Mất Ngủ Mãn Tính: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Các Cách Chữa
Giấc ngủ hàng ngày đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống. Chính vì thế, đối với những bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài, điều này sẽ gây nên tác hại vô cùng lớn đến sức khỏe và cả đời sống, tâm lý, tinh thần. So với mất ngủ cấp tính thì mất ngủ mãn tính có nguy hiểm ra sao, cần chữa trị như thế nào cho hiệu quả, bài viết của chúng tôi sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp những vấn đề trên.
Mất ngủ mãn tính là gì? Triệu chứng ra sao?
Mất ngủ mãn tính còn có tên gọi khác là mất ngủ kinh niên. So với chứng mất ngủ cấp tính, mất ngủ, khó ngủ mãn tính thường xảy ra và kéo dài. Bên cạnh đó, các triệu chứng và tình trạng của chứng mất ngủ kinh niên cũng khó cải thiện hơn so với mất ngủ cấp tính.
Một số những biểu hiện thường gặp của các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ kinh niên có thể kể đến như là:
- Khó đi vào giấc ngủ: Theo khảo sát, các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ kinh niên thường cần tới ít nhất từ 60 đến 90 phút để đi vào giấc ngủ.
- Chất lượng giấc ngủ giảm sút: Nhiều người bệnh cũng cho biết, khi mắc chứng mất ngủ kinh niên, họ thường hay nằm mơ, ngủ không sâu giấc cũng như thường bị tỉnh giấc vào khoảng 3 đến 4 giờ sáng.
- Một số hội chứng khác đi kèm: Sau khoảng 3 tháng bị mắc chứng mất ngủ về đêm kinh niên, nhiều người bệnh cũng gặp một số những triệu chứng khác như là: Uể oải, hay bị đau nhức đầu, mất tập trung, trí nhớ trở nên kém đi.
Những nhóm nguyên nhân dẫn đến mất ngủ mãn tính
Căn bệnh mất ngủ mãn tính có những nguyên nhân khác nhau tại mỗi trường hợp cụ thể. Đối với người bệnh, việc xác định được đúng nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mất ngủ của mình có thể giúp cho phác đồ điều trị trở nên khoa học và hợp lý hơn. Từ đó, hiệu quả của quá trình điều trị cũng cao hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến ăn bệnh mất ngủ mãn tính:
- Mất ngủ bắt nguồn từ các bệnh lý khác: Trong một số trường hợp, người bệnh lúc đầu không hề bị mất ngủ và có đồng hồ sinh học bình thường. Tuy nhiên, sau khi bị mắc các căn bệnh như tiểu đêm hay các bệnh về hô hấp sẽ khiến người bệnh phải tự thức dậy nhiều lần trong đêm, từ đó hình thành bệnh mất ngủ. Ngoài ra, để điều trị một số bệnh lý, thuốc điều trị cho những chứng bệnh này có các chất kích thích hệ thần kinh, làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ và hình thành nên chứng mất ngủ kèo dài.
- Lạm dụng thuốc và các đồ uống có hoạt chất kích thích thần kinh: Hiện nay, xu hướng người trẻ bị mất ngủ thường xuyên ngày càng gia tăng. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ thói quen sử dụng các loại đồ uống như trà sữa, đồ ngọt hay cafe cho chứa nhiều đường và caffeine có tác dụng làm hệ thần kinh trở nên hưng phấn và hoạt động hiệu quả hơn. Mặt khác, ở một số trường hợp, ban đầu chỉ do lý do khách quan từ công việc hoặc căng thẳng và bệnh nhân chỉ mắc chứng mất ngủ cấp tính. Tuy nhiên, với việc dùng các loại thuốc ngủ không đúng cách khiến cho bệnh nhân trở nên lạm dụng thuốc và chứng mất ngủ cấp tính chuyển thành mất ngủ mãn tính.
- Tuổi tác và môi trường sống: Khi tuổi tác ngày càng cao, cơ thể cũng theo đó bị lão hóa dần. Chính vì thế, hệ thần kinh của một số người cao tuổi bị suy nhược, máu lên não kém dẫn đến chứng mất trí nhớ kèm theo mất ngủ kinh niên. Mặt khác, một số người vì sống lâu trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn và không khí ở mức nặng cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ.
Hậu quả của chứng mất ngủ kinh niên ra sao?
Khoảng thời gian chúng ta chìm vào giấc ngủ là lúc cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho ngày mới. Đối với người mắc chứng mất ngủ kinh niên, chất lượng giấc ngủ giảm sút lâu dần sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống, công việc cũng như các mối quan hệ xung quanh. Trong đó, một số hệ lụy nghiêm trọng có thể kể đến như:
- Cơ thể nhanh chóng bị thoái hóa, các tế bào dễ bị nhiễm độc và hệ miễn dịch tự nhiên bị suy giảm.
- Có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, béo phì, đau nhức đầu và dễ bị đột quỵ.
- Tâm lý bị ảnh hưởng, hay rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo âu, khó kiểm soát được cảm xúc, dễ bị trầm cảm.
- Trí nhớ kém dần, dễ mất tập trung, trong nhiều trường hợp sẽ có thể dẫn tới nguy cơ gặp tai nạn giao thông hay làm việc không hiệu quả.
- Chức năng sinh lý giảm, khó thụ thai và thậm chí là dẫn đến vô sinh.
Các phương pháp chữa mất ngủ mãn tính hiệu quả nhất
Mất ngủ kinh niên là một trong những căn bệnh tưởng chừng như phổ biến và không đáng lo ngại, tuy nhiên, về lâu dài chúng sẽ đem lại những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Có khá nhiều các thức để chữa trị căn bệnh này. Hiện nay, 3 hình thức chủ yếu mà các bệnh nhân thường lựa chọn là: Sử dụng mẹo dân gian, sử dụng thuốc Tây Y và sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền.
Phương pháp sử dụng mẹo dân gian
So với những phương pháp khác, mẹo dân gian thường được sử dụng để khắc phục tình trạng mất ngủ khi bệnh chưa đến mức quá nghiêm trọng. Mặt khác, các mẹo dân gian có thể sử dụng linh hoạt để hỗ trợ bồi bổ cơ thể nhanh chóng.
Đối với bệnh mất ngủ kéo dài, các mẹo dân gian thường là sử dụng các dược liệu, trà trị mất ngủ có tác dụng dưỡng tâm, an thần như: Trà atiso, lạc tiên, hạt sen,… Các dược liệu này sẽ được dùng để chế biến thành trà, hoặc cháo để ăn hoặc uống như một món ăn hoặc thức uống điểm tâm hỗ trợ chữa chứng mất ngủ trong thời gian dài.
Phương pháp sử dụng các nhóm thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y nói chung thường xuyên được sử dụng trong việc trị bệnh mất ngủ mãn tính. Tuy nhiên, đa phần các loại thuốc này đều có những tác dụng phụ nhất định. Do đó, các bạn chỉ nên sử dụng những loại thuốc được FDA khuyến nghị và chỉ sử dụng đúng liều lượng như bác sĩ kê đơn.
- Thuốc Barbiturat: Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương và có phổ tác dụng tương đối rộng. Tuy nhiên, loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ như: Đau nhức đầu, rung giật nhãn cầu, … Do đó, bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm thuốc này theo đơn của bác sĩ.
- Thuốc Benzodiazepin: Đây là loại thuốc được sử dụng rộng rãi để trị các chứng mất ngủ, lo âu và căng thẳng kéo dài. Trong một số trường hợp, việc dùng Benzodiazepin với liều cao cũng có thể có tác dụng trong việc chữa bệnh động kinh. Tuy nhiên, chúng cũng được khuyến cáo là có thể gây nghiện nên bạn cần hạn chế sử dụng.
- Nhóm thuốc Melatonin – Ramelteon: Đây là nhóm thuốc có tác dụng điều phối giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, một số tác dụng đi kèm của nhóm thuốc này có thể kể đến như là dễ gây buồn nôn, mệt mỏi và hay bị chóng mặt.
Phương pháp sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền chữa mất ngủ mãn tính
So với thuốc Tây y, các bài thuốc Y học cổ truyền tuy có tác dụng chậm hơn nhưng lại lành tính hơn rõ rệt. Mặt khác, việc điều trị từ gốc đến ngọn thay vì điều trị ngắn hạn như thuốc Tây sẽ đảm bảo được tác dụng lâu dài cho người bệnh.
Khi tìm đến các phòng khám và chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền uy tín như phòng khám Đỗ Minh Đường, ngoài việc được kê đơn thuốc, bệnh nhân sẽ được xem xét cụ thể về thể trạng hiện tại. Nhờ đó, các thầy thuốc có thể kê đơn phù hợp.
Không những thế, bạn sẽ được kê các thang thuốc có sự kết hợp của nhiều loại dược liệu khác nhau và đặc biệt là sử dụng đến bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh bao gồm 6 vị chủ dược gồm đan sâm, hoàng kỳ, thược dược, viễn trí, long nhãn và tâm sen để bồi bổ cơ thể. Nhờ đó,bài thuốc có thể chữa các chứng khó ngủ, mất ngủ thông, đồng thời điều hòa cơ thể, giúp cho cơ thể đạt được trạng thái cân bằng và ổn định, tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra một cách tối đa.
Mất ngủ mãn tính là một căn bệnh gây ra nhiều phiền toái đối với cuộc sống. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm các thông tin cần thiết để đề phòng và cải thiện căn bệnh này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!