Mất Ngủ Kinh Niên: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Mất ngủ kinh niên là một trong những chứng bệnh phổ biến của cuộc sống hiện đại. Việc mất ngủ liên tục nhiều đêm trong thời gian dài có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, chúng ta cần cảnh giác và có biện pháp điều trị kịp thời dối với tình trạng này. 

Mất ngủ kinh niên là bệnh gì? Triệu chứng ra sao?

Mất ngủ kinh niên là chứng bệnh không quá xa lạ. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều người chưa biết rõ về các triệu chứng của chúng để phòng và phát hiện bệnh kịp thời.

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì?

Mất ngủ kinh niên là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng mất ngủ kéo dài. Thông thường, nếu bị mất ngủ kéo dài từ 1 tháng trở lên thì khả năng cao bạn đang mắc chứng mất ngủ nhiều năm. Chứng bệnh này cũng được biết tới dưới tên gọi là mất ngủ mãn tính. Theo tỷ lệ thống kê, cứ 100 bệnh nhân bị mất ngủ thì hơn 50% trong số đó mắc chứng mất ngủ kéo dài.

Mất ngủ kinh niên là bệnh không của riêng ai
Mất ngủ kinh niên là bệnh không của riêng ai

Triệu chứng thường gặp của bệnh mất ngủ kinh niên

Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh mất ngủ lâu năm và chứng mất ngủ thông thường. Tuy đều là các dấu hiệu về việc rối loạn giấc ngủ, nhưng hai căn bệnh này lại có sự khác biệt với nhau.

Chứng bệnh mất ngủ kinh niên thường có các dấu hiệu nổi bật như:

  • Thường xuyên bị trằn trọc, có cố gắng cũng rất khó để đi vào giấc ngủ.
  • Giấc ngủ chập chờn, bệnh nhân không thể ngủ sâu giấc.
  • Thường xuyên thức giấc giữa đêm, mỗi giấc ngủ chỉ có thể dài 4-5 tiếng. Bệnh nhân cũng thường cảm thấy khó để có thể ngủ lại.
  • Dù là khi mới ngủ dậy cũng cảm thấy mệt mỏi. Tinh thần, tâm trạng uể oải, chán nản.
  • Ban ngày thường rơi vào trạng thái lờ đờ, phản ứng chậm, dễ cáu gắt.
  • Năng lực tập trung bị giảm sút rõ rệt theo thời gian.
  • Khả năng ghi nhớ giảm dần, đối với cả trí nhớ ngắn hạn lẫn trí nhớ dài hạn.

Vào thời kỳ đầu, rất ít bệnh nhân nhận ra dấu hiệu của bệnh mất ngủ kinh niên. Chỉ khi các dấu hiệu này xuất hiện trên 3 tuần, sức khỏe giảm sút rõ rệt, người bệnh mới bắt đầu đi khám. Chính vì thế, chúng ta cần tìm hiểu để phòng tránh và chữa trị chứng mất ngủ kéo dài từ sớm.

Nguyên nhân chính của chứng bệnh mất ngủ kinh niên

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kinh niên. Với mỗi độ tuổi và mỗi trường hợp cụ thể, các yếu tố khác nhau đều có khả năng gây ra chứng bệnh này. Do đó, chúng ta nên phân nhóm các loại tác nhân gây ra bệnh lý này để từ đó có cách chữa trị đúng đắn.

Nguyên nhân bên trong

Ai cũng biết rằng bệnh mất ngủ kinh niên là tác nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngược lại cũng có nhiều bệnh lý là tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến căn bệnh này.

  • Bệnh thần kinh, tâm thần: Theo nghiên cứu, các bệnh nhân có tiền sử mắc các chứng bệnh về tâm thần, tinh thần rối loạn có nguy cơ cao mắc bệnh mất ngủ kinh niên nhiều hơn người khác.
  • Các chứng bệnh về xương khớp: Một triệu chứng phổ biến của bệnh nhân mắc bệnh xương khớp là đau nhức. Các cơn đau này sẽ tăng dần mức độ về ban đêm. Đặc biệt, những người mắc chứng bệnh như loãng xương, thoái hóa cột sống,… sẽ thường xuyên bị mất ngủ về đêm. Tình trạng này kéo dài gây nên chứng mất ngủ kinh niên.
  • Bệnh lý về tim mạch và hô hấp: Những căn bệnh về tim mạch thường sẽ gây nên tình trạng khó thở. Có rất nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh như cao thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim hay hen suyễn cũng được ghi nhận thường xuyên gặp tình trạng thở dốc, khó thở, tức ngực,… Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và tiết niệu: Cũng như các bệnh lý khác, nhưng bệnh lý liên quan đến tiêu hóa và tiết niệu cũng có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Những triệu chứng tiêu biểu như là đau dạ dày, trào ngược hay đau buốt và đi tiểu nhiều lần về đêm khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Do đó, giấc ngủ sẽ không được liền mạch.

Xem thêm

Có nhiều bệnh lý dẫn đến chứng mất ngủ kinh niên
Có nhiều bệnh lý dẫn đến chứng mất ngủ kinh niên

Hiện nay có rất nhiều những bệnh nhân mắc chứng bệnh mất ngủ kinh niên xuất phát từ những nguyên nhân bên trong, cụ thể là các bệnh lý vừa được liệt kê ở trên. Do đó, bên cạnh việc chữa chứng mất ngủ, bạn cũng cần chữa trị song song đối với các bệnh lý đó bởi chỉ khi làm như vậy, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện nhanh hơn.

Nguyên nhân bên ngoài

Bên cạnh các yếu tố từ bệnh lý bên trong, có nhiều người gặp vấn đề về giấc ngủ do các yếu tố bên ngoài. Những yếu tố này thường đến từ môi trường sống và công việc là chủ yếu, cụ thể:

  • Chất lượng cuộc sống thấp: Khi chất lượng cuộc sống không được đảm bảo, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố tâm lý. Từ đó, người bệnh sẽ mắc phải chứng rối loạn hoặc mất ngủ kinh niên.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Đối với môi trường sống, đặc biệt là những môi trường sống bị ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn hoặc ô nhiễm không khí thì chất lượng giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
  • Ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, không điều độ: Chế độ ăn uống và dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc uống nhiều đồ nước có ga, chất kích thích thì việc ăn quá no và buổi tối cũng sẽ khiến bạn bị khó ngủ về đêm.
  • Thời gian biểu sinh hoạt thiếu nề nếp, hợp lý: Các thói quen hàng ngày cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hiện nay có khá nhiều nhân viên văn phòng mắc chứng mất ngủ kinh niên dù còn khá trẻ. Nguyên nhân là bởi chế độ sinh hoạt hàng ngày ít vận động khiến cơ thể trì trệ. Mặt khác, thói quen thức khuya cũng làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của bản thân. Lâu dần, chứng bệnh mất ngủ kinh niên sẽ hình thành và khó nhận ra trong thời gian đầu.
  • Căng thẳng, stress trong cuộc sống: Hiện nay, có khá nhiều người mắc chứng lo âu, căng thẳng do áp lực từ cuộc sống, hôn nhân, công việc. Tâm lý và tinh thần không thoải mái cũng là yếu tố khiến người bệnh thường xuyên phải suy nghĩ quá nhiều. Từ đó, bạn sẽ gặp phải tình trạng khó ngủ nếu vấn đề này thường xuyên xảy ra.

    Căng thẳng trong công việc cũng dẫn đến mất ngủ mãn tính
    Căng thẳng trong công việc cũng dẫn đến mất ngủ mãn tính

Những hệ lụy nghiêm trọng của bệnh mất ngủ kinh niên

Trong thời gian đầu khi mắc bệnh, triệu chứng mới chỉ dừng lại ở chứng mệt mỏi, uể oải. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân.

Đau đầu, suy giảm trí nhớ

Khi não bộ không được nghỉ ngơi đủ, việc hoạt động sẽ trở nên trì trệ. Những dấu hiệu đau đầu, đau nửa đầu, hay quên, đãng trí sẽ xuất hiện ngày một nhiều. ĐIều này khiến cho bạn làm việc kém hiệu quả rõ rệt.

Thừa cân, béo phì, ung thư vú

Khi rơi vào tình trạng mệt mỏi do mất ngủ, con người sẽ dễ bị căng thẳng và làm việc uể oải. Khi đó, lượng calories tiêu thụ ít đi, gây nên tình trạng thừa cân, béo phì và nhiều chứng bệnh khác.

Không những thế, những bệnh nhân nữ bị mất ngủ kinh niên cũng có khả năng bị ung thư vú. Nguyên nhân là bởi khi mất ngủ kéo dài, cơ thể nữ giới sẽ sản sinh ra hormone Melatonin liên tục. Điều này sẽ kích thích cho các tế bào ung thư vú phát triển. Do đó, bệnh nhân dễ mắc phải ung thư vú hoặc những bệnh liên quan.

Có khả năng bị đột quỵ do mất ngủ kinh niên

Việc mất ngủ về đêm kéo dài cũng làm tăng các nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch. Theo đó, nồng độ cholesterol trong máu cũng có thể bị tăng, từ đó kéo theo các nguy cơ bị đột quỵ.

Mất ngủ kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ
Mất ngủ kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ

Chất lượng cuộc sống giảm sút, dễ rơi vào tình trạng trầm cảm

Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi, chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày cũng vì thế mà kém hiệu quả. Lâu dần, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng ức chế, hay bị lo âu, dễ cáu gắt. Bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, lâu dần hình thành chứng trầm cảm.

Nếu tình trạng không được cải thiện, bệnh nhân còn có thể mắc các hội chứng tâm lý nguy hiểm khác nữa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của họ mà còn liên quan đến bạn bè, người thân, gia đình xung quanh.

Làm thế nào để điều trị bệnh mất ngủ kinh niên an toàn, hiệu quả?

Với tình trạng và nguyên nhân cụ thể gây nên chứng mất ngủ ở mỗi bệnh nhân, mỗi người sẽ cần những phương pháp điều trị khác nhau đối với bệnh mất ngủ kinh niên. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp phổ biến để tham khảo:

Thư giãn và điều trị tâm lý

Trong cuộc sống hiện đại, tỷ lệ người bị mất ngủ do các yếu tố tâm lý, áp lực ngày càng tăng. Nếu bệnh mất ngủ bắt nguồn từ nguyên nhân này, tốt nhất các bạn nên tìm đến các bác sĩ tâm lý thay vì vội dùng thuốc ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các cách thư giãn như sắp xếp thời gian dành cho sở thích của bản thân sau giờ làm việc. Điều này sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng và thoải mái hơn.

Thử tập các môn thể thao mới

Vận động có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Với chế độ hoạt động hợp lý, bạn có thể cân bằng cơ thể, rèn luyện vóc dáng cũng như chữa trị được chứng mất ngủ hiệu quả. Đầu tiên, bạn có thể bắt đầu với những môn thể thao quen thuộc. Cầu lông, bóng bàn, bơi lội, yoga… chính là những lựa chọn hợp lý và hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu một môn thể thao mới theo sở thích và sự tò mò của bạn thân. Đây là phương pháp có lợi đối với cả tâm trạng lẫn sức khỏe. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân mắc chứng mất ngủ được khuyến nghị sử dụng phương pháp này.

Yoga là một lựa chọn tốt để chữa mất ngủ kinh niên
Yoga là một lựa chọn tốt để chữa mất ngủ kinh niên

Châm cứu và bấm huyệt

Từ lâu, châm cứu và bấm huyệt là hai phương pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả từ Y học cổ truyền. Về cơ bản, quá trình châm cứu và bấm huyệt sẽ tác động vào các huyệt đạo và đả thông kinh mạch. Tác dụng chính của cả quá trình này chính là làm giảm căng thẳng, xoa dịu cơ thể, đẩy lùi các cơn đau. Nhờ đó, chất lượng giấc ngủ vào ban đêm sẽ được cải thiện đáng kể.

Thử áp dụng các chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn

Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, bạn cũng có thể tăng cường ăn một số những thực phẩm có khả năng cải thiện giấc ngủ như: Hạt sen, sữa chua, các loại hạt và ngũ cốc, …

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn rất quan trọng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn rất quan trọng

Loại bỏ các thói quen xấu làm bệnh mất ngủ kinh niên thêm nghiêm trọng

Có khá nhiều thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn cần phải dần loại bỏ những thói quen này càng sớm càng tốt. Một số thói quen được các bác sĩ liệt kê như nguyên nhân làm bệnh mất ngủ kinh niên xuất hiện và ngày một nghiêm trọng có thể kể đến như:

  • Uống nhiều cafe, đặc biệt là uống vào buổi chiều tối.
  • Hàm lượng thực phẩm ăn hàng ngày có quá nhiều chất béo hoặc thường xuyên ăn nhiều đồ cay.
  • Vận động với cường độ quá cao trong ngày. Bên cạnh đó,m nếu vận động quá ít cũng gây nên tình trạng uể oải và trì trệ cho cơ thể.
  • Thường xuyên thức khuya, sử dụng điện thoại và các loại đồ điện tử nhiều vào ban đêm.

Điều trị mất ngủ theo cơ sở Y học cổ truyền

Y học cổ truyền được xây dựng dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm được đúc rút từ nhiều đời. Do đó, các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y có tác dụng dưỡng tâm, an thần để cải thiện giấc ngủ. Trong đó, để trị mất ngủ kinh niên, các thành phần chủ yếu được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền thường sẽ là: Hà thủ ô đỏ, nhung hươu, nấm kim xanh, bá tử nhân,…

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, bạn có thể tìm đến các cơ sở uy tín như là các phác đồ điều trị của nhà thuốc Nam có 150 năm lịch sử – Đỗ Minh Đường để đảm bảo độ an toàn và tính hiệu quả của bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên. Hiện nay, bài thuốc Lục Dược Dưỡng Tâm đến từ nhà thuốc Đỗ Minh Đường được giới chuyên gia và hàng nghìn bệnh nhân mất ngủ kinh niên đánh giá cao về hiệu quả điều dưỡng cơ thể, tâm thần để mang lại giấc ngủ ngon cho mọi đối tượng.

Bài thuốc điều trị mất ngủ từ Đỗ Minh Đường mang lại hiệu quả cao
Bài thuốc điều trị mất ngủ từ Đỗ Minh Đường mang lại hiệu quả cao

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh mất ngủ kinh niên cũng như các cách cải thiện, điều trị phổ biến. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về chứng bệnh nguy hiểm này và có cách phòng tránh hiệu quả.

5/5 - (4 votes)

ĐỪNG BỎ LỠ:

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua