Những Cách Trị Mất Ngủ Cho Người Già Và Lưu Ý Cần Biết
Mất ngủ là một bệnh lý phổ biến, trong đó, tỉ lệ người cao tuổi mắc phải luôn rất cao so với những người thuộc lứa tuổi khác. Để trị mất ngủ cho người già đúng cách, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân cũng như những lưu ý đối với vấn đề này.
Vì sao cần trị mất ngủ cho người già?
Nhiều nghiên cứu và khảo sát đã cho thấy rằng, người cao tuổi dễ bị gặp phải các vấn đề về giấc ngủ hơn so với những lứa tuổi khác. Những vấn đề đó thường là: Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, thời gian ngủ ít hơn,… Mới đầu, tình trạng này không có quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, lâu dần các triệu chứng này sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng lượng luôn ở mức thấp và tinh thần hay sức khỏe tâm lý cũng bị ảnh hưởng theo.
Trên thực tế, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề mất ngủ ở người già:
- Do cơ thể đang lão hóa và một số chức năng sinh lý bị suy giảm: Cơ thể bị lão hóa theo thời gian là một quy luật tự nhiên. Đến một độ tuổi nhất định, các chức năng và cơ quan trong cơ thể sẽ làm việc kém hiệu quả dần, đặc biệt là đối với hệ thần kinh trung ương. Khi tuổi tác càng lớn, số lượng tế bào thần kinh cũng như lượng máu lên não ngày càng giảm đáng kể. Ngoài việc ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, vấn đề này cũng làm cho người cao tuổi bị khó ngủ, lâu dần dẫn đến chứng mất ngủ.
- Mất ngủ do bệnh lý: Ngoài các vấn đề đối với hệ thần kinh thì một số những bệnh lý khác cũng là nguyên nhân làm kéo theo các vấn đề về giấc ngủ ở người cao tuổi. Một số chứng bệnh như: Bệnh về đường hô hấp, thoái hóa xương khớp, tim mạch hay tiêu hóa, … cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý người bệnh.
- Mất ngủ do môi trường sống: Ngoài các nguyên nhân chủ quan thì môi trường sống không tốt cũng là một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh mất ngủ. Nhiều khảo sát cho thấy tỷ lệ các bệnh nhân cao tuổi gặp chứng mất ngủ do đang sống trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn hoặc ô nhiễm không khí.
- Chế độ sinh hoạt và yếu tố tâm lý, tình cảm: Đa số các bệnh nhân cao tuổi gặp phải chứng mất ngủ đều đã nghỉ hưu. Lúc này, việc hàng ngày phải ở nhà, ít vận động làm người cao cảm thấy ngột ngạt hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và dễ dẫn đến chứng mất ngủ. Mặt khác, việc thiếu đi người bạn đời cũng là một lý do quan trọng ảnh hưởng đến cả tâm lý, tình cảm và chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi.
Mất ngủ kéo dài sẽ gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm thần và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời, triệu chứng mất ngủ ở người già cũng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời. Do đó, việc điều trị mất ngủ cho người già rất quan trọng và cần được quan tâm hơn.
Các cách điều trị mất ngủ cho người già hiệu quả nhất
Cũng như phần lớn các bệnh lý khác thường gặp ở người cao tuổi, để trị mất ngủ cho người già, chúng ta cần phải xác định nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở từng trường hợp. Từ đó, việc khoanh vùng và chữa trị sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện và điều trị mất ngủ cho người già hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Mẹo dân gian trị mất ngủ
Tại Việt Nam, có khá nhiều người ưu tiên lựa chọn các bài thuốc dân gian để trị mất ngủ cho người già. Ưu điểm của phương pháp này chính là đơn giản, dễ áp dụng vì các mẹo dân gian hay bài thuốc dân gian thường áp dụng các loại thực phẩm cũng như tương đối lành tính.
- Chữa mất ngủ nhờ hạt sen: Khi nhắc đến những thực phẩm để chữa trị chứng mất ngủ thì không thể không nhắc đến hạt sen và tâm sen. Về cơ bản, đây là loại dược liệu có tính hàn và hương vị tương đối đắng. Nhờ đó, chúng thường được áp dụng để thanh nhiệt, giải độc và chữa trị chứng mất ngủ ở nhiều lứa tuổi. Cụ thể, trong tâm sen có chứa các thành phần như Asparagin, Nelumbin, Nuciferin và Liensinin đều là những hoạt chất có tác dụng tốt đối với việc an thần. Ngoài ra, chúng còn có thể hỗ trợ đối với những chứng bệnh liên quan đến việc thiếu máu và tim mạch. Thông thường, các bạn có thể dùng tâm sen đã được sao khô để hãm trà hoặc ăn cháo hạt sen để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Uống trà hoa cúc chữa mất ngủ: Trà hoa cúc là một thức uống giải nhiệt quen thuộc được sử dụng từ thời xa xưa. Ngoài việc thanh nhiệt giải độc thì trà hoa cúc còn được chỉ ra có chứa Sesquiterpene lactones và Chamomile là những chất có tác dụng giảm thiểu lo lắng và giúp an thần tốt hơn. Đối với bệnh nhân cao tuổi mắc chứng mất ngủ, các bạn có thể ưu tiên dùng trà hoa cúc sau các bữa ăn chính hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để có được tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo những cách pha trà hoa cúc mới như pha trà hoa cúc kết hợp với một số thảo dược khác như là atiso hay cam thảo để tạo nên những hương vị mới lạ cũng như kết hợp để tạo nên thức uống bổ dưỡng hơn.
- Chữa mất ngủ bằng nụ hoa tam thất: Theo kinh nghiệm dân gian, hoa tam thất có bốn tác dụng chính là: Thanh nhiệt, mát gan, giải độc và an thần. Do đó, đây cũng là một thảo dược quen thuộc đối với những bệnh nhân mắc chứng mất ngủ. Đặc biệt, khi sử dụng nụ hoa tam thất như một thảo dược chữa mất ngủ, người bệnh có thể yên tâm vì chúng không gây ra tác dụng phụ cũng như giúp cơ thể được detox tốt hơn. Thông thường, để tiện lợi cho việc sử dụng, mọi người thường chọn cách pha trà hoa tam thất và uống khi còn ấm để tạo hiệu quả tốt nhất.
Một số bài thuốc Đông Y chữa bệnh mất ngủ cho người cao tuổi
Tuy cũng sử dụng các thực vật có dược tính tốt giúp an thần nhưng so với các mẹo dân gian thì các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ được đánh giá cao hơn vì đã được nhiều thầy thuốc Đông y nghiên cứu và điều chỉnh hàm lượng. Mặt khác, nếu như các mẹo dân gian thường áp dụng các dược liệu, thảo dược chữa mất ngủ để tạo thành các món ăn, thức uống như cháo hoặc trà thì các bài thuốc Đông y sẽ có hàm lượng nhất định và sẽ được dùng bằng nhiều phương thức như: Pha thành trà, nấu cháo hay sắc thành thuốc để uống.
- Bài thuốc 1: Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: Phục linh 16gr, trần bì 12gr, bán hạ chế 12gr, chỉ thực 12gr, cam thảo 4gr, trúc nhự 8gr và 5 quả táo đại. Liều lượng này dùng cho 1 ngày, chia làm 2 lần để uống. Tác dụng chính của bài thuốc này là thanh nhiệt kết hợp với chữa trị mất ngủ. Những bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ, đầu có cảm giác nặng nề, đắng miệng và hay bị tức ngực đều có thể tham khảo và sử dụng.
- Bài thuốc 2: Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: Đan sâm 16gr, đẳng sâm 10gr, bá tử nhân 10gr, toan táo nhân 10gr, phục linh 12gr, huyền sâm 10gr, ngũ vị tử 8gr, viễn trí 6gr, sinh địa 12gr, cát cánh 8gr, đương quy 16gr, mạch môn 12gr và thiên môn 12gr. Liều lượng này đủ dùng trong một ngày, sắc thuốc và chia làm 2 lần uống trong ngày. So với bài thuốc thứ nhất, bài thuốc thứ hai thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị mất ngủ do vấn đề tâm lý, hoặc bị bốc hỏa, ù tai, miệng bị đắng và khô.
Tuy nhiên, bên cạnh những bài thuốc Đông y hay Y học cổ truyền phổ biến thường được áp dụng thì bạn nên tìm hiểu và lựa chọn thăm khám ở những địa chỉ uy tín như nhà thuốc Đỗ Minh Đường để đảm bảo về hiệu quả chữa trị. Tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, ngoài các triệu chứng mất ngủ về đêm, bạn sẽ được kê các phương thuốc phối kết hợp theo thể trạng của bản thân để đảm bảo hiệu quả tốt nhất mà không gây ra các tác dụng phụ nào.
Cách chữa mất ngủ bằng thuốc Tây y
Đối với các loại thuốc Tây chữa mất ngủ, mỗi loại thuốc đều có những dược tính cũng như ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, khi quyết định chữa trị mất ngủ bằng thuốc Tây y, các bạn không nên tự ý chữa trị mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như thăm khám cẩn thận đối với tình trạng hiện tại.
- Ambien: Đây là loại thuốc phổ biến để chữa mất ngủ, thường được các bác sĩ kê trong đơn thuốc chữa mất ngủ cho các bệnh nhân bị mất ngủ cấp tính. Thông thường, sau khi sử dụng thuốc này khoảng 20 phút là bệnh nhân đã cảm thấy buồn ngủ. Chúng cũng giúp cho người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ, đôi lúc bạn nên dùng liều lượng thấp hơn so với chỉ định để tránh tác dụng phụ của thuốc. Đối với người cao tuổi, hàm lượng Ambien sử dụng thường được chỉ định sẽ là 5mg.
- Rozerem: So với Ambien, Rozerem là loại thuốc chữa mất ngủ có công hiệu phát huy từ từ theo thời gian. Cụ thể, chúng sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương nhằm thiết lập lại chu kỳ ngủ cho người bệnh. Cho đến nay, vẫn chưa ghi nhận về các tác dụng phụ của Rozerem và bạn có thể tham khảo loại thuốc này để chữa trị mất ngủ cho người già.
- Eszopiclone: So với 2 loại thuốc trên, Eszopiclone là loại thuốc trị mất ngủ cấp tính (tạm thời) có dược tính mạnh và được đánh giá cao. Tuy nhiên, việc sử dụng Eszopiclone có thể dẫn tới một số tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa. Do đó, các bạn chỉ nên sử dụng loại thuốc này theo đơn của bác sĩ.
Lưu ý gì khi trị mất ngủ cho người già
Chứng mất ngủ ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế với mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể thì chúng ta nên tìm hiểu cách chữa trị phù hợp tương ứng để có thể sớm cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến một số các lưu ý cần biết để quá trình chữa bệnh có được hiểu quả tốt nhất:
- Nên khuyến khích người cao tuổi kết hợp việc chữa trị mất ngủ bằng thuốc với việc thay đổi chế độ sinh hoạt, tăng cường tập các bài thể dục nhẹ để cân bằng cơ thể.
- Mất ngủ kiêng gì, ăn gì?Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thực phẩm có thành phần làm giảm các tác dụng của thuốc trong thời gian điều trị chứng mất ngủ.
- Nên đi ngủ sớm và đúng giờ để hỗ trợ việc thiết lập lại đồng hồ sinh học.
- Ưu tiên lựa chọn môi trường sống yên tĩnh, ít tiếng ồn và khói bụi.
Việc trị mất ngủ cho người già là một quá trình đặc biệt. Mong rằng, qua bài viết này, các bạn đã biết thêm về cách chữa trị cũng như những lưu ý cần biết trong việc chữa trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi nói chung.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!