Khó Ngủ Ngủ Không Sâu Giấc: Nguyên Nhân Và Các Cách Chữa

Ngày nay bệnh mất ngủ đang có xu hướng tăng cao cả về số lượng và trẻ hoá về độ tuổi. Mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới đời sống mà còn gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết để có cái nhìn tổng quan về chứng khó ngủ ngủ không sâu giấc và cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả.

Những triệu chứng thường thấy đối với người bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Người bệnh có thể nhận biết mình bị mắc chứng khó ngủ ngủ không sâu giấc dựa theo các triệu chứng sau đây:

  • Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, thường xảy ra vào ban đêm.
  • Bị tỉnh giấc giữa đêm với tần suất cao và rất khó ngủ lại.
  • Thường thức giấc sớm vào buổi sáng.
  • Người không cảm thấy thoải mái sau khi ngủ dậy.
  • Cảm giác rất mệt mỏi và buồn bực, buồn ngủ nhưng không thể ngủ.
  • Thường có cảm giác  buồn bực, cáu gắt, bồn chồn, lo lắng.
  • Khó chú ý, khả năng tập trung kém, trí nhớ giảm sút.
  • Luôn cảm thấy lo lắng và suy nghĩ nhiều trước khi đi ngủ và chất lượng giấc ngủ của bản thân.
Nhiều người bị khó ngủ ngủ không sâu giấc
Nhiều người bị khó ngủ ngủ không sâu giấc

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng khó ngủ ngủ không sâu giấc

Theo lương y Đỗ Minh Mon (truyền nhân đời thứ 2 nhà thuốc Đỗ Minh Đường), vị lương y có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc: “Khó ngủ, giấc ngủ không sâu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể là tình trạng rối loạn giấc ngủ mãn tính hay liên quan với các bệnh lý khác”. Trong đó, các nguyên nhân cơ bản của chứng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc là:

Sử dụng chất kích thích hoặc thói quen sinh hoạt không khoa học

Việc lạm dụng quá mức các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… trước khi đi ngủ hay thậm chí là trong cuộc sống thường ngày sẽ ức chế lên bộ phận hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn quá độ và khó ngủ sau đó.

Những thói quen sinh hoạt dễ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như làm việc quá khuya, ít vận động và tập thể dục thể thao, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, hay thức khuya và dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mang thai

Đây là tình trạng thường thấy của những chị em phụ nữ đang mang thai hoặc thời kỳ tiền mãn kinh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự rối loạn hormone Estrogen và Progesterone. Đây là “thủ phạm” phổ biến gây nên hầu hết những vấn đề sức khoẻ như đau khớp, stress, lo âu, bốc hỏa làm gia tăng chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc của phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh.

Theo một số nghiên cứu có khoảng 60% phụ nữ sau sinh cũng có giấc ngủ chập chờn không sâu giấc, đặc biệt là tuần thứ 7 sau sinh. Nguyên nhân do mất cân bằng hormone trong cơ thể và tâm lý của người mẹ lo sợ con khóc và thức giấc giữa đêm.

Ảnh hưởng của tuổi tác

Tình trạng ngủ chập chờn hoặc hay giật mình thường gặp ở nhóm người trên 60 tuổi có sự xáo trộn chu kỳ ngủ – thức. Do đó, khi tuổi càng cao thì thời gian dành cho giấc ngủ càng trở nên hạn chế.

Khó ngủ, ngủ không sâu giấc thường gặp nhiều ở người cao tuổi
Khó ngủ, ngủ không sâu giấc thường gặp nhiều ở người cao tuổi

Môi trường bị ô nhiễm hoặc yếu tố chủ quan

Không gian ngủ không dễ chịu, nhiều bụi bẩn, ô nhiễm tiếng ồn, quá chật hẹp cũng được coi là thủ phạm huỷ hoại giấc ngủ của bạn. Tiếng đồng hồ, tiếng ngáy, âm thanh từ đường phố,… có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Ngoài ra, một số người thường xuyên phải đi công tác, thay đổi lịch làm việc liên tục, chu trình thức – ngủ bị đảo lộn khi thay đổi múi giờ. Nếu cơ thể không thích nghi kịp sẽ gây tình trạng thiếu ngủ hoặc giấc ngủ không được sâu.

Một số bệnh lý khác

Ngủ chập chờn không đủ giấc hoặc thức dậy giữa đêm, mất ngủ có thể là biểu hiện của chứng thiểu năng tuần hoàn não. Người mắc phải chứng bệnh này có tình trạng sụt giảm lượng máu lên não dẫn đến não không tiếp nhận được đủ oxy và dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương gây nên tình trạng mất ngủ.

Ngoài ra, một số bệnh viêm xoang, dạ dày, tim mạch, xương khớp,… cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Mặt khác, các bệnh lý liên quan tới giấc ngủ khác như: Ngưng thở khi ngủ, mộng du, ác mộng, chứng lo sợ trong giấc ngủ… cũng gây nên chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh hen suyễn, thuốc ổn định huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng, . .. có chứa caffeine và các chất kích thích có thể gây rối loạn giấc ngủ.

Stress, lo âu

Những căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống thường nhật làm cho lượng hormone hạnh phúc trong cơ thể giảm đi, cản trở sự chuyển hoá thành melatonin. Đây là một chất hoá hoá học giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Những bệnh nhân tự kỷ, trầm cảm cũng vì nguyên nhân trên nên khó ngủ sâu giấc, dẫn đến mất ngủ mãn tính gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe lâu dài.

Xem thêm

Sức khỏe tâm lý, tâm thần có vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Sức khỏe tâm lý, tâm thần có vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Khó ngủ, mất ngủ kéo dài gây hậu quả gì?

Tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài, rối loạn giấc ngủ gây nên những hệ lụy nghiêm trọng tác động trực tiếp đến cơ thể cũng như tâm lý của người bệnh, cụ thể:

  • Người uể oải, kém tập trung: Những người bị mất ngủ, rối loạn ngủ thường xuyên trong trạng thái mỏi mệt, lờ đờ, khả năng tập trung kém, thiếu sức sống, ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc, học tập.
  • Nguy cơ teo não và đột quỵ: Mất ngủ thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị teo não. Người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm tăng nguy cơ đột quỵ gấp khoảng 8 lần so với bình thường.
  • Da bị lão hoá: Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone Cortisol khiến kết cấu collagen của da bị phá vỡ. Da bắt đầu bị nhăn nheo, thâm nám, chảy nhão và không được săn chắc làm tăng nguy cơ lão hoá cao, da hay nổi mụn.
  • Sức khỏe tim mạch bị ảnh hưởng: Hệ thần kinh trung ương của những người bị mất ngủ hoặc khó ngủ, ngủ không sâu giấc thường có trạng thái kích động và hưng phấn quá độ. Điều này tạo áp lực không cần thiết lên tim và mạch làm tăng huyết áp.
  • Suy giảm nội tiết tố: Mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm lượng testosterone trong cơ thể nam giới. Từ đó giảm ham muốn “chuyện ấy” sinh ra chứng mộng tinh, lãnh cảm.
  • Sụt cân khó kiểm soát: Mất ngủ kéo dài nếu không điều trị y tế sớm sẽ khiến cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm sẽ khiến người bệnh bị sụt cân nhanh chóng.
  • Tăng nguy cơ tai nạn: Thực tế có rất nhiều vụ tai nạn giao thông bắt nguồn từ nguyên nhân tài xế bị khó ngủ, mất ngủ. Những người thường xuyên làm việc với máy móc công suất lớn bị thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc dễ có nguy cơ gặp tai nạn trong khi làm việc.
  • Rối loạn cảm xúc, tâm lý: Khi bị tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài, người bệnh thường suy nghĩ tiêu cực, luôn cảm thấy cô đơn và dần dần rơi vào trạng thái ngại giao tiếp, suy nhược thần kinh, trầm cảm.
  • Tăng nguy cơ béo phì: Khi bị thiếu ngủ và khó ngủ, giấc ngủ không sâu, não bộ sẽ thay đổi hành vi. Người bệnh sẽ có cảm giác mau đói và muốn ăn nhiều vào ban đêm, đặc biệt là đồ ăn nhanh giàu chất béo.
Mất ngủ kéo dài tăng nguy cơ béo phì, thừa cân cùng nhiều hậu quả khác
Mất ngủ kéo dài tăng nguy cơ béo phì, thừa cân cùng nhiều hậu quả khác

Chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ này thật sự là vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm. Người bệnh không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng khó ngủ, giấc ngủ không được sâu thường xuyên, bởi không những ảnh hưởng lớn tới công việc, sinh hoạt hằng ngày mà đây còn là tín hiệu sớm của các bệnh lý như:

  • Bệnh viêm khớp: Những người bị viêm khớp sẽ gặp khó khăn trong việc có một giấc ngủ trọn vẹn. Khó ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ khiến những cơn đau nhức, tê bì của viêm khớp ngày càng trầm trọng và ngược lại.
  • Bệnh tim: Bệnh động mạch vành, một số bệnh lý liên quan tới tim và phổi khác cũng được coi là các tác nhân gây ra chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến chức năng trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy phấn chấn, trần đầy năng lượng, gây cản trở khả năng thư giãn và khó đi vào giấc ngủ sâu giấc.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, ho và nghẹt thở khi nằm xuống sẽ khiến bạn không thể chìm vào giấc ngủ sâu. Các triệu chứng khác như viêm lợi, hơi thở có mùi, đau họng cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
  • Liên quan đến một số bệnh lý khác như: Rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm, hội chứng stress sau đa chấn thương, nghiện rượu bia, lạm dụng thuốc an thần và người bị tâm thần phân liệt.
  • Bệnh dị ứng: Các dị nguyên từ khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú nuôi,… có thể gây dị ứng gây viêm xoang, nghẹt mũi,… Những triệu chứng dị ứng xảy ra ban đêm sẽ làm rối loạn giấc ngủ gây ra hiện tượng giật mình giữa đêm và mất ngủ.

Nếu các triệu chứng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc kéo dài ra ít nhất ba lần một tuần và kéo dài ít nhất ba tháng thì bệnh nhân nên được đưa đi khám để chữa trị kịp thời tránh những hậu quả không đáng có về sau.

Rối loạn giấc ngủ cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện kịp thời
Rối loạn giấc ngủ cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện kịp thời

Các phương pháp điều trị chứng khó ngủ ngủ không sâu giấc

Chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc nên được đặc biệt quan tâm và có phương pháp chữa trị sớm. Bệnh nhân có thể tham khảo những biện pháp được đề xuất sau đây của đội ngũ lương y tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Các biện pháp không dùng thuốc

Bạn cần phải tuân thủ theo giờ đi ngủ và thức dậy đúng như theo lịch trình đã đề sẵn, cho dù đó là ngày nghỉ. Từ đó bạn sẽ tự thiết lập cho mình một chế độ nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện chất lượng giấc ngủ, cụ thể:

  • Không nên thức quá khuya: Nên đi ngủ đúng giờ và khoảng thời gian tốt nhất để bạn bắt đầu đi ngủ là từ 21 giờ đến 22 giờ. Nhịp sinh học sẽ bị xáo trộn nếu bạn thức khuya với bất kỳ lý do gì có thể dẫn đến việc ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc mất ngủ.
  • Không nên dậy quá trễ: Cho dù đó là ngày cuối tuần thì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối của bạn. Nên thức dậy sớm để tập thể dục, ăn sáng hoặc đi ra ngoài gặp gỡ bạn bè sẽ làm cơ thể khỏe khoắn hơn, sảng khoái và tràn đầy sinh lực.
  • Không nên ngủ trưa quá nhiều: Một giấc ngủ trưa ngắn tầm 15 đến 30 phút sẽ có lợi cho sức khỏe và chất lượng hoạt động trong ngày. Nếu ngủ quá lâu sẽ làm cho bạn dễ cảm thấy khó ngủ vào buổi tối và dẫn đến giấc ngủ chập chờn.
Bệnh nhân nên đi ngủ sớm vào một giờ cố định
Bệnh nhân nên đi ngủ sớm vào một giờ cố định

Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng thói quen và chế độ sinh hoạt khoa học như:

  • Tránh xa các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ: Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị sẽ làm cho bộ não bạn luôn trong trạng thái căng thẳng. Từ đó làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thậm chí là không ngủ nổi.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Các hoạt động thể chất vào ban ngày sẽ giúp cơ thể ngủ tốt hơn vào ban đêm. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng vào buổi tối khiến cơ thể tăng cường sản sinh hormone endorphin rồi chuyển đổi thành melatonin giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
  • Giải tỏa áp lực, stress: Hãy tự giải tỏa những nỗi lo, sự căng thẳng sau một ngày dài bằng việc viết ra những điều mình cảm thấy phiền lòng. Thực hiện các động tác yoga hoặc tập thiền giúp đầu óc được thư thái hoàn toàn. Khi tất cả những căng thẳng đều giảm đi, bạn sẽ nhanh chóng có được một giấc ngủ ngon.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Nhiều người thường hay nhầm tưởng rằng những đồ uống có cồn tạo cảm giác buồn ngủ nên giúp ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên thực tế ngược lại khi chúng làm cơ thể cảm thấy buồn ngủ lúc đầu, sau đó các chất kích thích sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn lúc giữa đêm. Vì thế, muốn khắc phục khó ngủ, ngủ không sâu giấc, bạn cần hãy đảm bảo không động vào các chất kích thích ít nhất 4 tiếng trước khi ngủ.
Hạn chế tối đa chất kích thích trước giờ đi ngủ là điều bệnh nhân cần đặc biệt chú ý
Hạn chế tối đa chất kích thích trước giờ đi ngủ là điều bệnh nhân cần đặc biệt chú ý

Cải thiện chất lượng giấc ngủ tại nhà bằng mẹo dân gian

Các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ tại nhà sử dụng thảo dược tự nhiên dễ tìm kiếm hướng tới tính thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Người bệnh có thể tham khảo những cách dưới đây giúp cải thiện giấc ngủ của mình:

  • Bài thuốc dễ ngủ với trà mật ong: Hàm lượng Axit amin tryptophan trong mật ong sẽ chuyển thành Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện giấc ngủ. Thành phần Glucose và Fructose trong mật ong có tác dụng xoa dịu thần kinh. Bài thuốc dân gian chữa mất ngủ với mật ong theo cách pha uống trà mật ong. Bạn sử dụng 1 gói trà túi lọc và 350ml nước nóng, thêm bạc hà đậy nắp rồi uống trà trong khoảng 10 phút, chắt nước cốt trà, thêm 2 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh, sau đó khuấy đều để nguội rồi sử dụng mỗi ngày.
  • Mẹo từ cây lạc tiên: Lạc tiên là thảo dược có tính mát, gần như không chứa các độc tố nên an toàn khi sử dụng. Dân gian lưu truyền bài thuốc chữa mất ngủ từ loại trà lạc tiên sử dụng mỗi ngày. Bạn cần làm sạch bụi bẩn và chặt cây lạc tiên thành từng khúc sau đó phơi hoặc sấy khô. Sau đó, sử dụng khoảng 50g lạc tiên khô đổ vào nồi; thêm 1.5 – 2 lít nước đun sôi sau đó tắt bếp, chờ khoảng 5 – 10 phút; chắt nước lạc tiên để uống thay nước lọc mỗi ngày. Kiên trì sử dụng từ 1 – 2 tháng, bệnh nhân sẽ thấy chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
  • Ngủ ngon giấc hơn với trà tâm sen: Hoạt chất Alcaloid có trong tâm sen tác dụng an thần, dưỡng tâm hiệu quả, qua đó người ta có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon. Với nguyên liệu tâm sen, người mắc chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể áp dụng cách pha trà tâm sen uống. Hãy dùng một lượng tâm sen vừa đủ sau đó thêm nước ấm pha trà. Thời gian hãm trà khoảng 10 – 15 phút sau khi thấy tâm sen lắng ở đáy ấm là có thể dùng. Có thể thêm mấy lát cam thảo làm tăng mùi vị thơm ngon, dễ uống.
  • Chuối xanh cải thiện khó ngủ ngủ không sâu giấc: Trong chuối xanh có chứa Serotonin – Hoạt chất có tác dụng nuôi dưỡng giấc ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc. Vitamin C, vitamin B6, chất xơ và tinh bột có trong chuối xanh có tác dụng bổ não, điều hoà thần kinh để nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu. Hãy chuẩn bị 1 thìa cà phê bột quế, 1 quả chuối tiêu xanh, 600ml nước; sau đó cắt bỏ cuống chuối xanh, cho nước luộc tới khi sôi, đun lửa nhỏ liu riu khoảng 20 phút rồi tắt bếp. Chắt nước chuối luộc uống trước khi uống khoảng 1 tiếng. Sau 10 phút tiếp tục ăn quả chuối xanh, duy trì trong khoảng 1 tuần.

Sử dụng các loại thuốc Tây y điều trị mất ngủ, an thần

Trường hợp mất ngủ nặng, kéo dài nhiều ngày, người bệnh nên tìm những đơn thuốc Tây y để điều trị. Tuỳ theo tình trạng mất ngủ, khó ngủ và độ tuổi của từng người bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Dưới đây là một vài nhóm thuốc ngủ sẽ có trong kê đơn của người bệnh:

  • Nhóm thuốc an thần: Thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị mất ngủ do căng thẳng thần kinh quá độ, hệ thống thần kinh bị ức chế. Lúc này, các sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như Clonazepam, Diazepam, Bromazepam…
  • Nhóm thuốc gây ngủ như: Phenobarbital hay Zolpidem là các loại thuốc tác động mạnh đến hệ thần kinh và tạo nên những cơn buồn ngủ tức thời.
  • Nhóm thuốc kháng histamin bao gồm: Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,… là một số loại thuốc thuộc nhóm dược phẩm kháng histamin kê đơn cho bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ kinh niên,..
Bệnh nhân cần đặc biệt chú ý liều lượng với thuốc ngủ theo đơn được kê
Bệnh nhân cần đặc biệt chú ý liều lượng với thuốc ngủ theo đơn được kê

Lưu ý: Thuốc ngủ có thể giúp người bệnh có thể ngủ ngày ngay sau khi uống thuốc, nhưng thuốc ẩn chứa những tác dụng phụ như gây nhờn thuốc, lệ thuộc thuốc, tổn hại cho hệ thống tiêu hoá và thần kinh.

Ngoài việc sử dụng những loại thuốc Tây, bạn đọc nên tham khảo thêm một số thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe hệ thần kinh. Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ đầu ngành khuyến khích người bệnh cần tìm kiếm và bổ sung một số nguồn vitamin, khoáng chất để giúp cơ thể luôn dồi dào năng lượng và hạn chế tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc triền miên.

Điều trị chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc theo các bài thuốc Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, mất ngủ, khó ngủ còn gọi chung là chứng thất miên, bất mị. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể bị ngoại tà thâm nhập cộng thêm chính khí suy yếu, can thận suy giảm chức năng nên tinh thần bất ổn mà mất ngủ. Y học cổ truyền sử dụng thảo dược thiên nhiên tạo nên các bài thuốc đông y trị mất ngủ nhằm loại bỏ căn nguyên gây mất ngủ, đồng thời tập trung bồi bổ thể trạng để nâng cao sức khoẻ.

Một số bài thuốc YHCT chữa mất ngủ người bệnh có thể tham khảo là:

  • Bài thuốc dưỡng tâm giúp ngủ ngon ban đêm: Sử dụng 20g lạc tiên khô, 12g hạt sen, 6g cam thảo, 6g xương bồ, 2g lá vông. Gia giảm thêm lá dâu, táo nhân sao và lá tre mỗi thứ 10g. Sắc thuốc với 750ml nước, đun lửa nhỏ cho tới khi trong nồi cạn còn 250ml rồi tắt bếp. Uống 1 lần mỗi ngày và liên tục trong 1 tháng.
  • Bài thuốc bổ tâm, dưỡng huyết tư tâm: Gồm 18g nhân sâm, thêm phục linh, đan sâm, viễn chí, cát cánh, ngũ vị tử, phục linh mỗi vị 15g. Gia giảm thêm toan táo nhân, thiên môn đông, bá tử nhân, đương quy nhân mỗi vị 60g cùng 120g sinh địa hoàng. Tán các vị thuốc thành bột mịn sau đó luyện thành viên hoàn lớn như hạt đậu. Mỗi lần sử dụng 1 hoàn pha với nước sôi, để nguội rồi dùng thuốc khi đói buổi sáng, trưa và tối.
  • ĐỖ MINH MẤT NGỦ: Đây là bài thuốc cổ đến từ Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường có lịch sử hơn 150 năm, sử dụng 6 vị chủ được đánh giá là thuốc quý giúp bồi bổ nội tạng – LỤC DƯỢC DƯỠNG TÂM kết hợp hơn 30 vị thuốc khác với tỷ lệ vàng. Bài thuốc giúp cải thiện và giảm hẳn các chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau đầu thông qua điều trị căn nguyên gây bệnh.
Bài thuốc MẤT NGỦ ĐỖ MINH - Giải pháp cho hàng nghìn bệnh nhân
Bài thuốc MẤT NGỦ ĐỖ MINH – Giải pháp cho hàng nghìn bệnh nhân

Bốc và sử dụng thuốc theo YHCT cần được thăm khám, chẩn đoán chính xác tại các cơ sở y tế chuyên khoa có giấy phép, đảm bảo đơn thuốc phù hợp cơ địa bệnh nhân. Không tự ý kết hợp dùng thuốc Đông và Tây y kết hợp mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý cách phòng ngừa chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Để hạn chế mắc phải chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mỗi người hãy xây dựng cho mình một cuộc sống, chế độ sinh hoạt lành mạnh với khung giờ cố định mỗi ngày.

  • Khi nằm ngủ cần chọn một chiếc gối không cao quá hoặc thấp quá và tốt nhất là nên nằm ngửa để ngủ.
  •  Để môi trường ngủ yên tĩnh nhất có thể và tắt các nguồn ánh sáng màu xanh để giấc ngủ không bị gián đoạn.
  •  Luôn đảm bảo ga, đệm, chăn, gối sạch sẽ để kích thích chất lượng giấc ngủ.
  •  Không dùng caffeine vào buổi tối, không làm việc gần giờ đi ngủ và không nên nạp vào cơ thể thực phẩm giàu calo vào buổi đêm.
  •  Trước giờ đi ngủ cần loại bỏ tất cả lo lắng và căng thẳng ra khỏi tâm trí.
  •  Giảm thiểu công việc vào buổi cuối ngày.
  • Tập thể dục và ăn uống, ngủ nghỉ vào thời gian cố định, hợp lý

Trên đây là một số thông tin về chứng khó ngủ ngủ không sâu giấc. Hy vọng thông qua bài viết này quý độc giả sẽ có những kiến thức hữu ích để có được giấc ngủ ngon tự nhiên theo đúng nhịp sinh học.

4.9/5 - (9 votes)

Tham khảo

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua