Mất Ngủ Kéo Dài Có Sao Không? Cách Khắc Phục An Toàn Nhất

Mất ngủ kéo dài là hiện tượng khá nhiều người gặp phải, kéo theo vô vàn hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Để biết chính xác nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục bệnh hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mất ngủ kéo dài là hiện tượng gì? Nguy hiểm ra sao?

Mất ngủ kéo dài là hiện tượng người bệnh luôn cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, hoặc có thể ngủ nhưng không được nhiều, không sâu giấc, dễ thức giấc giữa chừng và rất khó khăn để ngủ lại. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên, thời gian ngủ hàng ngày không đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày trong nhiều tháng và không có dấu hiệu cải thiện thì chứng tỏ bạn đã bị mất ngủ kéo dài.

Mất thời gian kéo dài là hiện tượng mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Mất ngủ kéo dài là hiện tượng gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Mất ngủ kéo dài thường gặp nhiều ở nhóm người cao tuổi, tuy nhiên, có không ít người trẻ cũng gặp phải hiện tượng này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống. Cụ thể, dưới đây là những ảnh hưởng nghiêm trọng khi bạn bị mất ngủ kéo dài:

  • Căng thẳng, stress: Khi bị mất ngủ, não bộ sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể cũng không được phục hồi sau một ngày làm việc vất vả. Điều này dẫn tới người bệnh uể oải, mệt mỏi, luôn trong tình trạng căng thẳng và dễ nổi cáu. Về lâu dài, mất ngủ không được điều trị kịp thời còn có thể dẫn tới trầm cảm.
  • Suy giảm trí nhớ: Sau một thời gian dài không được nghỉ ngơi, não bộ sẽ bị tổn thương và giảm khả năng ghi nhớ, tập trung. Đó là lý do vì sao những người mất ngủ kéo dài thường bị suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất làm việc hơn so với người bình thường.
  • Tai nạn giao thông: Theo thống kê, có tới 30% số vụ tai nạn giao thông xuất phát từ nguyên nhân tài xế buồn ngủ, đặc biệt là các tài xế đường dài ngủ quên trên vô-lăng.
  • Gia tăng nguy cơ đột quỵ: Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, người ngủ dưới 5 tiếng mỗi ngày sẽ làm tăng 83% nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não, suy tim, cao huyết áp so với người ngủ đủ 7-8 giờ/ngày.
  • Lão hóa sớm: Các nghiên cứu cũng cho thấy khi người bệnh bị mất ngủ kéo dài, da sẽ dễ dàng mất nước, xỉn màu, thiếu sức sống, làm gia tăng nguy cơ lão hóa sớm. Đồng thời, khi mất ngủ, hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng sẽ khiến cho làn da mất dần khả năng phục hồi, dễ dàng bị sạm nám, chảy xệ.
  • Gia tăng nguy cơ vô sinh: Việc phụ nữ thường xuyên bị mất ngủ sẽ làm chậm quá trình giải phóng hoocmon kích thích trứng rụng, thay đổi nội tiết tố dẫn tới nguy cơ vô sinh cao hơn. Ở nam giới, khi bị mất ngủ thường xuyên, số lượng, chất lượng tinh trùng sẽ bị ảnh hưởng, cũng có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.

Xem thêm

Triệu chứng của bệnh mất ngủ kéo dài

Rất nhiều người chủ quan, không điều trị kịp thời khi có triệu chứng mất ngủ. Họ nghĩ đó chỉ là hiện tượng tạm thời và có thể tự hết. Điều này là nguyên nhân chính dẫn tới mất ngủ kéo dài và để lại hệ lụy xấu tới sức khỏe.

Khi mất chứng chỉ ngủ kéo dài, cần điều chỉnh thời gian
Khi có triệu chứng mất ngủ kéo dài, cần điều trị kịp thời

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngay khi phát hiện mình có những triệu chứng sau, người bệnh cần sớm xác định nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục kịp thời:

  • Mặc dù rất mệt mỏi nhưng vẫn trằn trọc, khó ngủ và không thể đi vào giấc ngủ được.
  • Thức giấc giữa chừng vào buổi đêm hoặc buổi trưa và không thể ngủ lại.
  • Thời gian ngủ ngắn, người bình thường có thể ngủ 7-8 tiếng/đêm và 30 – 60 phút buổi trưa liền mạch, không bị ngắt quãng, còn người mất ngủ thì ngược lại.
  • Giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, khi tỉnh dậy cảm thấy mệt mỏi, uể oải chứ không thấy khỏe hơn.
  • Thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt vào ban đêm và buổi sáng khi thức dậy, tinh thần căng thẳng, dễ cáu gắt, khó tập trung trong công việc.

Xem thêm

Nguyên nhân nào gây mất ngủ kéo dài?

Để khắc phục được chứng mất ngủ kéo dài, trước hết, bạn cần xác định đúng nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng này. Có một số lý do chính khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, bao gồm:

  • Thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực: Việc thường xuyên bị stress do công việc, sức khỏe, tài chính hoặc lo nghĩ thái quá là nguyên nhân chính khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Lâu dần sẽ tạo thành thói quen và khiến người bệnh bị mất ngủ kéo dài.
  • Sự thay đổi múi giờ: Nếu công việc của bạn yêu cầu thường xuyên thay đổi giờ giấc ngủ, chu trình ngủ – thức không cố định, nhịp sinh học của cơ thể sẽ bị rối loạn và là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ. Hiện tượng này kéo dài có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới toàn bộ cơ thể.
  • Do rối loạn sức khỏe: Một số người bị rối loạn lo âu, thậm chí là trầm cảm và dẫn tới mất ngủ kéo dài. Hoặc các bệnh nhân bị tổn thương não bộ do chấn thương cũng thường gặp hiện tượng mất ngủ.
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập giấc ngủ. Việc thường xuyên sử dụng rượu bia, thói quen uống cà phê, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ được xác định là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ triền miên.
Bia rượu cũng là nhân vật gây mất ngủ
Uống rượu bia cũng là nguyên nhân gây mất ngủ
  • Thói quen ngủ không đúng cách: Nhiều trường hợp bị mất ngủ là do thói quen sinh hoạt kém điều độ như ngủ trưa quá nhiều, ngủ ngày cày đêm, giờ giấc đi ngủ không đều đặn. Bên cạnh đó, não bộ bị kích thích quá độ do dùng máy tính, điện thoại, xem phim hài, phim kinh dị cũng là nguyên nhân khiến não khó đi vào giấc ngủ.
  • Do một số tác dụng phụ của thuốc: Có rất nhiều loại thuốc để lại tác dụng phụ mất ngủ, điển hình như: Thuốc điều hòa huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng, thuốc trị trầm cảm, thuốc cảm lạnh, thuốc giảm cân có chứa caffeine,… Nguyên nhân là trong các loại thuốc này có chứa hoạt chất gây gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới não bộ.
  • Do tuổi tác: Thống kê đã cho thấy người già có tỷ lệ mất ngủ cao hơn hẳn so với người trẻ tuổi. Đó là bởi khi tuổi tác đã cao, các tế bào, cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh sẽ trở nên yếu đi, suy giảm chức năng. Điều này khiến cho người già bị mất ngủ triền miên, ngủ không sâu giấc, thường thức khuya và dậy sớm hơn.
  • Do một số triệu chứng rối loạn: Có những người gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ, chứng tăng động dẫn tới cơ thể luôn trong trạng thái bức bối, khó ngủ, không thể ngủ được. Muốn chấm dứt mất ngủ kéo dài, bạn cần tập trung điều trị những triệu chứng rối loạn đó trước.

Xem thêm

Cách khắc phục mất ngủ kéo dài hiệu quả

Mất ngủ kéo dài tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng có thể để lại nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần sớm tìm hiểu và áp dụng các phương pháp trị mất ngủ tận gốc nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tránh tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Dưới đây là một số cách trị mất ngủ triền miên bạn có thể tham khảo.

Mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện mất ngủ.

Trong dân gian có rất nhiều mẹo cải thiện mất ngủ, giúp người bệnh thư giãn tinh thần và dễ ngủ hơn hiệu quả, lại đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ. Bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn như:

  • Ngâm chân nước gừng: Ngâm chân bằng nước gừng sẽ giúp giãn cơ toàn bộ cơ thể, kích thích khí huyết lưu thông tới não bộ và người bệnh dễ ngủ hơn. Bạn chỉ cần gọt vỏ gừng, cho vào chậu nước ấm và ngâm chân từ 10 – 15 phút trước khi đi ngủ.
Ngâm chân nước giúp cơ thể thư giãn, thoải mái hơn
Ngâm chân nước gừng giúp cơ thể thư giãn, thoải mái hơn
  • Gối ngủ đinh lăng: Lá đinh lăng có mùi thơm dễ chịu, giúp giãn cơ, thư giãn não bộ và dễ dàng ngủ hơn. Bạn chỉ cần rửa sạch lá đinh lăng, phơi khô, cho vào sao khô rồi lồng vào vỏ gối làm ruột gối. Tình trạng mất ngủ sẽ sớm được cải thiện dần và biến mất.
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc có tác dụng an thần tự nhiên mà không gây tác dụng phụ như: Trà hoa nhài, trà tâm sen, trà lạc tiên,… giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, âu lo và ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Sử dụng thuốc Tây Y đặc trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài uống thuốc gì là vấn đề được khá nhiều người bệnh quan tâm. Sử dụng thuốc Tây Y là phương pháp phổ biến, có thể giải quyết tình trạng mất ngủ nhanh chóng, hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc chuyên điều trị mất ngủ, được các bác sĩ kê đơn như sau:

  • Nhóm thuốc Barbiturat

Barbiturat là nhóm các loại thuốc an thần liều thấp, có thể giúp não bộ bớt căng thẳng và dễ ngủ hơn khi sử dụng ở liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao, thuốc có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê, nặng hơn có thể gây tử vong. Vì vậy, đây là nhóm thuốc thường ít được các bác sĩ kê đơn nhất. Nếu có sử dụng, người bệnh cũng cần thật sự thận trọng và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

  • Nhóm Benzodiazepin 

Đây là nhóm thuốc thường được các bác sĩ kê đơn nhiều nhất cho bệnh nhân mất ngủ kéo dài. Một số loại thuốc trong nhóm bạn có thể tham khảo như: Triazolam, Temazepam, Diazepam, Flurazepam

Các loại thuốc trị mất ngủ trên có chứa hoạt chất an thần, tác động nhanh vào hệ thần kinh, giúp người bệnh ngủ nhanh, giãn cơ, giải tỏa căng thẳng, chống co giật, động kinh,…

Tuy nhiên, một số người có thể gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc liên tục như: Suy giả trí nhớ, đầu óc ly bì, lú lẫn,… Thuốc cũng có tính gây nghiện, vì vậy, người bệnh cần thận trọng và sử dụng thuốc một cách hợp lý, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Tây Y trị mất ngủ kéo dài cần được sử dụng đúng liều lượng
Thuốc Tây Y trị mất ngủ kéo dài cần được sử dụng đúng liều lượng
  • Nhóm thuốc chữa mất ngủ thế hệ mới

Các loại thuốc trị mất ngủ thế hệ mới bao gồm Zolpidem (Ambien), Eszopiclone (Lunesta), Zaleplon (Sonata),… sẽ giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh. Mặc dù ít tác dụng phụ nghiêm trọng hơn một số loại thuốc khác nhưng người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh hệ quả xấu tới hệ thần kinh.

Mặc dù thuốc Tây Y có khả năng tạo ra cơn buồn ngủ nhanh nhưng cũng không thể xử lý dứt điểm hiện tượng mất ngủ kéo dài. Khi ngưng sử dụng, người bệnh sẽ dễ dàng mất ngủ trở lại nếu không giải quyết được căn nguyên gây khó ngủ. Thậm chí, thuốc còn để lại nhiều tác dụng phụ, khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này.

Điều trị mất ngủ kéo dài an toàn bằng Y học cổ truyền

Đây cũng là phương pháp chữa mất ngủ an toàn, hiệu quả được nhiều người sử dụng. Có rất nhiều dược liệu tự nhiên giúp hoạt huyết, bổ não, tăng cường sức khỏe tổng thể, dưỡng tâm, an thần, mang lại công dụng điều trị mất ngủ vô cùng hiệu nghiệm. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc như:

  • Bài thuốc 1: 

Chuẩn bị: Bạch truật 16g, liên nhục 16g, hoài sơn 16g, ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, phòng sâm 16g, cao lương khương 12g, đương quy 16g, nhục quế 6g, ngũ vị 10g, phục thần 12g, cam thảo 12g, hắc táo nhân 16g, lạc tiên 20g, đại táo 7 quả. 

Sau khi chuẩn bị đủ vị thuốc, bạn cho vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước trong vòng 40 phút. Với lượng thuốc thu được, chia đều uống 3 lần/ngày.

  • Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: Lá vông, lá dâu mỗi vị 22g, trinh nữ hoàng cung 20g, củ đinh lăng 20g, bạch thược 12g, hà thủ ô 16g, phục thần 12g, thảo quyết minh 16g, đương quy 12g, cam thảo 12g. 

Sắc thuốc cùng 1,5 lít nước trong vòng 40 phút, sau đó chia đều uống 3 lần trong ngày để bổ tâm, an thần, định chí.

Thuốc Đông Y điều trị mất ngủ an toàn, hiệu quả
Thuốc Đông Y điều trị mất ngủ an toàn, hiệu quả
  • Bài thuốc 3

Chuẩn bị: Thục địa 16g, đan bì 10g, hoài sơn 16g, chi tử 12g, sơn thù 16g, tri mẫu 12g, trạch tả 16g, mạch môn 20g, rau má 24g, thạch hộc 16g, thân cây mía 40g, cam thảo 10g. 

Sắc thuốc cùng khoảng 1,2 lít nước và chia ra uống 3 lần/ngày, sau khi ăn để đạt hiệu quả chữa mất ngủ tốt nhất.

Xem thêm

Lưu ý để cải thiện, phòng ngừa mất ngủ

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị mất ngủ kể trên, người bệnh cũng cần chú trọng việc phòng ngừa bệnh quay trở lại bằng cách:

  • Kiên trì áp dụng phương pháp chữa mất ngủ, cần điều trị bệnh từ gốc để ngăn bệnh tái phát.
  • Xây dựng hợp lý chế độ sinh học, tránh phụ thuộc vào thuốc mà hãy tránh mất ngủ bằng cách tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học, đủ chất, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, tránh ngủ quá muộn,…
  • Giữ cho không gian phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tiếng ồn hoặc ánh sáng mạnh, nhiệt độ phòng và lựa chọn, đệm mềm, thoải mái.
  • Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng mất ngủ nhiều ngày để được thăm khám, tư vấn và khắc phục kịp thời.

Mất ngủ kéo dài là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tâm trí của người bệnh. Vì vậy, hãy điều trị bệnh từ sớm và luôn giữ tinh thần sảng khoái, sức khỏe ổn định để phòng mất ngủ hiệu quả.

5/5 - (10 votes)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua