Bệnh Đau Đầu Kéo Dài Là Gì? Mức Độ Thể Hiện Và Cách Điều Trị
Hiện nay, có không ít người mắc chứng đau đầu kéo dài, gây suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng công việc, học tập và cả nghỉ ngơi. Để có thể điều trị hiệu quả, cần xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh, từ đó áp dụng thêm các biện pháp phòng ngừa giúp hạn chế tái phát cơn đau một cách tốt nhất.
Hiện tượng đau đầu kéo dài là bệnh gì?
Hiện nay, y học hiện đại gọi đau đầu kéo dài là bệnh đau đầu mãn tính hoặc kinh niên. Bệnh sẽ có diễn biến trong khoảng thời gian tương đối dài mỗi đợt tái phát. Cụ thể, người bệnh khi khởi phát cơn đau thường có các triệu chứng đau nhức dai dẳng tới hơn 2 tuần trong 1 tháng và chiếm tổng số khoảng 2 – 3 tháng trong 1 năm.
Đau đầu kinh niên không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, người trung niên, hiện nay, tỷ lệ người trẻ tuổi và cả trẻ em mắc bệnh rất cao. Bệnh thường có các mức độ biểu hiện rất đa dạng, tần suất diễn biến từng người cũng có sự khác biệt. Hơn nữa, đau đầu kéo dài không thể chữa khỏi hoàn toàn, tất cả các biện pháp chúng ta áp dụng chỉ có thể ngăn cản tạm thời, hạn chế tối đa các đợt tái phát cũng như giảm mức độ đau mỗi lần bệnh quay trở lại.
Triệu chứng của đau đầu kéo dài thế nào?
Thực tế đau đầu kéo dài là tình trạng của rất nhiều loại đau đầu khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là dạng đau nửa đầu Migraine, đau nhức đầu hàng ngày thể mới, đau đầu bởi căng thẳng và đau nhức liên tục ở những bệnh nhân có tiền sử đau nửa đầu.
Đau nửa đầu Migraine: Khi bạn từng có tiền sử bị đau nửa đầu sẽ rất dễ gây ra đau nửa đầu Migraine kéo dài liên tục, tái phát hàng tháng với các triệu chứng rất cụ thể gồm:
- Phần đầu thường xuất hiện những biểu hiện đau nhói, tê buốt và có cảm giác rung thần kinh.
- Cơn đau có thể xuất hiện ở một nửa đầu hoặc có người đau thay đổi từng bên.
- Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, không giữ được thăng bằng.
- Đặc biệt nhạy cảm với các loại âm thanh, ánh sáng, dễ nôn, buồn nôn.
Đau đầu kéo dài hàng ngày thể mới: Tình trạng này còn có tên gọi tiếng Anh là New Daily Persistent Headache. Khi cơn đau khởi phát, bạn sẽ chịu đau nhức ít nhất 3 – 4 ngày, sau đó tùy từng người sẽ có thể chấm dứt đau đầu hoặc duy trì cảm giác đau âm ỉ. Những biểu hiện cụ thể của trường hợp này như sau:
- Bệnh nhân đau nhức giống như đang bị bó chặt đầu, cảm giác đau chạy ở cả hai bên.
- Rất dễ buồn nôn và nôn, nhạy cảm hơn với ánh sáng, tiếng ồn.
- Cơn đau có thể diễn biến từ nhẹ tới vừa qua từng ngày.
Đau nửa đầu liên tục: Các cơn đau đầu kéo dài sẽ xảy ra khi bạn mắc chứng đau nửa đầu liên tục. Bệnh thường diễn biến với các dấu hiệu như:
- Cơn đau sẽ tiến triển từ nhẹ tới nặng và thường chỉ xảy ra ở một bên đầu.
- Người bệnh bị hẹp đồng tử, sụp mí, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt chảy liên tục và còn đỏ bên mắt tương ứng bên đầu đang đau nhức.
- Cơ thể luôn thấy bứt rứt, bồn chồn.
- Dễ xảy ra các phản ứng dữ dội khi dùng thuốc kháng viêm không chứa nhóm Steroid.
Chứng đau đầu căng thẳng: Hiện nay, số bệnh nhân đau đầu kéo dài bởi căng thẳng đang có dấu hiệu tăng cao. Các triệu chứng dễ gặp nhất gồm:
- Cơn đau thường từ nhẹ tới trung bình, rất ít trường hợp xảy ra đau nhức dữ dội.
- Bạn có thể bị đau ở cả hai bên đầu, thường có cảm giác đầu đang bị một vật gì đó bóp chặt.
- Có những lúc cảm nhận như đang có tiếng gõ khá rõ rệt trong não, giấc ngủ cũng bị cản trở.
- Phần gáy và mặt căng cứng, đau nhức nhẹ.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Đau Nửa Đầu Migraine: Chuyên Gia Giải Đáp Mọi Thông Tin
Thực tế, rất khó để chúng ta có thể nhận biết được tình trạng đau đầu kéo dài đang mắc phải thuộc vào dạng đau đầu nào. Chỉ khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ đánh giá phân tích sẽ xác định được thể đau của từng người. Đồng thời, không phải trong mọi trường hợp bùng phát cơn đau đều cần tới bệnh viện cấp cứu. Nhưng nếu bạn hoặc người thân trong nhà xuất hiện các triệu chứng sau, nên nhanh chóng tới cơ sở y tế:
- Khi vừa xuất hiện cơn đau, bệnh nhân lập tức có cảm giác đau nhức rất dữ dội, chúng cũng xảy ra bất ngờ, không có các dấu hiệu đau âm ỉ báo trước.
- Đau nhức đầu xuất hiện sau khi bạn vừa trải qua các chấn thương, va chạm ở đầu.
- Sau khi đã dùng thuốc giảm đau nhưng đau đầu không thuyên giảm, thậm chí mức độ tăng mạnh hơn.
- Người bệnh có triệu chứng co giật, sốt cao, khó phát âm, cổ bị đau cứng,…
Để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, chúng ta nên sớm áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, có các cách chăm sóc da an toàn, khoa học dựa theo nguyên nhân khởi phát bệnh.
Các nguyên nhân gây đau đầu kéo dài
Đau đầu kinh niên có khá nhiều yếu tố tác động làm chúng gia tăng khởi phát cũng như quay lại thường xuyên trong tháng. Hiện nay, y học tạm thời đưa ra một số nguyên nhân cụ thể gồm:
- Những người từng bị chấn thương sọ não hoặc bệnh u não sẽ dễ đau đầu kéo dài, đau nửa đầu, đỉnh đầu.
- Mắc chứng áp lực xung quanh não bộ (áp lực nội sọ) quá cao hoặc quá thấp, khi này, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau như búa bổ, đầu luôn có cảm giác bị thắt chặt.
- Đau đầu kéo dài cũng xảy ra bởi hệ thống thần kinh bị kích thích, cụ thể là dây thần kinh số V. Ngoài ra, nếu mô quanh tủy sống hoặc não bị tổn thương, viêm nhiễm, viêm mạch máu não cũng làm bệnh nhân bị đau đầu.
- Những người thường căng thẳng, lo lắng quá độ, mắc bệnh trầm cảm dễ bị đau đầu, mất ngủ và chán ăn.
- Đau đầu kéo dài còn có thể là hệ quả của thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể chúng ta không kịp thời thích ứng dẫn tới đau đầu dai dẳng nhiều ngày.
- Một số trường hợp được các bác sĩ ghi nhận rằng, đau đầu xảy ra bởi 2 hormone Estrogen và Serotonin bị mất cân bằng.
- Những người uống nhiều cà phê, thuốc giảm đau, các loại bia rượu trong thời gian dài có tỷ lệ mắc đau đầu kinh niên khá cao. Khi này, các cơ quan nội tạng trong cơ thể cũng bị suy giảm chức năng hoạt động.
- Các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ liên tục sẽ có thêm triệu chứng đau đầu mãn tính, cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm đi rõ rệt.
Biện pháp điều trị đau đầu liên tục nhiều ngày
Những cơn đau đầu kéo dài sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của người bệnh, cơ thể luôn mệt mỏi, mất tập trung, dễ cáu giận, gây ảnh hưởng nhiều tới công việc cũng như kết quả học tập. Do vậy, cần sớm lựa chọn các biện pháp khắc phục để giảm tần suất cũng như mức độ của cơn đau. Bạn có thể tham khảo một số cách khá hiệu quả sau đây:
Thuốc Tây y chữa những cơn đau đầu kéo dài
Khi bị đau đầu kinh niên, đa số bệnh nhân thường sẽ lựa chọn cách điều trị của Tây y. Thuốc Tây cho hiệu quả tương đối nhanh chóng, giúp người bệnh giảm cơn đau ngay tức khắc, hạn chế các căng thẳng áp lực ở hệ thống não bộ.
Trong đó, các loại thuốc được bác sĩ chỉ định nhiều nhất gồm có:
- Nhóm thuốc chẹn beta được sử dụng để cản trở các chất dẫn truyền thần kinh gửi tín hiệu đau về trung khu não bộ.
- Nhóm thuốc chống trầm cảm dùng trong trường hợp người bệnh mắc chứng lo âu căng thẳng mất kiểm soát.
- Thuốc kháng viêm không Steroid và giảm đau như: Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin,…
- Nhóm thuốc giảm đau Triptans: Sumavel, Imitrex, Zomig cho khả năng đẩy lùi cơn đau, làm dịu căng thẳng tức thì.
Tất cả các loại thuốc khi được chỉ định đều cần sử dụng đúng theo liều lượng, nồng độ. Bệnh nhân tránh việc tự thay đổi đơn thuốc dẫn tới hiệu quả đạt được không như ý muốn, thậm chí làm bệnh trở nặng hoặc xảy ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Một số liệu pháp giảm đau an toàn, hiệu quả
Để hạn chế tối đa việc nạp các loại thuốc giảm đau vào cơ thể, bạn có thể tham khảo các cách trị liệu đau đầu kéo dài không dùng thuốc được áp dụng khá phổ biến hiện nay như:
- Liệu pháp trị liệu tâm lý: Áp dụng các kỹ thuật về nhận thức, hành vi để khắc phục các vướng mắc trong tâm lý, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi thông qua cuộc trò chuyện, trao đổi và các bài test cùng bác sĩ, chuyên gia.
- Kích thích dây thần kinh chẩm: Bệnh nhân sẽ được tiến hành đưa một thiết bị chuyên dụng của y khoa vào phần đáy hộp sọ. Máy sẽ hoạt động theo cơ chế gửi tới dây thần kinh chẩm các xung điện nhằm loại trừ, giảm tải cơn đau đầu, nhờ vậy người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
- Phản hồi sinh học: Thông qua một số thiết bị, bác sĩ sẽ xác định được nhịp tim, huyết áp, tình trạng căng cứng cơ ở người bệnh, từ đó đưa ra liệu pháp kiểm soát chúng, hạn chế các tác động tiêu cực tới não bộ và hệ thần kinh.
- Châm cứu, xoa bóp: Đau đầu kéo dài có thể điều trị bằng cách xoa bóp, châm cứu rất tốt. Thông qua tác động lên các huyệt trên cơ thể, cơn đau đầu sẽ giảm đi rõ rệt, máu lưu thông tốt, cơ bắp được thư giãn, tuần hoàn ổn định. Sau một thời gian, bệnh nhân sẽ thấy đau đầu hạn chế tái phát rõ rệt.
Thuốc Đông y chữa đau đầu kéo dài
Để điều trị hiệu quả chứng đau đầu mãn tính, y học cổ truyền từ lâu đã có khá nhiều bài thuốc được nghiên cứu ra đời, cho tác dụng tốt, lâu dài, an toàn với cơ thể. Người bệnh khi sử dụng thuốc Đông y sẽ đạt được lợi ích bồi bổ khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, nâng cao sức khỏe tổng thể, các cơn đau đầu xuất hiện ít hơn và mức độ cũng nhẹ đi rõ rệt.
Bệnh nhân thường lựa chọn những bài thuốc y học cổ truyền chữa đau đầu kéo dài gồm:
Định tâm An thần thang:
- Vị thuốc: Dạ giao đằng, phục thần, long nhãn, viễn chí, bạch truật, củ bình vôi, liên nhục, toan táo nhân, hoàng kỳ,…
- Công dụng: Bài thuốc khi sử dụng theo đúng liệu trình được hướng dẫn sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau đầu, đau nửa đầu, đau sau gáy, đẩy lùi các triệu chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh hay rối loạn tiền đình.
Nhất Nam Định tâm thang:
- Vị thuốc: Phục thần, sinh địa, táo nhân, trám đen, lạc tên, bá tử nhân, đan sâm, bành vô, đương quy, sài hồi, mạch môn, huyền sâm, đẳng sâm, thiên ma,…
- Công dụng: Bài thuốc Nhất Nam Định tâm thang giúp bệnh nhân điều trị đau đầu, mất ngủ, các giấc ngủ không sâu giấc, khi ngủ thường mộng mị,…
Dân gian chữa đau đầu kinh niên bằng cách nào?
Trong dân gian, có khá nhiều biện pháp cải thiện đau đầu kéo dài, mặc dù không cho hiệu quả cao như các cách khác, nhưng cũng giúp bệnh nhân có thể thấy dễ chịu hơn khi tái phát. Trong đó, những mẹo được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất hiện nay gồm:
Trà hương nhu: Từ lâu hương nhu đã được sử dụng cho các mục đích chống viêm, giảm đau, tạo sự thư giãn cho hệ thần kinh, giúp người dùng có giấc ngủ ngon hơn.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá hương nhu rửa cho sạch bụi bẩn, cho vào ấm nấu cùng 1 lít nước.
- Sau khi nước sôi được khoảng 10 phút, bạn tắt bếp rồi lấy ra để uống hết trong ngày.
Trà gừng: Cho tới nay, trà gừng vẫn luôn là lựa chọn rất tuyệt vời để làm giảm cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Sử dụng trà gừng còn giúp người bệnh hạn chế những lo lắng căng thẳng, cải thiện giấc ngủ sâu và ngủ ngon hơn.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 củ gừng tươi, rửa cho sạch và không cần cạo vỏ.
- Thái gừng thành nhiều lát mỏng rồi cho vào ấm trà, thêm nước nóng như pha các loại trà bình thường.
- Qua 10 phút, khi trà đã ngấm, bạn uống ngay 1 cốc sẽ giúp cơn đau đầu dịu đi đáng kể.
Trà hoa cúc: Nhắc tới các mẹo trị đau đầu kéo dài của dân gian, trà hoa cúc là gợi ý chúng ta không nên bỏ qua. Cúc có đặc tính giảm đau, chống viêm, sát trùng mạnh mẽ, vì vậy người bị đau đầu vùng trán, thái dương hay đau cả đầu hoàn toàn có thể dùng hoa cúc để pha trà uống thường xuyên.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một nắm hoa cúc vừa đủ, tráng qua nước sôi và cho vào ấm pha trà.
- Sau 15 phút, bạn lấy trà để uống nhân lúc còn nóng.
Những lưu ý quan trọng cần nhớ khi bị đau đầu kéo dài
Để cải thiện tốt tình trạng đau đầu kéo dài, ngoài việc tìm hiểu những loại thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay, người bệnh cũng nên lưu lại một số thông tin quan trọng sau:
- Cần có giấc ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, hạn chế căng thẳng, suy nhược thần kinh.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa cho cơ thể.
- Tập thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày vì mất nước cũng là một trong những nguyên do làm gia tăng đau đầu.
- Tập thể dục thường xuyên để máu lưu thông tốt, hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động tuần hoàn, tạo sự thư giãn cho não bộ.
- Không nên sử dụng cà phê hay các đồ uống có cồn, các loại bia, rượu, nước ngọt vì chúng chứa rất nhiều chất gây kích thích tiêu cực tới hệ thần kinh.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của các bác sĩ. Nếu thấy dấu hiệu đau đầu bất thường, cần tới bệnh viện để thăm khám.
Đau đầu kéo dài tuy không thể chữa trị khỏi triệt để nhưng vẫn có nhiều biện pháp ngăn chặn tái phát tối đa cũng như giảm mức độ đau. Bệnh nhân hãy chú ý thực hiện theo đúng những chỉ dẫn của các bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để cải thiện bệnh một cách tốt nhất.
Thông tin xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!