Bật Mí TOP 7 Loại Trà Trị Mất Ngủ Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Hiện nay, chứng mất ngủ là một tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và thường không dễ để điều trị. Một trong những sản phẩm hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ của chúng ta có thể kể đến là trà trị mất ngủ, được tham khảo sử dụng cho nhiều đối tượng và phục hồi sức khỏe hiệu quả.

Bật mí 7 loại trà uống chữa mất ngủ tốt nhất hiện nay

Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay giấc ngủ chập chờn thậm chí mất ngủ kinh niên sẽ khiến cơ thể luôn uể oải, lờ đờ, đặc biệt gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của công việc và cuộc sống thường ngày. Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn: Chứng bệnh này xuất phát do tình trạng tâm tỳ lưỡng hư, can khí uất kết, tỳ thận yếu. Từ đó, khiến tâm trí bị rối loạn, dẫn đến mất ngủ. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là phải củng cố lại chức năng của can, thận thì mới mong muốn định tâm – an thần và cho giấc ngủ ngon được”

Trà thường được biết đến là một thức uống giúp gìn giữ sự tỉnh táo để làm việc trong một khoảng thời gian dài bên cạnh cafe hay các loại nước uống tăng lực khác, thậm chí là gây “mất ngủ”. Tuy nhiên, nếu người dùng biết cách chọn loại trà phù hợp và pha chế đúng cách thì nó lại trở thành một loại “thần dược” có tác dụng giúp cải thiện chất lượng của giấc ngủ một cách hiệu quả thậm chí là duy trì giấc ngủ ngon. 

Các loại trà trị mất ngủ được đánh giá cao về độ an toàn
Các loại trà trị mất ngủ được đánh giá cao về độ an toàn

Theo đó, một số loại trà trị mất ngủ có thể tham khảo:

1. Trà hoa cúc

Nhắc đến trà trị mất ngủ, chúng ta không thể không nhắc đến trà hoa cúc. Trà hoa cúc được biết đến rộng rãi là một loại trà thảo mộc với tác dụng an thần, giải độc và thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Đặc biệt, loại trà này hoàn toàn không chứa thành phần cafein như trà xanh hay trà ô long nên sẽ không gây ra hiện tượng mất ngủ về đêm

Ngược lại, loại trà này có vị ngọt nhẹ cùng mùi thơm thoang thoảng của hoa cúc với thành phần Apigenin – một hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương nên trà hoa cúc có thể giúp người dùng thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng, tạo ra cảm giác dễ chịu sau khi dùng. Hoa cúc la mã cũng chứa một chất chống oxy hóa được gọi là Apigenin, có thể giúp thư giãn cơ và ngủ ngon hơn.

Một nghiên cứu điều tra về việc uống trà hoa cúc ở một nhóm phụ nữ mới sinh con và những người có chất lượng giấc ngủ kém cho biết trong vòng 2 tuần uống trà, họ báo cáo ít các triệu chứng liên quan đến chứng khó ngủ hơn so với nhóm đối chứng.

Cách chế biến một ly trà hoa cúc thơm ngon cũng rất đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà như sau:

  • Bước 1: Cho khoảng 10g hoa cúc khô cho vào 1 ấm nước nhỏ.
  • Bước 2: Đổ 1 một nước ấm vào, lắc đều để tráng trà và đổ phần nước đầu này đi.
  • Bước 3: Cho 150ml nước ở nhiệt độ khoảng 85 độ C và hãm trà trong khoảng thời gian 6 phút là dùng được.

Nhâm nhi tách trà hoa cúc trước khi ngủ 30 phút đến 1 tiếng khi trà còn ấm sẽ giúp người dùng thưởng thức được trọn vẹn hơn hương vị thơm ngon cũng như hấp thụ đầy đủ các dược chất của trà. Ngoài ra, sau những bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, hoặc sau khi vận động, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, mọi người cũng nên dùng trà hoa cúc để cơ thể được thư giãn.

Trà hoa cúc chữa mất ngủ
Trà hoa cúc chữa mất ngủ

2. Trà tâm sen

Theo Y học cổ truyền, tâm sen hay tim sen (phần mầm xanh trong lõi hạt sen) có tính hàn, có hiệu quả trấn kinh, an thần rất tốt. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, trong tâm sen có chứa rất nhiều hoạt chất Alkaloid. Đây là loại hoạt chất tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và não bộ, giúp làm lành các tổn thương ở vùng thần kinh, làm giãn các mao mạch.

Tim sen thường được biết đến là một vị thuốc trị mất ngủ vì nó có công dụng dưỡng tâm, loại bỏ giấc ngủ chập chờn, khắc phục tình trạng mất ngủ thường xuyên,lâu năm. Tâm sen còn có khả năng giúp thư giãn hệ thần kinh, ngăn chặn sự căng thẳng mệt mỏi gây ra mất ngủ. Tim sen đã sao vàng được đem hãm trà để uống mỗi ngày.

Do đó, sử dụng trà tim sen giúp cải thiện giấc ngủ, giúp người dùng có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn và hạn chế hiện tượng thức giấc nửa đêm. Ngoài ra, dùng trà tâm sen còn có thể điều hòa khí huyết, an thần, cải thiện tình trạng bồn chồn, lo lắng do ảnh hưởng của tuổi tác.

Để có được ấm trà tim sen thơm ngon, đảm bảo chất lượng, người dùng thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 3 – 5g tâm sen loại đã làm khô, cho vào ấm.
  • Bước 2: Đổ chút nước sôi để tráng sơ qua rồi đổ bỏ nước.
  • Bước 3: Tiếp tục đổ 250ml – 350ml nước sôi, hãm trong khoảng 10 – 12 phút là thưởng thức được.

Nên uống trà khi trà còn ấm, tốt nhất là nên dùng trước khi ngủ trong khoảng 1 – 2 tiếng. Người dùng nên nhâm nhi từng ngụm nhỏ để thưởng thức hương vị trà hấp dẫn đồng thời giúp các tinh chất trong trà có thể thẩm thấu từ từ, giúp não bộ thư giãn và sản sinh Melatonin tạo cảm giác buồn ngủ.

Trà uống tâm sen giúp cải thiện giấc ngủ
Trà uống tâm sen giúp cải thiện giấc ngủ

3. Trà lạc tiên

Từ lâu, cây lạc tiên là cây dại họ tầm gửi, đã được sử dụng làm vị thảo dược trong các bài thuốc thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố chống suy nhược thần kinh và xử lý một số bệnh lý về da.

Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, tất cả bộ phận trên cây lạc tiên đều có giá trị sử dụng. Cũng theo các nghiên cứu Y học cổ truyền, do có tính mát, vị hơi đắng và ngọt nên cây lạc tiên thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh mất ngủ, giúp an thần, lợi tiểu và loại bỏ tình trạng da nổi mẩn.

Đặc biệt, trong lạc tiên có chứa các thành phần Alkaloid, Saponin và Flavonoid với tác dụng dưỡng tâm, an thần rất mạnh. Vì vậy, lạc tiên hiện nay được nhiều người sử dụng như một biện pháp để có được một giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Ở Việt Nam hiện nay có tới 15 loại lạc tiên và loại có công dụng trị mất ngủ được biết đến với tên khoa học là Passiflora Foetida. Đây cũng là chủng giống lạc tiên duy nhất chứa các hoạt chất tác động lên hệ thần kinh trung ương, loại bỏ chứng bệnh mất ngủ một cách hiệu quả.

Cách pha trà lạc tiên rất đơn giản, thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 16g lạc tiên khô và 1 chiếc ấm nhỏ.
  • Bước 2: Làm sạch nguyên liệu, bỏ vào ấm và thêm 1 ít nước nóng để tráng qua trà.
  • Bước 3: Chế 350ml nước sôi vào ấm, hãm trong khoảng thời gian  7 – 10 phút.
  • Bước 4: Gạn bỏ bã trà, thêm một ít đường hoặc một chút mật ong vào rồi khuấy đều.

Trà sẽ phát huy công dụng của nó tốt nhất khi được dùng ấm và dùng trước khi ngủ khoảng 1 tiếng.

Xem thêm

Trà lạc tiên trị mất ngủ
Trà lạc tiên trị mất ngủ

4. Trà gừng pha mật ong

Gừng thường được biết đến với một mùi thơm đặc biệt, có tính ấm và vị cay nồng, nó có tác dụng giải độc, hành khí, tán phong. Loại thảo dược này không chỉ có hiệu quả trong các trường hợp chữa ho, viêm họng, ngộ độc thực phẩm, cảm hàn,… mà nó còn thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn các cơ, giải tỏa căng thẳng nhờ 2 hoạt chất Gingerol và Cineol.

Còn trong mật ong có chứa một hàm lượng lớn các vitamin, khoáng chất và đặc biệt là tryptophan. Đây là loại protein có thể tạo ra các phản ứng kích thích não bộ sản sinh chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó, mật ong giúp người bị bệnh điều chỉnh tâm trạng, hỗ trợ điều trị các triệu chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ kéo dài.

Khi kết hợp mật ong và gừng với liều lượng phù hợp để tạo thành một tách trà nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp người bệnh có một giấc ngủ sâu, ngủ ngon hơn.

Một tách trà gừng pha mật ong có thể được pha như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 củ gừng, nước sôi và 5 – 7 thìa cà phê mật ong.
  • Bước 2: Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi xắt thành các lát mỏng để tận dụng tối đa được các chất sau đó cho vào tách.
  • Bước 3: Cho thêm 200ml nước sôi vào tách gừng, hãm trong khoảng 8 – 10 phút rồi cho mật ong nguyên chất đã chuẩn bị vào.
  • Bước 4: Khuấy đều để các tinh chất của hai loại thảo dược hòa quyện rồi từ từ thưởng thức.
Trà gừng pha mật ong giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn
Trà gừng pha mật ong giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn

5. Trà cam thảo

Đặc biệt, khi nói về dược tính, cam thảo có hiệu quả vô cùng đa dạng. Loại dược liệu này được biết đến không chỉ trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh mà còn thường được chế biến thành các loại trà. 

Trà cam thảo thường được biết đến với đặc trưng bởi vị ngọt nhẹ, mùi thơm dễ chịu với công dụng thanh nhiệt, giải độc, ôn trung. Nhâm nhi 1 tách trà cam thảo nóng trước khi đi ngủ giúp người bị mất ngủ thả lỏng cơ thể, thư giãn não bộ, đi vào giấc ngủ nhanh hơn và sâu giấc hơn. 

Ngoài ra, khi sử dụng trà cam thảo thường xuyên, người dùng còn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng gây gián đoạn giấc ngủ như: Ho, đau họng, hắt hơi do mắc các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp.

Các bước pha trà cam thảo giúp trị mất ngủ, ngủ không ngon giấc là:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10g – 15g rễ cam thảo, tiến hành quy trình làm sạch, sau đó thái lát rồi phơi hoặc sấy khô.
  • Bước 2: Hãm cam thảo đã chuẩn bị với 300ml nước sôi trong thời gian khoảng 12 – 15 phút.
  • Bước 3: Gạn bỏ phần bã, thêm 1 ít đường và khuấy đều lên là sử dụng được.
  • Bước 4: Mỗi ngày người bị mất ngủ nên sử dụng 2 ly trà cam thảo vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu cải thiện quả tốt. 
Trà cam thảo
Trà cam thảo

6. Trà mộc lan

Được làm từ vỏ, búp và thân khô của cây mộc lan, loại trà này thường được sử dụng giúp hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên trong y học cổ truyền.

Trong cây mộc lan có chứa chất Honokiol và Magnolol, đây là hai hợp chất có tác dụng an thần. Mặc dù nghiên cứu ở người còn có những hạn chế, nhưng một số nghiên cứu trên động vật lớn tuổi đã phát hiện ra rằng cả hai chất Honokiol và Magnolol đều giúp gây ngủ và giảm chứng mất ngủ đáng kể.

Theo một nghiên cứu ở nhóm những người phụ nữ mới sinh con, uống trà hoa mộc lan trong 3 tuần giúp cải thiện đáng kể chứng trầm cảm và chất lượng giấc ngủ so với nhóm đối chứng.

Và theo một nghiên cứu khác với nhóm đối tượng lớn tuổi hơn, ở tuổi 89 của phụ nữ cho thấy uống một viên chứa magie và 60 mg chiết xuất mộc lan làm giảm rối loạn giấc ngủ do mãn kinh.

Quý vị có thể tham khảo cách pha trà cam thảo như sau:

  • Bước 1: Cho 2 gói trà túi lọc Lipton nhãn vàng vào bình, rót 400ml nước sôi vào trà và đậy nắp để ủ khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Sau khi ủ, lấy bỏ túi trà ra và cho 30gr đường phèn vào, dùng muỗng khuấy đều.
  • Bước 3: Cho 20ml nước cốt chanh, thêm 10gr cam thảo cắt lát, 15gr táo tàu,15gr xí muội và 15gr kỷ tử vào phần trà. Dùng muỗng khuấy đều các nguyên liệu và để khoảng 20 phút cho cam thảo, táo tàu ngấm nước.
  • Bước 4: Thêm đá viên vào ly, rót phần nước vào là có thể thưởng thức.

7. Trà đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo được biết tới là một loại dược liệu quý hiếm, giàu dưỡng chất, được kết hợp giữa nấm và sâu non, vừa được gọi là động vật, vừa được gọi là thực vật. Đây là một sản phẩm sinh học quý hiếm có tác dụng “tuyệt vời” trong hỗ trợ sức khoẻ con người không chỉ làm đẹp da, chống lão hóa, hỗ trợ đẩy lùi bệnh hen suyễn… 

Trà đông trùng hạ thảo cũng được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao, nhất là trong việc hỗ trợ các trường hợp suy nhược thần kinh, kém ăn, mất ngủ hay rối loạn lo âu.

Cách pha trà đông trùng hạ thảo chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ rất đơn giản:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 5 – 10 sợi đông trùng hạ thảo hoặc 1 – 3 con đông trùng hạ thảo dạng sấy khô.
  • Bước 2: Dùng 200ml nước ấm để tráng qua nguyên liệu.
  • Bước 3: Chế thêm 300ml nước nóng và hãm cho nước trà chuyển màu vàng (khoảng 5 – 7 phút) là có thể thưởng thức.
  • Bước 4: Có thể cho thêm 1 – 2 thìa mật ong vào trà để nước trà đậm đà, dễ uống hơn.
Trà đông trùng hạ thảo
Trà đông trùng hạ thảo

Các đối tượng không nên sử dụng các loại trà uống trị mất ngủ

Trà uống chữa bệnh mất ngủ có thể phát huy đáng kể tác dụng bởi đây là sản phẩm lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên, được nghiên cứu kỹ càng và sản xuất có chọn lọc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tùy ý sử dụng mà phải thực hiện đúng liều lượng và đúng cách theo hướng dẫn. Những đối tượng sau cần đặc biệt chú tâm:

  • Những người hư nhiệt (đối với trà tim sen) không nên sử dụng quá nhiều. Khi sử dụng trà có thể thêm một ít đường phèn cho dễ uống.
  • Những người có tiền sử bệnh về rối loạn đông máu.
  • Người mang thai ở giai đoạn đầu thai kỳ cũng cần lưu ý liều lượng khi sử dụng.
  • Những người bị dị ứng phấn hoa, bị lạnh bụng, chướng bụng, huyết áp thấp.
  • Những người bị hen suyễn, suy gan, suy thận, hay bị đổ mồ hôi cũng nên hạn chế.
  • Những người có sức khỏe yếu, thể chất kém.
  • Những người bị mất cân bằng âm dương, dễ nổi nóng, khô da, mẫn cảm.
  • Với một số loại trà uống khác, tiêu biểu như trà hoa tam thất, người bị huyết áp thấp không nên sử dụng nhiều.
Nhiều đối tượng không nên áp dụng cách uống trà trị mất ngủ
Nhiều đối tượng không nên áp dụng cách uống trà trị mất ngủ

Những lưu ý khi sử dụng trà chữa chứng mất ngủ

Để việc sử dụng trà uống trị bệnh mất ngủ phát huy hiệu quả tối đa, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số điều như sau:

  • Các cách chữa mất ngủ tại nhà và các loại trà nêu trên chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ nhẹ, mất ngủ thoáng qua, không có tác dụng với người bị bệnh mãn tính.
  • Các loại trà không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Việc lạm dụng hoặc áp dụng sai cách có thể khiến cho chứng mất ngủ trở nên nặng hơn.
  • Lượng trà bổ sung mỗi ngày không nên bị giới hạn. Các loại trà trên đều có thành phần từ tự nhiên an toàn và tốt cho sức khỏe của người bệnh.
  • Không nên uống trà vào sát giờ đi ngủ. Hãy cố gắng giảm thiểu lượng chất lỏng nạp vào cơ thể ít nhất 2 giờ trước khi ngủ để hạn chế tình trạng tiểu đêm gây gián đoạn giấc ngủ. 
  • Có thể uống một lượng trà vừa phải trước khi đi ngủ hoặc chia ra các lần uống vào ban ngày để có giấc ngủ ngon hơn.
  • Người bệnh nên bắt đầu uống trà từ một lượng thấp và tăng dần để cơ thể thích nghi cũng như ngăn ngừa bất cứ tác dụng phụ tiềm ẩn nào mà trà có thể gây ra.

Bài viết đã đặc biệt cung cấp các thông tin về các loại trà trị mất ngủ. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng những loại trà uống đã được giới thiệu. Trà trị mất ngủ tốt, hiệu quả nhanh và an toàn nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ sẽ mang lại hiệu quả tối ưu không chỉ trong việc điều hòa giấc ngủ người bệnh mà còn hỗ trợ cải thiện các vấn đề sức khỏe khác.

5/5 - (1 vote)

ĐỪNG BỎ LỠ:

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua