Lá Đinh Lăng Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Nhanh Chóng Sau Vài Lần
Dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ từ lâu đã được nhiều người áp dụng vì nó mang đến hiệu quả cao. Theo các chuyên gia, các dưỡng chất trong lá đinh lăng không chỉ giúp điều trị mất ngủ mà còn bồi bổ cơ thể, tăng đề kháng. Hãy cùng MHRC Việt Nam tìm hiểu 5 cách chữa bệnh hiệu quả sau đây.
Cây đinh lăng có trị mất ngủ không? Lời giải đáp từ chuyên gia
Đinh lăng là cây quen thuộc, có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngoài việc sử dụng làm gia vị trong một số món ăn thì cây này còn được biết đến với công dụng trị bệnh, trong đó có mất ngủ.
Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: Đinh lăng có vị nhạt, đắng, tính bình tác dụng trừ đờm, tiêu ho, thanh nhiệt, giải độc. Từ lâu, đinh lăng đã được dùng chữa nhiều bệnh khác nhau như kiết lỵ, dị ứng… Trong đó, dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ được nhiều người áp dụng.
Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh, trong đinh lăng có nhiều khoáng chất, vitamin, acid amin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, thành phần cystein, methionine và lysine trong đinh lăng được so sánh với nhân sâm Triều Tiên.
Với bệnh lý mất ngủ, cao đinh lăng có tác dụng kích hoạt bộ não, giúp hoạt hóa vỏ não làm tăng biên độ điện thế não, tăng độ phản xạ, tăng khả năng tiếp nhận của tế bào thần kinh. Để từ đó, nó giúp não được thư giãn, giải tỏa áp lực, mang lại cảm giác dễ chịu khi ngủ.
Không chỉ thế, dịch chiết của rễ đinh lăng giúp ức chế men MAO gây kích ứng sinh học để duy trì dẫn truyền xung động thần kinh. Từ đó, nó giúp cơ thể thoải mái, phấn chấn, xua tan mệt mỏi.
Một số tài liệu cho biết, mùi thơm của lá đinh lăng giúp an thần, ổn định thần kinh để ngủ ngon giấc hơn. Trong khi đó, các dưỡng chất trong lá giúp kích thích miễn dịch, tăng đề kháng để mang lại hiệu quả cao trong điều trị vấn đề liên quan đến thần kinh, trầm cảm, mất ngủ.
5 cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng hiệu quả, nhiều người áp dụng
Từ những thông tin trên cho thấy, cũng dễ hiểu khi nhiều người dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ. Để áp dụng biện pháp này có hiệu quả, bạn có thể thực hiện một trong năm cách sau đây.
Chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng khô làm gối ngủ
Lá đinh lăng có mùi thơm giúp thư giãn tinh thần, mang lại cảm giác dễ chịu, giải tỏa căng thẳng. Từ đó, nó giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ đồng thời cho giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
Chuẩn bị: Lá đinh lăng non (1 nắm).
Thực hiện:
- Để thực hiện cách trị mất ngủ này, đầu tiên bạn cần sạch lá đinh lăng, để ráo rồi phơi khô trong bóng râm.
- Cho lá đinh lăng lên chảo, sao vàng sau đó hút ẩm để giữ nhiệt độ phù hợp.
- Trộn lá đinh lăng với bông gòn làm ruột gối, cho vào vỏ gối rồi khâu kín lại.
- Sử dụng gối có lá đinh lăng để gối đầu khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn.
Bài thuốc nước lá đinh lăng chữa mất ngủ cho người suy nhược
Trong cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ bạn cũng có thể kết hợp với một số thảo dược khác rồi sắc nước uống. Biện pháp này giúp an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi và ngủ ngon giấc hơn.
Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô, lá vông, rau má, tam diệp (mỗi loại 20gr); trinh nữ (16gr); hoàng bá, hoàng liên, bạch linh (mỗi loại 10gr).
Thực hiện:
- Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch, rồi vớt ra, để ráo nước.
- Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm 700ml nước, bật bếp đun sôi ở lửa nhỏ.
- Đun đến khi nào nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước, chia làm 2 phần uống trong ngày để trị mất ngủ.
Lá đinh lăng trị mất ngủ mãn tính
Ngoài bài thuốc kết hợp trên, bạn cũng có thể kết hợp lá đinh lăng với tâm sen để trị mất ngủ. Đây đều là hai thảo dược được cho là có công dụng cao trong việc đem đến giấc ngủ ngon.
Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô (24gr); lá vông, tam diệp (mỗi loại 20gr); liên nhục (15gr); tâm sen (12gr).
Thực hiện:
- Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho chúng vào nồi, thêm 700ml nước, bật bếp đun sôi ở lửa nhỏ.
- Đun đến khi nào nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước, chia làm hai lần uống trong ngày.
- Sử dụng liên tiếp trong 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại uống 10 ngày.
Trị mất ngủ bằng lá đinh lăng rán trứng
Ngoài việc áp dụng những cách kể trên thì dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ bạn còn có thể áp dụng cách chế biến món ăn. Rất nhiều món ăn được chế biến từ lá đinh lăng, trong đó có món trứng gà rán lá đinh lăng.
Chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi (1 nắm); trứng gà (4 quả); gia vị.
Thực hiện:
- Lá đinh lăng rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 phút sau đó vớt ra, thái nhỏ, cho ra bát.
- Đập 4 quả trứng vào bát lá đinh lăng, thêm gia vị rồi đánh tan..
- Bắc lên chảo rán vàng, hai mặt, sau đó cho ra đĩa và thưởng thức.
Canh tôm lá đinh lăng chữa mất ngủ
Một cách trị mất ngủ bằng lá đinh lăng khác cũng bằng cách chế biến món ăn đó là món canh tôm lá đinh lăng. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, món ăn này không chỉ giúp ngủ ngon, ngủ sâu mà còn bổ dưỡng, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi (1-2 nắm); tôm tươi (300gr); hành lá; gia vị.
Thực hiện:
- Lá đinh lăng rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất rồi vớt ra để ráo, cắt khúc nhỏ.
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, băm nhuyễn, ướp với gia vị.
- Cho dầu lên chảo, đun nóng, sau đó cho tôm đã băm vào đảo cho chín đều.
- Cho một lượng nước vừa đủ, đun sôi rồi cho lá đinh lăng vào.
- Sau khoảng 3 – 5 phút, thêm hành lá, gia vị rồi tắt bếp, múc ra bát thưởng thức.
Dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ cần lưu ý gì?
Dùng cây đinh lăng trị mất ngủ được đánh giá cao về mức độ an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, để có hiệu quả cao nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không áp dụng biện pháp từ lá đinh lăng cho những người bị dị ứng hoặc với mẫn cảm với một số thành phần có trong loại thảo dược này.
- Không áp dụng cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ cho trẻ nhỏ hoặc người đang gặp vấn đề về tiêu hóa.
- Nên lấy lá đinh lăng trị bệnh ở cây có tuổi đời trên 3 năm vì đây là thời điểm thảo dược có dược tính cao nhất.
- Cần tìm nguồn nguyên liệu sạch trong khi áp dụng để đảm bảo an toàn.
- Với bài thuốc sắc, không nên uống quá nhiều nước vì trong loại thảo dược này có saponin dễ gây rối loạn nhịp tim hoặc khiến nhịp tim tăng cao và thành phần ancaloit trong lá đinh lăng có thể gây chóng mặt.
- Nên hạn chế áp dụng với những người gặp vấn đề về gan vì nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng da xanh xao.
- Dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ chỉ là biện pháp hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị. Cho nên, nó chỉ phù hợp với những người bị mất ngủ ở mức độ nhẹ. Trường hợp bệnh nặng, mãn tính cần đến bệnh viện gặp bác sĩ để có hướng chữa bệnh phù hợp.
- So với những loại thuốc đặc trị thì dùng lá đinh lăng cho tác dụng châm, cho nên người bệnh cần kiên trì áp dụng mỗi ngày để các dưỡng chất có thể thẩm thấu vào sâu bên trong.
- Song song với việc dùng lá đinh lăng chữa bệnh thì bạn cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc khoa học. Đồng thời, tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe, giải phóng cơ thể, hỗ trợ ngủ ngon.
Trên đây là 5 cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ đơn giản. Đây là những mẹo dân gian dễ thực hiện, không tốn chi phí tuy nhiên tùy vào cơ địa của mỗi người mà nó cho hiệu quả khác nhau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!