trước khi đi ngủ để cơ thể được cân bằng, hệ cơ xương được thoải mái. 

Bên cạnh đó, hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để cơ thể dễ chịu hơn. Không nên ăn quá no vào ban đêm và không sử dụng các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại vào buổi tối để tránh căng thẳng cho mắt và não bộ.

Thay đổi lối sinh hoạt giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn
Thay đổi lối sinh hoạt giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn

Hơn nữa, bệnh nhân bị mất ngủ về đêm kéo dài đừng quên dọn dẹp không gian phòng ngủ được thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh với nhiệt độ và ánh sáng phù hợp để ngủ ngon hơn. 

2. Sử dụng thảo mộc tự nhiên hỗ trợ giấc ngủ

Một số loại thảo dược được cho là có công dụng hỗ trợ giấc ngủ, bổ gan như tâm sen, gừng, lạc tiên, hoa cúc,… Hơn nữa, các hoạt chất trong những loại thảo dược này rất dịu nhẹ, lành tính, ít gây tác dụng phụ và có lợi cho nhiều loại bệnh khác nhau. 

Chính vì vậy, bệnh nhân mất ngủ có thể dùng các nguyên liệu này để pha trà uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng túi hương, gối nằm nhồi thảo dược để giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

3. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là liệu pháp ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện trực tiếp giữa chuyên gia tâm lý với bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất ngủ và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ một cách tốt nhất có thể. Liệu pháp này còn hỗ trợ bệnh nhân giải tỏa các áp lực về tâm lý và giúp phát hiện những ảnh hưởng do mất ngủ kịp thời. 

Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ về đêm mà còn hỗ trợ điều trị hiệu quả những bệnh lý, vấn đề liên quan đến tâm thần, tâm sinh lý.

4. Điều trị mất ngủ về đêm bằng thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng thư giãn, thoải mái và giúp giảm các triệu chứng mất ngủ như: 

  • Thuốc an thần: Thường sử dụng cho bệnh nhân bị mất ngủ ngắn ngày và các triệu chứng bệnh nhẹ. Thuốc có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ gần như ngay lập tức.
  • Thuốc ngủ: Được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ nghiêm trọng và kéo dài. 
  • Thuốc kháng Histamin: Là loại thuốc chống dị ứng và gây buồn ngủ mạnh, thường được chỉ định cho những bệnh nhân mất ngủ do mẩn ngứa khi mắc các bệnh về da.
  • Thuốc an thần kinh mới: Sử dụng cho các trường hợp có biểu hiện mất ngủ do chán ăn tâm thần, trầm cảm, lo âu toàn thân,…
  • Thuốc chống trầm cảm: Là những loại thuốc phổ biến thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng. 
Chỉ được sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ khi có sự cho phép của bác sĩ
Chỉ được sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ khi có sự cho phép của bác sĩ

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên và các tình trạng khó ngủ khác cần lưu ý rằng các loại thuốc tây điều trị mất ngủ chỉ được sử dụng khi có chỉ định của chuyên gia y tế, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc để sử dụng.

Ngoài ra, mất ngủ có thể gây ra nhiều bệnh như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim,… Tùy thuộc vào từng loại bệnh và tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp để giảm mức độ bệnh, từ đó cải thiện các triệu chứng mất ngủ. 

5. Bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh giải quyết chứng mất ngủ về đêm từ gốc

Lương y Đỗ Minh Tuấn đến từ Đỗ Minh Đường – nhà thuốc Nam GIA TRUYỀN 5 ĐỜI uy tín hàng đầu Việt Nam cho biết:

“Theo quan niệm pháp trị của Y học cổ truyền, tình trạng mất ngủ về đêm thuộc chứng thất miên hay bất mị có căn nguyên chính gây ra đến từ can khí uất, thận âm hư, tâm tỳ suy nhược. Tình trạng bệnh lý này khiến bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, cáu gắt, rối loạn cảm xúc kết hợp tạng phủ suy yếu, mất cân bằng âm dương bên trong.

Khác với quan điểm điều trị của Tây y chỉ loại bỏ phần ngọn của bệnh, y học cổ truyền phương Đông sẽ tập trung giải quyết căn nguyên gốc của bệnh với pháp trị cụ thể là sơ can giải uất, bồi bổ phục hồi ngũ kết hợp dưỡng tâm an thần. Ngoài ra, bài thuốc Đông y cũng sẽ hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, mang lại tinh thần thoải mái cho bệnh nhân dễ dàng ngủ ngon hơn.”

Dựa trên pháp trị y học cổ truyền trên, các lương y tại Đỗ Minh Đường đã dành nhiều năm nghiên cứu, phát triển bài thuốc MẤT NGỦ ĐỖ MINH dựa trên cổ phương của dòng họ. Bài thuốc mang đến hiệu quả tích cực trong điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ kinh niên, mang lại giấc ngủ chất lượng cho hàng triệu bệnh nhân trên cả nước mà hoàn toàn không có tác dụng phụ.

3 bài thuốc làm nên MẤT NGỦ ĐỖ MINH
3 bài thuốc làm nên MẤT NGỦ ĐỖ MINH

Bài thuốc gồm 3 bài thuốc nhỏ để TỐNG TIỄN hoàn toàn chứng mất ngủ, khó ngủ về đêm, cụ thể gồm:

  • Dưỡng tâm hoàn trị mất ngủ: Có tác dụng kiểm soát nhanh chứng khó ngủ, mất ngủ, ngủ thiển giấc, đồng thời hỗ trợ trị bệnh tiền đình nhờ pháp trị chính là đẩy lùi tà khí, làm lành các tổn thương kết hợp kích thích hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ giảm hẳn cảm giác lo âu, trằn trọc về đêm để ngủ ngon, sâu giấc hơn.
  • Dưỡng tâm hoàn chữa rối loạn lo âu: Có tác dụng chính là trấn kinh, an thần, kiểm soát trạng thái hồi hộp, lo âu, điều chỉnh nhịp tim về bình thường để hạn chế chứng mất ngủ ban đêm.
  • Cao bổ thận: Dưỡng tâm an thần, nâng cao chính khí, cải thiện thể chất, điều hòa hoạt động các tạng phủ, bổ thận, cân bằng âm dương nội tiết để phòng ngừa chứng mất ngủ tái phát.

Trên đây là những thông tin về chứng mất ngủ về đêm và một số biện pháp điều trị cho tình trạng này. Khi có bất kỳ biểu hiện của bệnh, bạn không nên tự điều trị mà nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

5/5 - (1 vote)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua