Thực Hư 5 Cách Sử Dụng Lá Vông Chữa Mất Ngủ Có Hiệu Quả?

Việc sử dụng thuốc Tây trị chứng mất ngủ thường xuyên sẽ vô tình gây ra những tác phụ nguy hiểm cho các cơ quan nội tạng như gan, dạ dày, thận,… Chính vì vậy, trong những trường hợp mắc bệnh nhẹ, người dùng thường áp dụng những mẹo trong dân gian, trong đó sử dụng lá vông chữa mất ngủ là một phương pháp phổ biến nhất.

Công dụng lá vông chữa mất ngủ được không?

Lá vông, hay một số nơi còn gọi là lá vông nem, là một loại thực vật vô cùng phổ biến và dễ tìm kiếm. Loại cây này thường được mọi người trồng bên hàng rào để làm cảnh. Trong những bữa cơm gia đình hàng ngày, người ta cũng có thể sử dụng loại lá cây này để làm rau ăn kèm hoặc để nấu canh.

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn tại nhà thuốc nam Đỗ minh Đường, đồng cố vấn chuyên môn tại Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe Tâm Thần Việt Nam cho biết: “Lá vông nem có tính bình, vị đắng nhẹ và hơi chát. Sử dụng lá vông sẽ gây tác dụng lên hệ thần kinh, giúp con người giảm căng thẳng và an thần. Không những thế, vị thuốc nam này còn giúp người bệnh hạ huyết áp, hạ nhiệt, trừ phong thấp và gây ngủ”.

Lá vông nem có thể giúp con người giảm căng thẳng hệ thần kinh
Lá vông nem có thể giúp con người giảm căng thẳng hệ thần kinh

Trong Y học hiện đại, rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần có trong lá vông nem chứa một lượng lớn hoạt chất Alkaloid là Erythrin. Đây là những hoạt chất có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Chính vì vậy, từ lâu, lá vông đã được bào chế làm các loại thuốc an thần, chống lo âu, chóng mặt, nhức đầu và đặc biệt là chữa mất ngủ.

Xem thêm

5 phương pháp dùng lá vông chữa mất ngủ

Có rất nhiều cách sử dụng lá vông chữa mất ngủ, trong số đó, độc giả có thể tham khảo một vài cách dưới đây:

Hấp lá vông uống trực tiếp

Hấp lá vông là cách thực hiện đơn giản nhất cũng như không mất nhiều thời gian để chuẩn bị nhiều nguyên liệu. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20g lá vông tươi.
  • Rửa sạch lá vông, vò qua sau đó vẩy ráo nước.
  • Hấp lá vông sau xử lý vào nồi cơm điện.
  • Sau khi hấp chín, người bệnh có thể sử dụng và ăn trực tiếp. Mỗi ngày bạn nên sử dụng một vài lá để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hãm nước lá vông chữa mất ngủ

Hãm nước lá vông để uống hàng ngày thay cho lá trà là phương pháp được nhiều người áp dụng, bởi mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và hương vị cũng dễ sử dụng. Có rất nhiều bài thuốc chữa mất ngủ với lá vông đã được nghiên cứu để phù hợp với mọi đối tượng. Một trong số đó phải kể đến cách làm sau:

Hãm nước lá vông dễ thực hiện mà đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Hãm nước lá vông dễ thực hiện mà đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ
  • Chuẩn bị lá vông khô khoảng 8-16 gam, táo nhân khoảng 10g, tâm sen đã sao thơm khoảng 5g cùng 200ml nước.
  • Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở bên trên đun sôi, đến khi nước cạn còn khoảng 50ml.
  • Khi nước sôi thì bắc ra để nguội, có thể cho thêm một vài bông hoa nhài vào để có mùi thơm dễ uống.
  • Sử dụng cách trị mất ngủ này mỗi ngày thay cho nước trà để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ngâm rượu lá vông

Trong Đông y thì rượu cũng được xem là một vị thuốc có vị cay nóng, hơi đắng ngọt và có tính ôn, có thể dẫn vào 12 kinh lạc, có tác dụng chữa bệnh. Chính vì vậy, trong rất nhiều bài thuốc, chúng ta thường sử dụng dùng rượu để làm chất xúc tác và ngâm cùng các loại thảo dược khác để điều trị bệnh. Bài thuốc rượu ngâm lá vông là một trong số đó, chúng có tác dụng điều trị chứng mất ngủ hiệu quả cho người bệnh.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị rượu trắng, lá vông bánh tẻ và một hũ thủy tinh.
  • Lá vông đem đi rửa sạch, sau đó phơi khô vào trong bóng râm tránh héo.
  • Sau khi ráo nước thì thái nhỏ lá vông và cho vào hũ thủy tinh theo tỷ lệ cứ 100 gam lá thì cho 1 lít rượu trắng. Tốt nhất là rượu 30 – 40 độ.
  • Ngâm cùng rượu trong khoảng 15 – 20 ngày, sau đó lấy ra sử dụng.

Xem thêm

Nấu canh với lá vông

Nấu canh với lá vông để sử dụng kết hợp trong các bữa ăn hàng ngày là một lựa chọn mà nhiều người hướng tới. Hơn nữa, phương pháp này lại đặc biệt có công dụng đối với phụ nữ tiền mãn kinh hay những người bị mất ngủ ngắn hạn.

Canh lá vông chữa mất ngủ là món ăn ngon phù hợp trong các bữa cơm gia đình
Canh lá vông chữa mất ngủ là món ăn ngon phù hợp trong các bữa cơm gia đình

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị lá vông bánh tẻ, lá vông không quá non hoặc quá già cùng một chút thịt băm, tôm hoặc lá dâu tằm.
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi cho lên bếp nấu canh như thông thường.
  • Khi sôi thì tắt bếp, sau đó để nguội bớt và sử dụng.

Làm cao vông chữa mất ngủ

Phương pháp cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn đó là làm cao vông nem. Với cách làm này, bạn sẽ bảo quản được sản phẩm lâu hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị lá vông, lạc tiên khoảng 400 gam, lá gai và rau má mỗi vị khoảng 100 gam.
  • Đem tất cả nguyên liệu phơi khô và thái nhỏ.
  • Nấu tất cả nguyên liệu với nước khoảng 2-3 lần.
  • Cuối cùng chắt nước và cô lấy 700ml.
  • Cho thêm khoảng 1 kg đường, sau đó tiếp tục cô lại đến khi còn 1 lít cao lỏng rồi bảo quản trong hũ thuỷ tinh.
  • Mỗi ngày lấy khoảng 40 ml chia làm hai lần uống.

Xem thêm

Lưu ý trong việc dụng lá vông chữa mất ngủ

Lá vông là một loại thảo mộc được người dân tin tưởng sử dụng bởi mức độ lành tính cũng như giúp được người bệnh cải thiện đáng kể triệu chứng mất ngủ. Tuy nhiên, không phải ai chữa mất ngủ bằng lá vông cũng đều mang lại hiệu quả như mong muốn, bởi yếu tố cơ địa có phù hợp hay không.

Tập luyện giúp cơ thể thư giãn, từ đó giúp ngủ sâu giấc hơn
Tập luyện giúp cơ thể thư giãn, từ đó giúp ngủ sâu giấc hơn

Mặc dù vậy, trong quá trình sử dụng lá vông chữa mất ngủ, bạn cũng cần lưu ý tới một số vấn đề như sau:

  • Thực hiện theo đúng hướng dẫn, không tự ý sử dụng lá vông khi chưa có sự kê đơn từ lương y về liều lượng phù hợp. Bởi nếu quá lạm dụng lá vông, bạn có thể bị phản ứng phụ như mất ngủ triền miên.
  • Khả năng hấp thụ ở mỗi người khác nhau, nên phải kiên trì sử dụng theo đúng liều lượng để đạt kết quả tốt nhất. Trong những trường hợp sử dụng lâu nhưng không thấy có chuyển biến tích cực, bạn nên tham khảo những cách điều trị khác cho phù hợp hơn.
  • Mặc dù lá vông đem lại khả năng giúp dễ đi vào giấc ngủ, nhưng nếu sử dụng kéo dài trong một khoảng thời gian dài thì người dùng rất dễ bị nhờn thuốc, dẫn đến việc sử dụng sau này sẽ không còn có hiệu quả.
  • Khi cần chế biến lá vông, người bệnh cần phơi khô ở những nơi râm mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, bởi ánh nắng sẽ làm giảm hoặc làm biến đổi các hoạt chất chứa trong lá.
  • Đối với trường hợp người bệnh bị đồng thời chứng mất ngủ cùng chứng sưng đau khớp, viêm khớp thì không thể sử dụng lá vông bởi rất có thể gây ảnh hưởng không tốt.
  • Bên cạnh sử dụng lá vông chữa mất ngủ, người bệnh cũng cần phải thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, như ăn nhiều chất xơ, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ và tăng cường tập luyện thể dục thể thao điều độ.
  • Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế theo định kỳ khoảng 3-6 tháng/lần để tìm hiểu rõ nguyên nhân chứng bệnh, đồng thời có những bước điều trị thích hợp với bản thân.

Trên đây, Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe Tâm Thần Việt Nam đã giới thiệu đến cho độc giả TOP 5 cách sử dụng lá vông chữa mất ngủ hiệu quả nhất. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe của mình.

5/5 - (9 votes)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua