3 Cách Trị Mất Ngủ Ban Đêm Mang Lại Hiệu Quả Nhanh Chóng
Mất ngủ không phải tình trạng hiếm gặp, theo thống kê cứ 3 người sẽ có 1 người xuất hiện triệu chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc. Việc này ít nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, sức khỏe và khiến người bệnh khó tập trung, tỉnh táo vào ngày hôm sau. Vậy làm cách nào để trị mất ngủ ban đêm nhanh chóng, hiệu quả và cần lưu ý những gì khi điều trị? Bài viết dưới đây của MHRC sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
3 Cách trị mất ngủ ban đêm phổ biến nhất
Một giấc ngủ ngon, đủ giấc sẽ giúp cân bằng các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, đồng thời giúp các cơ quan có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi. Tuy nhiên, với những người đang bị mất ngủ, cơ thể sẽ phải hoạt động không ngừng nghỉ. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, sức khỏe và tác động tiêu cực tới chất lượng công việc, cuộc sống của họ.
Vậy làm cách nào để điều trị tốt bệnh mất ngủ về đêm? Hiện nay việc trị mất ngủ ban đêm không khó, bởi bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như dùng thuốc điều trị hoặc điều trị bằng mẹo dân gian. Tùy theo tình trạng bệnh lý, mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp cụ thể sau khi bạn thăm khám.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị mất ngủ về đêm được nhiều người áp dụng, bạn có thể tham khảo thêm:
Tây y trị mất ngủ ban đêm hiệu quả
Khi bị mất ngủ vào ban đêm, hầu hết người bệnh sẽ nghĩ ngay tới việc dùng thuốc Tây y để điều trị. Bởi thuốc tân dược thường cho hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trị mất ngủ cần được kê đơn từ bác sĩ, bệnh nhân không thể tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc trị mất ngủ về đêm như sau:
Nhóm thuốc có chứa Benzodiazepin
Flurazepam, triazolam, diazepam và temazepam,… là những loại thuốc được dùng phổ biến với công dụng gây ngủ, an thần, làm giãn cơ và chống động kinh co giật. Đương nhiên, khi sử dụng Benzodiazepin, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng như lú lẫn, hay quên, chóng mặt, mất phối hợp với vận động.
Vậy nên, bệnh nhân chỉ sử dụng nhóm thuốc này theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không lạm dụng, vì rất dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Mặt khác, tác dụng an thần ở Benzodiazepin sẽ kéo dài do cơ thể tích tụ các thành phần của thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh dùng thuốc một cách đột ngột có thể xuất hiện hiện tượng khác. Chi tiết hơn, các bạn có thể trao đổi với bác sĩ điều trị của mình.
Nhóm thuốc thế hệ mới
Đây là nhóm thuốc mới xuất hiện trên thị trường với công dụng điều trị chứng mất ngủ kinh niên. Chúng bao gồm các loại thuốc như Zolpidem, Eszopiclone, Zaleplon,… cho tác dụng nhanh nhưng tác dụng phụ không quá nghiêm trọng nếu người bệnh sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ chứng mất ngủ như Seduxen, Phenobarbital, Scopolamine, Zopistad 7.5, Gardenal,… Nếu muốn sử dụng các loại thuốc nêu trên, các bạn cần trao đổi về thói quen ngủ nghỉ của bản thân cũng như tình trạng bệnh lý cụ thể với bác sĩ có chuyên môn. Các loại thuốc trị mất ngủ không được chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người mắc bệnh nền tim mạch,…
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bạn vẫn bị mất ngủ, mệt mỏi vào ngày hôm sau thì hãy thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý thích hợp hơn.
Chữa mất ngủ bằng thuốc Đông y
Trong Đông y có rất nhiều phương pháp chữa mất ngủ mang lại hiệu quả tốt mà bạn có thể tham khảo áp dụng. Ưu điểm của những bài thuốc này là sử dụng nguồn thảo dược quý từ thiên nhiên, nên khi sử dụng ít gây ra các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
Phần lớn, các bài thuốc Đông y không chỉ cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt mà còn giúp người bệnh bồi bổ cơ thể. Đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe, giúp tinh thần minh mẫn, thoải mái và giảm stress hiệu quả.
Với phương pháp điều trị mất ngủ ban đêm với Đông y, các bạn có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây:
Dùng thảo dược ngâm chân
Sử dụng thảo dược ngâm chân mang lại kết quả trị mất ngủ về đêm rất hiệu quả. Phương pháp giúp người bệnh tăng cường lưu thông máu, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Trước khi đi ngủ vào buổi tối, bạn ngâm chân với nước ấm cùng các thảo dược như quế, sả, gừng,… để làm hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ. Lúc này, bạn sẽ thấy thoải mái, giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, dễ ngủ và ngủ được sâu giấc hơn.
Châm cứu chữa mất ngủ ban đêm
Đây là cách điều trị được áp dụng rộng rãi, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì bạn cần tìm tới những cơ sở Đông y uy tín. Bấm huyệt, châm cứu giúp cho hệ thống tuần haonf máu trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Bệnh nhân trong và sau quá trình điều trị sẽ được an thần, giảm tình trạng mệt mỏi, mất ngủ hoặc đau nhức đầu.
Các huyệt đạo thường được sử dụng để châm cứu bấm huyệt trong trường hợp này gồm có: Huyệt tam âm giao, nội quan, thần môn, bách hội, duyệt quan du, tỳ du, thái xung, thái khê,..
Dùng Nhất Nam Định Tâm Khang
Lục dược dưỡng tâm là bài thuốc chữa mất ngủ cho hiệu quả an toàn, được nhiều người tin tưởng sử dụng trong thời gian gần đây. Bài thuốc là công trình nghiên cứu về 6 vị thuốc quý trong phác đồ trị mất ngủ Đỗ Minh với 3 chế phẩm chữa mất ngủ là:
- Cao Bổ Đỗ Minh
- Dưỡng Tâm Hoàn điều trị rối loạn âu lo.
- Dưỡng tâm hoàn trị mất ngủ.
Mẹo chữa mất ngủ
Khác với Đông y hay Tây y, các mẹo điều trị bằng phương pháp dân gian chỉ hỗ trợ cải thiện bệnh mất ngủ ở thể nhẹ, với bệnh mất ngủ mãn tính phương pháp này hầu như không mang lại hiệu quả rõ rệt. Bởi những mẹo dân gian thường sử dụng các vị thuốc quen thuộc từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cao. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị mất ngủ ban đêm như sau:
Sử dụng gừng tươi trị mất ngủ về đêm
Như chúng ta cũng biết, gừng là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp gia đình Việt cũng như là dược liệu chữa bệnh dân gian được nhiều người sử dụng. Bệnh nhân có thể dùng gừng tươi theo nhiều cách khác nhau để loại bỏ triệu chứng mất ngủ về đêm. Cụ thể, để trị mất ngủ về đêm bằng gừng tươi, bạn có thể áp dụng theo 2 cách sau:
- Cách 1: Dùng gừng tươi đập dập hoặc giã nát để hòa với nước ấm, ngâm chân trong khoảng 20 -25 phút mỗi ngày. Mẹo dân gian này sẽ giúp thư giãn kinh mạch, từ đó giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
- Cách 2: Lấy khoảng ½ củ gừng đã cạo vỏ, rửa sạch để nấu cùng với một chút đường phèn và 500ml nước. Sau đó chắt phần nước gừng ra bát để uống vào buổi trưa và chiều nhằm tránh tình trạng mất ngủ về đêm.
Cải thiện tình trạng mất ngủ vào ban đêm bằng tâm sen
Thật thiếu sót nếu không nhắc tới cách trị mất ngủ tại nhà với tâm sen. Mặc dù tâm sen có vị đắng nhưng đây lại vị thuốc có tác dụng an thần cực kỳ hiệu quả. Hơn nữa, phần chồi mầm màu xanh trong hạt sen tươi còn có công dụng chữa chứng suy nhược cơ thể nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng.
Cách cải thiện bệnh mất ngủ về ban đêm với tâm sen được thực hiện như sau:
- Sử dụng tâm sen đã sấy khô để pha thành trà uống mỗi ngày.
- Hoặc bạn có thể dùng tâm sen kết hợp với dâu tằm, cây lạc tiên hay lá vông để sắc với nước, uống thay nước lọc.
- Trong trường hợp nhà bạn có sẵn hạt sen tươi, bạn có thể ăn trực tiếp tâm sen mà không cần chế biến cầu kỳ.
Lá đinh lăng là thảo dược được dùng để chữa mất ngủ tại nhà tiết kiệm chi phí. Bạn có thể sử dụng đinh lăng khô để pha trà hoặc dùng chúng để nấu nước uống. Lá đinh lăng mang tới nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là công dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Ngủ ngon và sâu giấc hơn nhờ cây lạc tiên
Đông y thường sử dụng cây lạc tiên để giúp người dùng có được giấc ngủ sâu, tránh thức giấc giữa đêm. Được biết, cây lạc tiên có chứa nhiều tinh chất an thần nhẹ như Passiflorin, Sulphate ester, Cyanohydrin Glycoside,… Do đó, thảo dược này có thể trị suy nhược tinh thần, loại bỏ triệu chứng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Theo đó, người bệnh chỉ cần phơi khô cây lạc tiên, sau đó mang hãm với nước uống hoặc có thể luộc, nấu canh như các loại rau bình thường.
Mẹo dùng hoa tam thất chữa mất ngủ
Trong Đông y, hoa tam thất cũng là vị thuốc được sử dụng nhiều với tính mát, vị ngọt. Công dụng chính của loại hoa này là thanh nhiệt, giải độc cũng như làm điều hòa các chức năng của tạng can và giúp hạ huyết áp.
Đặc biệt hơn, hoa tam thất mang tới khả năng an thần, trấn tĩnh rõ rệt. Bệnh nhân bị mất ngủ có thể dùng hoa tam thất để làm ổn định thần kinh, cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Bạn dùng 3 – 4g hoa tam thất, rửa sạch rồi hãm với nước nóng để pha uống cùng với trà.
- Bệnh nhân nên uống đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn. Với trường hợp đang mang thai, người bị huyết áp thấp thì không nên sử dụng hoa tam thất để trị mất ngủ.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ ban đêm với cây xạ đen
Xạ đen trong Đông y có tính hàn, mang công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Loại dược liệu này còn có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau, giúp người dùng an thần, ăn ngon, ngủ tốt. Bởi thế nên dân gian thường sử dụng cây xạ đen như một vị thuốc trị mất ngủ ban đêm.
- Dùng 200g thân + lá cây xạ đen, rửa sạch sắc cùng 500ml nước.
- Sau khi sôi xạ đen khoảng 15 phút, bạn tắt bếp, chắt lấy phần nước để uống thay cho nước lọc. Hoặc bạn có thể uống nước xạ đen trước các bữa ăn khoảng 20 – 30 phút.
Tập hít thở sâu
Tập hít thở sâu được ví như liều thuốc an thần giúp mọi người ngủ sâu trong 1 phút dù không sử dụng thuốc. Phương pháp này có khả năng tác động đến lượng oxy lưu thông tới phổi, từ đó giúp thư giãn thần kinh, làm dịu sự căng thẳng.
- Thở ra hoàn toàn rồi ngậm miệng, hít vào bằng mũi và đếm từ 1 – 4.
- Giữ hơi thở ổn định, nhẩm đếm từ 1-7, sau đó thở ra bằng miệng rồi tiếp tục nhẩm từ 1 – 8. Bạn lặp lại phương pháp này 3 lần mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, duy trì trong khoảng 1 – 2 tháng để cảm nhận sự thay đổi trong chất lượng giấc ngủ.
Ngồi thiền
Đây là phương pháp được nhiều người khuyến khích nên áp dụng khi đang rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ triền miên. Việc ngồi thiền thường xuyên sẽ giúp tâm tịnh, não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi tốt. Bên cạnh đó chúng cũng giúp đồng hồ sinh học của bạn hoạt động tốt hơn.
- Đầu tiên, hãy ngồi lên một tấm thảm, giữ thẳng lưng, xếp 2 chân chéo lên nhau.
- Hai tay đặt lên đầu gối, để cơ thể thả lỏng, cúi nhẹ cằm rồi nhắm mắt để tăng cường sự tập trung.
- Khi mới luyện tập, các bạn nên ngồi thiền từ 5 – 10 phút rồi tăng dần thời gian về sau.
- Hãy thở bằng mũi trong lúc ngồi thiền, giữ cho nhịp thở đều đặn, nhịp nhàng.
- Thực hiện ngồi thiền từ 1 – 2 lần/tuần sẽ cải thiện chứng mất ngủ một cách rõ ràng.
Lưu ý khi chữa mất ngủ vào ban đêm
Các biện pháp trị mất ngủ về đêm có thể phù hợp với từng đối tượng cụ thể, có người sẽ có hiệu quả ngay nhưng cũng có những trường hợp chưa cho hiệu quả rõ ràng. Để nhanh chóng có được chất lượng giấc ngủ tốt, đảm bảo sức khỏe thì bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Muốn điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ về đêm hiệu quả, các bạn cần điều trị tích cực thông qua những biện pháp đã nêu trên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần loại bỏ các nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, chẳng hạn như tâm lý căng thẳng, mệt mỏi quá độ, sinh hoạt thiếu khoa học hay sử dụng các chất kích thích không lành mạnh,…
- Nên tạo không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát. Người bệnh cần tạo cho bản thân thói quen ngủ và thức giấc theo giờ giấc cosos định. Hãy cố gắng giới hạn thời gian nằm trước khi ngủ cũng như tích cực tập luyện thể dục vào mỗi buổi sáng để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng cho ngày dài.
- Trước khi đi ngủ, bạn có thể nghe nhạc, đọc sách, giữ cho tinh thần thoải mái.
- Hạn chế sử dụng máy tính, thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ vì điều này có thể khiến bạn bị khó ngủ hơn và không tốt cho sức khỏe của mắt – da.
- Đông y, Tây y trị mất ngủ sẽ cho hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn. Còn biện pháp điều trị mất ngủ bằng mẹo dân gian tuy mang lại hiệu quả chậm nhưng rất an toàn với cơ thể. Do đó, tùy theo tình trạng bệnh mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp nhất.
- Nên tìm tới bệnh viện thăm khám nếu tình trạng mất ngủ không được cải thiện, kể cả khi bạn đã áp dụng các biện pháp điều trị tích cực trên.
Như vậy bài viết đã chia sẻ đến bạn các cách trị mất ngủ ban đêm hiệu quả, đơn giản và dễ áp dụng. Tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể, người bệnh nên tìm hiểu kỹ các phương pháp trước khi áp dụng. Tốt nhất, các bạn nên tới bệnh viện để thăm khám nhằm xác định nguyên nhân và điều trị an toàn, sớm đạt được hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!