Mất Ngủ Sụt Cân Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?

Mất ngủ sụt cân có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó, trong đó không loại trừ bệnh ung thư. Vì vậy, để người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các phương pháp để cải thiện tình trạng mất ngủ và giảm cân không rõ lý do.

Mất ngủ sụt cân và những triệu chứng thường gặp

Mất ngủ sụt cân là tình trạng diễn ra phổ biến và thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay chứng mất ngủ khó ngủ ngày càng có xu hướng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi do lối sống sinh hoạt không khoa học hoặc do áp lực từ công việc, học tập. 

Theo thống kê hiện nay có khoảng 80 loại bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ. Ban đầu, chứng mất ngủ khó ngủ chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và không quá nghiêm trọng nên nhiều người không chú ý. Tuy nhiên theo thời gian, bệnh có thể chuyển biến thành thể mãn tính, trở nên khó điều trị và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Mất ngủ sụt cân khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi
Mất ngủ sụt cân khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi

Những triệu chứng của tình trạng mất ngủ sụt cân thường được biểu hiện như sau:

  • Người bệnh  có triệu chứng khó ngủ, trằn trọc, mãi không thể ngủ được khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần không ổn định, khó tập trung.
  • Người bệnh buồn ngủ, hai mắt trũng xuống, cơ thể mệt mỏi nhưng đầu óc vẫn rất tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.
  • Người bệnh ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc gần sáng, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, sau khi tỉnh dậy thì không thể ngủ tiếp được.
  • Ban ngày buồn ngủ, khó tập trung vào làm việc, nhưng ban đêm thì không thể nào ngủ được.
  • Người bệnh thức trắng nhiều đêm dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn  uống không ngon miệng khiến cơ thể suy nhược và sụt cân nghiêm trọng.
  • Người bệnh hay có cảm giác lo lắng, bồn chồn, trí nhớ kém, hay cáu gắt, khó kiềm chế cảm xúc.
  • Tim đập nhanh, hay bị đánh trống ngực, cảm giác thiếu hụt năng lượng, chân tay bủn rủn, không còn sức lực.

Nếu những triệu chứng này xuất hiện liên tục trong nhiều tuần, nhiều tháng có nghĩa là bạn đã gặp phải tình trạng mất ngủ sụt cân do rối loạn giấc ngủ gây ra. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn nên tìm cách để cải thiện. Nếu không thấy có chuyển biến tốt thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.

Không nên bỏ lỡ: Mất Ngủ Ở Người Trẻ: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Mất ngủ sụt cân là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Mất ngủ sụt cân là triệu chứng cảnh báo người bệnh đang bị mắc một vài căn bệnh nguy hiểm. Bởi hiện tượng mất ngủ có liên quan chặt chẽ đến cân nặng của cơ thể. Theo nghiên cứu, tình trạng mất ngủ sụt cân kéo dài có thể đang cảnh báo một số căn bệnh như sau.

Bệnh tiểu đường

Khi khẩu phần ăn hàng ngày của bạn không thay đổi, người bệnh bị tiểu đường vẫn có thể bị mất ngủ, sụt cân, cơ thể mệt mỏi…. Nguyên nhân của những hiện tượng này là do quá trình chuyển hóa bị rối loạn, tăng glucose khiến các cơ quan khác trong cơ thể như thận, tim mạch, mắt,… bị tổn thương.

Giảm cân, mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Giảm cân, mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Bệnh cường tuyến giáp 

Đây là một bệnh lý về tuyến giáp thường gặp ở những người trong độ tuổi thanh niên và trung niên. Người mắc phải căn bệnh này thường có biểu hiện cơ thể chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, khó ngủ. 

Bệnh đau dạ dày

Những người có tiền sử bị đau dạ dày thường có cảm giác bị ợ nóng, khó tiêu, sụt cân. Bên cạnh đó những cơn đau bụng thượng vị thường xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh cảm thấy trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ. 

Bệnh lao

Đây là bệnh lý xảy ra do một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium tuberculosis. Chúng xâm nhập vào cơ thể và gây ảnh hưởng đến phổi, thận, não, cột sống,… Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này đó là tức ngực, ho nhiều, ho có đờm hoặc ho ra máu, sụt cân nhanh, mệt mỏi, mất ngủ, giấc ngủ gián đoạn, sốt và đổ nhiều mồ hôi.

Bệnh nhiễm trùng

Các bệnh lý nhiễm trùng như: Nấm, nhiễm ký sinh trùng, viêm dạ dày, ho lao,… đều khiến cho hệ miễn dịch của con người bị suy giảm nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh luôn cảm thấy mất ngủ sụt cân, mệt mỏi và chán ăn.

Bệnh thận

Khi thận không khỏe, cơ thể sẽ bắt đầu có những dấu hiệu ban đầu đó là đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, chán ăn, giảm cân,… Nếu gặp phải những triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra chức năng thận trước khi chúng tiến triển thành bệnh suy thận, viêm thận.

Sụt cân mất ngủ có thể là do các bệnh về thận gây ra
Sụt cân mất ngủ có thể là do các bệnh về thận gây ra

Bệnh phổi

Bên cạnh các dấu hiệu đặc trưng của bệnh phổi như ho, khó thở, tức ngực,… người bệnh phổi còn có những dấu hiệu như cơ thể suy nhược, chán ăn, giảm cân mất ngủ, dễ bị mất sức.

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính

Đây là bệnh lý xảy ra khi đường lưu thông khí bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng khó thở, viêm nhiễm ở thành cuống phổi. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là đau thắt ngực, thở hắt hơi, thở nông, khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn, mệt mỏi, sụt cân, môi và đầu ngón tay xanh thẫm,…

Bệnh Crohn’s

Bệnh Crohn’s là một căn bệnh nhiễm trùng ở ruột gây ra tình trạng viêm nhiễm bên trong ống tiêu hóa. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các dấu hiệu như: Đau bụng, chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, co rút cơ bụng, đi ngoài phân có lẫn máu, có vết loét hoặc khối u bên trong.

Bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý khá phổ biến trong thời đại hiện nay. Những người bị trầm cảm thường do cuộc sống gặp nhiều biến cố, áp lực hoặc trải qua cú sốc tinh thần lớn. Trầm cảm sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách. Người bị trầm cảm sẽ gặp phải các triệu chứng như: Mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân, không có hứng thú với xã hội, có hành vi cực đoan, tự hại chính mình….

Người bị bệnh trầm cảm cũng gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ
Người bị bệnh trầm cảm cũng gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ

Ung thư

Trường hợp bạn bị mất ngủ sụt cân không rõ nguyên nhân, kéo dài trong nhiều tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở giai đoạn đầu. Một số bệnh ung thư có thể kể đến như: Ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày….

Tìm hiểu thêm: 7 Cách Chữa Mất Ngủ Bằng Gừng Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Mất ngủ giảm cân có nguy hiểm không?

Mất ngủ, sụt cân là hiện tượng diễn ra khá phổ biến hiện nay, nhất là những người thường xuyên bị căng thẳng, stress. Nếu tình trạng này xuất hiện trong thời gian ngắn và được khắc phục kịp thời thì người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám bởi nó có thể tiềm ẩn những nguy hiểm như sau:

Người bệnh bị mất ngủ sụt cân liên tục kèm theo tình trạng căng thẳng, stress kéo dài khiến cơ thể bị suy nhược, kiệt sức. Khi các cơ quan trong cơ thể không đảm bảo được các hoạt động hàng ngày, sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu não, gây đau đầu, đột quỵ, tiền đình, suy giảm trí nhớ, tai biến,…

Sau một thời gian mất ngủ, sụt cân kéo dài, cơ thể sẽ có xu hướng bù trừ, tăng cường đòi hỏi hấp thụ một lượng thức ăn nhiều hơn. Ngoài ra, cơ thể sẽ còn tiết ra một loại hormone tạo cảm giác đói có tên là ghrelin. Loại hormone này sẽ được sản sinh nhiều hơn khi người bệnh bị mất ngủ. Từ đó khiến cân nặng tăng lên một cách khó kiểm soát.

Nhìn chung, tình trạng mất ngủ sụt cân nếu diễn ra trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt.  

Cách điều trị tình trạng mất ngủ có giảm cân hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng mất ngủ sụt cân như dùng thuốc Tây y, Đông y hoặc áp dụng một vài mẹo chữa bệnh dân gian. Người bệnh có thể tùy theo tình trạng sức khỏe của mình để lựa chọn ra một phương pháp chữa bệnh phù hợp:

Điều trị mất ngủ sụt cân tại nhà

Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các mẹo chữa mất ngủ tại nhà trước để hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng thuốc Tây y. Bởi một số nguyên liệu như trà hoa cúc, trà gừng, trà cam thảo, tâm sen,…. đều có tác dụng giúp cải thiện giấc ngủ, xoa dịu thần kinh, giải tỏa căng thẳng, stress. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh khá hữu hiệu bạn có thể tham khảo:

Một số loại trà có tác dụng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ
Một số loại trà có tác dụng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc được biết đến với công dụng giúp làm giảm căng thẳng, stress, xoa dịu thần kinh rất hiệu quả. Ngoài ra nguyên liệu này còn giúp chống viêm, giảm đau, hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống khoảng vài tách trà hoa cúc là có thể có được một giấc ngủ trọn vẹn vào ban đêm.
  • Uống trà tâm sen: Đông y cho biết, tâm sen có tác dụng an thần, giúp thanh nhiệt, giải độc. Từ đó giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, thoải mái và ngủ ngon hơn. Chưa kể, trong thành phần của tâm sen có chứa nhiều axit amin, flavonoid và alkaloid, có tác dụng giúp giảm căng thẳng mệt mỏi. Người bệnh có thể sử dụng trà tâm sen để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.
  • Trà gừng: Trong thành phần của gừng có chứa hàm lượng lớn chất cineole. Hỏa chất này có khả năng cải thiện tâm giảm, giảm lo âu căng thẳng và chữa chứng mất ngủ hiệu quả. Đặc biệt, gừng có tính ấm nên có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu lên não, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể nhâm nhi mỗi ngày 1-2 ly trà gừng pha mật ong để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Trà cam thảo: Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình có tác động vào 12 kinh giúp an thần và dễ gây buồn ngủ. Trà cam thảo cũng rất dễ uống nên được nhiều người ưa chuộng. Để trị bệnh, bạn dùng rễ cam thảo thái lát mỏng, phơi khô. Mỗi lần sử dụng bạn dùng vài lát cam thảo hãm cùng nước sôi. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối để giúp tình trạng mất ngủ nhanh chóng được cải thiện.
  • Lạc tiên: Cây lạc tiên có vị ngọt đắng, tính mát, thường được dùng để an thần, lợi tiểu, chữa mất ngủ, viêm da, mẩn ngứa,… Người bệnh dùng 50g lạc tiên, 30g lá vông khô, 10g lá dâu tằm, 2g tim sen, 90g đường phèn sắc với nước uống, dùng liên tục trong 10 ngày sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng mất ngủ, sụt cân.

Sử dụng thuốc Tây y

Rất nhiều người tìm đến các loại thuốc Tây y để cải thiện tình trạng mất ngủ sụt cân. Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ nên sử dụng khi tình trạng mất ngủ sụt cân trở nên nghiêm trọng. Đồng thời việc dùng thuốc cần có sự theo dõi và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Bởi chúng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Cần sử dụng thuốc ngủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Cần sử dụng thuốc ngủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Một số loại thuốc trị mất ngủ, sụt cân, chán ăn, suy nhược cơ thể,… được sử dụng phổ biến nhất:

  • Nhóm thuốc an thần: Melatonin, Diphenhydramine hay Doxylamine succinate…
  • Nhóm thuốc đặc trị: Zolpidem, Doxepin, Eszopiclone, Zaleplon, Ramelteon,…
  • Thuốc giảm lo âu, bình thần, chống trầm cảm: Citalopram, Escitalopram, Fluvoxamine, Paroxetine, Prozac và Sertraline.

Ngoài việc dùng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng để giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp nâng cao thể trạng. Từ đó giúp người bệnh có thể ăn ngon ngủ tốt hơn. 

Bài đọc thêm: Chia Sẻ 12 Loại Thuốc Tây Trị Mất Ngủ An Toàn Và Hiệu Quả

Sử dụng thuốc Đông y

Hiện nay, có rất nhiều người đã tìm đến các bài thuốc Đông y để điều trị tình trạng mất ngủ sụt cân. Bởi họ cho rằng dùng thuốc Đông y sẽ an toàn, lành tính hơn so với thuốc Tây y. Thực tế cho thấy, tuy không đem lại hiệu quả nhanh chóng như thuốc Tây nhưng thuốc Đông y lại rất an toàn, lành tính, cho tác dụng lâu dài, giúp tác động vào căn nguyên gốc rễ của bệnh,  kích thích khả năng tự hồi phục của cơ thể và cải thiện hệ miễn dịch. 

Để giúp người bệnh tìm lại cảm giác thoải mái với giấc ngủ ngon. Đỗ Minh Đường đã phát triển bài thuốc chữa mất ngủ với thành phần chính là Lục Dược Dưỡng Tâm. Đây là một bài thuốc có sự kết hợp hoàn hảo giữa 30 loại thảo dược khác nhau, trong đó có 6 thảo dược chính đó là: Đan sâm, hoàng kỳ, viễn chí, thược dược, tâm sen, long nhãn. 

Thuốc trị mất ngủ của Đỗ Minh Đường giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả
Thuốc trị mất ngủ của Đỗ Minh Đường giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Cụ thể, bài thuốc trị mất ngủ của Đỗ Minh Đường đi sâu vào việc điều trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ với sự kết hợp 3 bài thuốc nhỏ dưới đây:

  • Bài thuốc dưỡng tâm an thần, trị rối loạn lo âu: Thành phần gồm táo nhân, hoàng kỳ, viễn trí, kỷ tử, hà thủ ô,…
  • Bài thuốc dưỡng tâm, an thần, trị mất ngủ: Thành phần gồm nhung hươu, mẫu lệ, nấm lim xanh, hà thủ ô, bá tử nhân,…
  • Bài thuốc hoạt huyết, bổ thận: Thành phần gồm cà gai, xích đồng, nhân trần, hạnh nhân, ba kích,….

Lục Dược Dưỡng Tâm và các loại thảo dược khác được bào chế theo công thức bí truyền 150 năm của dòng họ Đỗ Minh. Mỗi đời truyền nhân lại tiếp tục cải thiện để công dụng của thuốc phù hợp với thể trạng của nhiều người. Hơn nữa thuốc còn được bào chế từ các dược liệu sạch nên rất an toàn, lành tính và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình sử dụng. 

Với những người mới bị bệnh chỉ cần uống thuốc trong một thời gian ngắn là bệnh sẽ được cải thiện. Tuy nhiên với những người bị mất ngủ mãn tính thì cần sử dụng thuốc ít nhất là 2-3 tháng mới có thể đạt được hiệu quả như ý. Bởi thuốc có tác dụng chậm, phải kiên trì trong thời gian dài mới thấy hiệu quả.

Xem thêm: TOP 10 Bài Thuốc Đông Y Trị Mất Ngủ Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Bị sụt cân, mất ngủ cần lưu ý gì để bệnh cải thiện?

Để cải thiện tình trạng này, trước tiên người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình một cách lành mạnh và khoa học hơn. Không quá khó để bạn có thể phòng ngừa và khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng người bệnh cần biết:

Nghỉ ngơi thư giãn đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ bị giảm cân
Nghỉ ngơi thư giãn đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ bị giảm cân
  • Hãy sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh công việc bị quá tải khiến cả tinh thần và thể chất đều mệt mỏi. 
  • Nên đi ngủ sớm, với những người thường xuyên bị mất ngủ bạn nên lên giường lúc 21-22h. 
  • Trước khi đi ngủ bạn chỉ nên đọc sách và nghe nhạc, không nên sử dụng máy tính hay điện thoại. Bởi ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, hoạt động cơ bắp khiến quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Từ đó giúp bạn được ăn ngon ngủ tốt.
  • Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày, việc ngủ nhiều hơn 1 tiếng vào ban ngày cũng có thể khiến bạn bị mất ngủ vào ban đêm.
  • Không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích hoặc caffeine như: Rượu, bia, cà phê, cacao,…
  • Lựa chọn không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng vừa đủ, tránh ô nhiễm khói bụi và ô nhiễm tiếng ồn.
  • Nên ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng với các nhóm thực phẩm như canxi, magie, vitamin A, C, D, E, K, kẽm,… tránh ăn khuya, tránh ăn quá no gây khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Nên tắm nước ấm và ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ để giúp cơ thể được thư giãn, các mạch máu được lưu thông, từ đó giúp dễ ngủ hơn.
  • Có thể sử dụng thiết bị xông tinh dầu trong phòng ngủ, mùi hương nhẹ nhàng lan tỏa khắp phòng sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
  • Nên uống ít nước vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh phải đi tiểu đêm nhiều lần khiến bạn khó ngủ.
  • Nếu bạn đã áp dụng nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng mất ngủ sụt cân mà vẫn không có hiệu quả thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mất ngủ sụt cân. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức hữu ích. Đây là một triệu chứng thường gặp và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.

4.9/5 - (10 votes)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua