Top 13 Loại Thuốc An Thần Gây Ngủ Phổ Biến Nhất

Thuốc an thần gây ngủ thường được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân nhằm làm chậm quá trình hoạt động của não bộ, giảm căng thẳng để có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyến các những loại thuốc an thần này cần được sử dụng rất thận trọng để hạn chế các nguy cơ tai hại.

13 loại thuốc an thần gây ngủ tốt nhất hiện nay

Một trong những cách trị mất ngủ được áp dụng hiện nay là thuốc an thần kê đơn. Thuốc an thần gây ngủ có tác dụng chính là giúp an thần, giảm tải căng thẳng thần kinh, làm chậm hoạt động của não bộ giúp người bệnh ngủ dễ dàng hơn. Mỗi loại thuốc sẽ hoạt động theo các phương thức khác nhau, nhưng tựu chung lại đều giúp mang lại cảm giác thư thái nhanh chóng và gây ngủ.

Có nhiều loại thuốc an thần gây ngủ khác nhau
Có nhiều loại thuốc an thần gây ngủ khác nhau

Dưới đây là một số loại thuốc an thần gây ngủ thường được sử dụng nhất:

1. Seduxen – Thuốc an thần gây ngủ chuyên biệt

Thuốc seduxen rất phổ biến trong các đơn thuốc an thần được kê cho bệnh nhân mắc chứng mất ngủ kéo dài. Loại thuốc này có thành phần chính là hoạt chất diazepam có khả năng an thần nhanh chóng và gây ngủ rất mạnh. Ngoài sử dụng trong điều trị chứng mất ngủ về đêm, thuốc này còn được kê đơn cho bệnh nhân nghiện bia rượu.

Cách sử dụng thuốc Seduxen như sau:

  • Seduxen là thuốc kê đơn, chỉ được phép sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Liều dùng Seduxen: Tối đa 3 viên/ngày.

Lưu ý: Seduxen không được phép dùng với phụ nữ đang mang bầu, mẹ cho con bú và trẻ nhỏ.

Giá tham khảo: 350.000đ/vỉ (10 viên).

Thuốc an thần gây ngủ seduxen
Thuốc an thần gây ngủ seduxen

2. Thuốc an thần dễ ngủ Diazepam

Tương tự như Seduxen, thuốc Diazepam cũng có thành phần chính là hoạt chất Diazepam giúp gây ngủ nhanh chóng. Thuốc này thường chỉ định cho bệnh nhân gặp vấn đề căng thẳng thần kinh mức độ nặng, hỗ trợ điều trị trầm cảm, người bị sảng rượu hoặc bị co giật. Ngoài ra còn có thể sử dụng như thuốc tiền mê trước khi tiến hành phẫu thuật.

Cách sử dụng thuốc Diazepam: Người lớn dùng 1 – 3 viên mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ, người già cần giảm liều lượng thuốc phù hợp.

Lưu ý: Thuốc Diazepam không được phép sử dụng chung với thuốc thuộc nhóm an thần khác. Ngoài ra thuốc Diazepam có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nữ giảm tập trung, gây buồn ngủ suốt cả ngày, đau đầu, choáng váng… Vì thế sau khi uống Diazepam cần thận trọng nếu lái xe.

Giá tham khảo: 90.000đ/vỉ (10 viên).

3. Lexomil – Thuốc an thần gây ngủ được kê đơn

Thuốc Lexomil với thành phần chính là bromazepam 6mg sẽ giúp hệ thần kinh nhanh chóng được thư giãn thoải mái, chống lại các tình trạng âu lo, hồi hộp, hoảng loạn nhờ đó dễ ngủ hơn.

Thuốc Lexomil được biết tới với công dụng làm giảm những tác động gây kích thích thần kinh để cải thiện các chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, kích động, u uất. Ngoài ra, thuốc Lexomil còn được sử dụng nhằm kiểm soát các vấn đề hô hấp hoặc tim mạch gây ra do đường truyền thần kinh bị sai lệch.

Cách sử dụng Lexomil:

  • Liều thông thường từ 1.5 – 3mg mỗi ngày chia thành 2 – 3 lần.
  • Với các bệnh nhân nặng bác sĩ có thể tăng liều lượng cao hơn.

Lưu ý: Thuốc Lexomil không dùng được cho các mẹ bầu, mẹ cho con bú và trẻ nhỏ.

Giá tham khảo: 1.500.000đ/hộp (30 viên).

Xem thêm

Thuốc Lexomil lả loại thuốc an thần gây buồn ngủ
Thuốc Lexomil lả loại thuốc an thần gây buồn ngủ

4. Rotunda

Rotunda có thành phần chính là chiết xuất từ cây stephania Rotunda Menispermaceae. Đây là một loại thảo dược thường được tìm thấy tại những vùng núi cao của Trung Á. Các thành phần trong thảo dược cho thấy tác dụng tốt trong việc hỗ trợ an thần, cải thiện giấc ngủ, huyết áp, nhịp tim và giảm các cơn co thắt tử cung, ruột.

Cách dùng Rotunda như sau:

  • Người lớn uống 1 viên Rotunda trước khi đi ngủ 30 phút, mỗi ngày có thể uống 2 – 3 lần.
  • Trẻ em trên 13 tháng có thể dùng liều 2mg/kg/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Giá tham khảo: 150.000đ/hộp (100 viên).

5. Viên an thần Mimosa

Sản phẩm viên an thần Mimosa do Công ty Dược phẩm OPC nghiên cứu và sản xuất. Mimosa có thành phần chính là các thảo dược như: lá vông nem, trinh nữ, bình vôi, lạc tiên, lá sen…

Viên an thần Mimosa có công dụng được công bố là hỗ trợ an thần, giảm các cơn đau đầu, giảm âu lo, căng thẳng và hỗ trợ ngủ ngon. Ngoài ra viên an thần Mimosa cũng được sử dụng với công dụng giúp giảm huyết áp.

Cách sử dụng Mimosa:

  • Liều Mimosa cho người lớn: 1 – 2 viên/lần. Ngày uống 1 lần trước khi ngủ 30 phút.
  • Liều Mimosa cho trẻ nhỏ từ 5 – 15 tuổi: 1 viên/lần. Ngày uống 1 lần trước khi ngủ 30 phút.

Giá tham khảo: 70.000đ/hộp (50 viên).

Viên an thần Mimosa
Viên an thần Mimosa

6. Thuốc gây ngủ Phenobarbital

Thuốc Phenobarbital là loại an thần gây ngủ thuộc vào nhóm hướng tâm thần, thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân mất ngủ kinh niên. Ngoài ra thuốc này cũng được dùng cho bệnh nhân thiếu ngủ kéo dài, mệt mỏi suy nhược do ngủ không ngon, người bị động kinh giật cơ, cục bộ hoặc cơn lớn. Bên cạnh đó, Phenobarbital cũng dùng trong trường hợp bị co giật khi sốt cao ở trẻ nhỏ.

Cách sử dụng Phenobarbital:

  • Dùng trong trường hợp cần an thần: Liều dùng 30 – 120mg/ngày, uống thành 2 – 3 lần.
  • Dùng trong trường hợp mất ngủ: Liều dùng 100 – 320mg/ngày, sử dụng trước khi ngủ 30 phút và không dùng liên tục quá 2 tuần.

Giá tham khảo: 200.000đ/hộp (500 viên).

7. Apo Amitriptyline – Thuốc an thần gây ngủ từ Canada

Đây là loại thuốc được nhập khẩu từ Canada do hãng dược Apotex sản xuất. Loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh mất ngủ kéo dài do trầm cảm. Trong thuốc có chứa các hoạt chất giúp ổn định tâm trạng, giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện cảm giác lo âu để ngủ ngon hơn.

Cách sử dụng thuốc Apo Amitriptyline:

  • Dùng liều khởi đầu với 75mg/lần, ngày từ 2 – 3 lần.
  • Liều duy trì dao động từ 25 – 150mg/ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Thuốc Apo Amitriptyline không được dùng cho các mẹ đang mang bầu, mẹ cho con bú, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, bệnh nhân suy tim sung huyết cấp tính.

Giá tham khảo: 990.000đ/lọ (1000 viên).

Thuốc Apo Amitriptyline
Thuốc Apo Amitriptyline

8. Thuốc Scopolamine dạng bột

Thuốc an thần gây ngủ Scopolamine dạng bột được nhập khẩu từ Mỹ. Thuốc này được đánh giá là dễ uống nhờ không có mùi vị, dùng được cho nhiều đối tượng khác nhau. Thuốc Scopolamine giúp gây ngủ nhanh chóng, nên thường được kê đơn cho người mắc chứng mất ngủ kinh niên, người bị căng thẳng thần kinh kéo dài.

Cách sử dụng thuốc Scopolamine: Liều dùng 0,4mg pha với 50 – 100ml nước đến khi bột tan hết.

Giá tham khảo: 1.700.000đ – 2.000.000đ/lọ.

9.Thuốc Diphenhydramine

Diphenhydramine thuộc trong nhóm thuốc kháng histamin. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ đi kèm là gây ra cơn buồn ngủ. Do đó bên cạnh việc sử dụng để điều trị tình trạng mẩn ngứa do dị ứng, nổi mề đay… thuốc còn được kê đơn cho bệnh nhân mất ngủ thể nhẹ.

Cách dùng thuốc Diphenhydramine như sau:

  • Diphenhydramine Citrate: Liều dùng 76mg/lần trước khi ngủ 30 phút.
  • Diphenhydramine Hydrochloride: Liều dùng 50mg/lần trước khi ngủ 30 phút.
Thuốc Diphenhydramine
Thuốc Diphenhydramine

10. Haloperidol – Thuốc an thần gây ngủ nhóm Butyrophenon

Thuốc Haloperidol thuộc nhóm thuốc Butyrophenon được kê đơn trong trường hợp bệnh nhân mất ngủ kèm theo các dấu hiệu rối loạn tâm thần mãn tính hoặc bị kích động tâm thần vận động.

Bên cạnh đó thuốc haloperidol còn được dùng trong các trường hợp cần gây nôn, gây mê hoặc giảm bớt các phản ứng sau quá trình hoá trị, xạ trị.

Cách dùng thuốc Haloperidol như sau:

  • Liều dùng người lớn: 0.5 – 5mg/ngày chia thành 2 – 3 lần.
  • Trẻ nhỏ độ tuổi 3 – 12 với mức cân nặng từ 15 – 40kg: Liều dùng 0,025 – 0,05mg/kg cân nặng x 2 lần/ngày.

Giá tham khảo: 90.000 – 110.000d/lọ (400 viên)

11. Thuốc Zaleplon

Thuộc vào nhóm thuốc an thần gây ngủ thế hệ mới, Zaleplon có thể sử dụng thời gian dài từ 2 – 5 tháng nhờ hạn chế bớt được các tác dụng phụ so với thuốc thế hệ cũ. Mặc dù vậy thuốc vẫn gây phụ thuộc nếu lạm dụng. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc đột ngột cũng có thể gây các phản ứng đột ngột như: mê sảng, co giật, ủ rũ, mệt mỏi, suy nhược.

Thuốc zaleplon không được sử dụng cho mẹ bầu mang thai, mẹ cho con bú, trẻ nhỏ hoặc những bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

Cách dùng thuốc Zaleplon: Liều dùng 5 – 20mg/ngày uống ngay trước khi ngủ.

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, hoặc đồ chứa chất kích thích khi sử dụng thuốc Zaleplon.

Zaleplon - Một loại thuốc an thần gây ngủ
Zaleplon – Một loại thuốc an thần gây ngủ

12. Thuốc Zolpidem

Thuốc an thần gây ngủ Zolpidem được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Với thành phần chính là dẫn xuất của imidazopyridine, thuốc Zolpidem có khả năng gây ngủ nhanh và giúp bệnh nhân ngủ sâu giấc. Tuy vậy thuốc Zolpidem dễ gây phụ thuộc, nghiện thuốc vì thế phải tuyệt đối tuân thủ kê đơn của bác sĩ.

Cách sử dụng thuốc Zolpidem: Liều dùng thông thường 10mg/ngày trước khi đi ngủ. Người cao tuổi, có bệnh lý nền liều khởi đầu từ 5mg.

Lưu ý: Thuốc thường được bác sĩ kê đơn dùng trong tối đa 2 – 3 tuần. Bệnh nhân không tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc Zolpidem để tránh gây nghiện thuốc.

Giá tham khảo: 450.000đ/hộp (20 viên).

13. Thuốc an thần gây ngủ Gardenal

Thuốc Gardenal thuộc nhóm an thần gây ngủ được kê đơn. Gardenal có thành phần chính là hoạt chất Phenobarbital 10mg có dạng viên nén. Đây là loại thuốc Tây có khả năng gây ngủ mạnh. Ngoài ra thuốc được sử dụng trong điều trị chứng động kinh như động kinh cục bộ hoặc giật cơ hoặc làm giảm cơn cơ giật ở trẻ em khi ngủ.

Cách sử dụng thuốc Gardenal:

  • Dùng để an thần gây ngủ: Ngày 1 viên trước khi ngủ 30 phút.
  • Dùng để chống co giật: Liều cho người lớn 2 – 3mg/kg, liều cho trẻ nhỏ 3 – 4 mg/kg.
Thuốc Gardenal cần được kê đơn
Thuốc Gardenal cần được kê đơn

Mất ngủ có nên uống thuốc an thần gây ngủ không?

Nhìn chung tất cả các loại thuốc an thần gây ngủ hiện nay đều có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng lâu dài, quá liều hoặc lạm dụng. Chính vì thế chuyên gia khuyên rằng chỉ sử dụng thuốc an thần giúp dễ ngủ khi thật cần thiết và phải có chỉ định từ bác sĩ.

Khi sử dụng các thuốc an thần gây ngủ cần lưu ý những vấn đề quan trọng như:

  • Các đối tượng nhạy cảm như mẹ bầu, mẹ cho con bú, trẻ nhỏ, người có bệnh lý nền… thường được chống chỉ định với các loại thuốc an thần gây ngủ. Nếu sử dụng phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.
  • Tuyệt đối không lạm dụng các thuốc an thần hay thuốc trị mất ngủ trong thời gian dài vì rất nguy hiểm và làm giảm tuổi thọ của bạn.
  • Luôn theo dõi chặt chẽ các phản ứng của cơ thể khi sử dụng thuốc, nếu thấy các biểu hiện như vã mồ hôi, chân tay lạnh, ngủ li bì, choáng váng… cần bảo lại cho bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc đổi loại thuốc.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc an thần giúp ngủ ngon, bạn nên áp dụng đồng thời các biện pháp tự nhiên khác giúp thư giãn tinh thần để từng bước tìm lại giấc ngủ tự nhiên như tập luyện yoga, thiền, xoa bóp, bấm huyệt…

Trên đây là danh sách những loại thuốc an thần gây ngủ phổ biến nhất. Hãy chỉ sử dụng thuốc an thần khi thật sự cần thiết và tuân thủ đầy đủ chỉ dẫn của chuyên gia y tế.

4.8/5 - (5 votes)

ĐỪNG BỎ LỠ:

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua