Bệnh Đau Nửa Đầu Sau Gáy: Nguyên Nhân, Cách Chữa Hiệu Quả
Đau nửa đầu sau gáy là bệnh gì, có nguy hiểm không, làm sao để điều trị? Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân đang gặp phải bệnh lý này, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, giảm khả năng tập trung học tập, lao động. Theo đó, việc nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp chúng ta có phương pháp chăm sóc, phòng ngừa một cách tốt nhất.
Đau nửa đầu sau gáy là chứng bệnh gì?
Y học cho biết, đau nửa đầu sau gáy là tình trạng các dây thần kinh xảy ra rối loạn, từ đó kéo theo hiện tượng cứng cơ ở sau đầu. Bệnh lý này không phân biệt độ tuổi và giới tính, biểu hiện thường tập trung ở khu vực gáy và cổ. Những trường hợp bệnh nặng, cơn đau còn lan xuống cả vùng ngực và vai vô cùng khó chịu.
Đau đầu ở sau gáy có thể xuất hiện với các cơn đau âm ỉ, nặng hơn là những đợt đau nhức dữ dội gây mất ngủ, ăn uống không ngon, khiến người bệnh thường xuyên cáu gắt, bực bội.
Thậm chí, có không ít ca bệnh ghi nhận được cho thấy, người bị đau nhức nửa đầu sau gáy còn có tình trạng buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, có hiện tượng điện giật, rối loạn các cảm giác và cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi.
Vì đâu hình thành chứng đau nửa đầu sau gáy?
Các chuyên gia cho biết, bệnh đau nửa đầu sau gáy có thể là hệ quả của rất nhiều bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể bạn nên biết:
Tình trạng đau sau đầu kèm đau cổ
Với nhóm đau đầu này, các bác sĩ đã xác định được một số nguyên nhân phổ biến nhất gồm:
- Bệnh viêm khớp: Người bị bệnh viêm khớp hoàn toàn có nguy cơ xảy ra tình trạng đau nửa đầu sau gáy và đau cổ. Các tổn thương ở khớp xương sẽ có liên quan mật thiết tới hệ thần kinh, gây ra nhiều ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể. Khi bạn càng vận động mạnh, cơn đau sẽ càng rõ rệt hơn.
- Ngủ hoặc vận động sai tư thế: Tình trạng này thường xảy ra ở rất nhiều người hiện nay. Khi bạn nằm ngủ hay quá trình lao động không chú ý điều chỉnh tư thế cho chuẩn sẽ dễ gây ra nhiều áp lực lên đầu, cổ, vai gáy, lưng. Khi này cơn đau nhức, tê mỏi sẽ xuất hiện rất thường xuyên.
- Đau dây thần kinh chẩm: Bệnh lý đau dây thần kinh chẩm là tình trạng dây thần kinh ở phần tủy sống chạy tới não xảy ra các tổn thương. Bệnh nhân vừa đau phần ở nửa đầu, vừa nhức mỏi ở lưng, cổ, hạn chế nhiều hoạt động vận động hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng sẽ thấy hốc mắt khá đau, dễ nhạy cảm bởi ánh sáng, thường có cảm giác điện giật ở sau đầu và khi xoay cổ rất khó khăn.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Khi đốt xương xảy ra thoát vị, các cơn đau sau gáy rất rõ ràng. Đặc biệt, các bác sĩ cho biết, đau nhức sẽ cảm nhận rõ hơn khi bạn nằm ngủ, hai bên thái dương và hốc mắt cũng sẽ đau ngày càng nặng. Khi này, giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, uể oải.
Đau sau gáy bên trái
Chứng đau nửa đầu nói chung sẽ gây ra cơn đau ở nửa bên trái sau gáy. Khi này, người bệnh ngoài đau đầu sẽ còn có thêm các biểu hiện: Buồn nôn, nôn, chảy nước mắt liên tục, mắt nhạy cảm hơn bởi ánh sáng.
Đau nửa đầu sau gáy bên phải
Với tình trạng đau đầu này, bệnh thường khởi phát khi chúng ta xảy ra căng thẳng quá mức. Ban đầu, đau nhức sẽ từ bên phải, về sau lan rộng ra sau đầu và kéo tới cả vùng ngực. Bệnh nhân không điều trị sớm sẽ bị đau cả đầu rất dữ dội.
Đau khi nằm
Đây là trường hợp không phổ biến, nhưng lại khiến bệnh nhân đau nhức nặng, cơ thể suy giảm sức khỏe rõ rệt, tinh thần luôn ở trạng thái mệt mỏi, khó chịu. Nguyên do là bởi các cơn đau đầu từng cụm, chúng không diễn biến quá lâu, thường sẽ xảy ra trong vài tuần hoặc tối đa 1 tháng. Đi kèm với biểu hiện đau nửa đầu sau gáy khi nằm, đau đầu từng cụm còn gây ra buồn nôn, sa mí mắt, nghẹt mũi, cơ thể thường bồn chồn và nhạy cảm hơn với các nguồn ánh sáng.
Bệnh nhân nên thăm khám khi nào?
Các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo rằng, bệnh nhân bị đau nửa đầu sau gáy nên tới gặp bác sĩ khi xảy ra những tình trạng sau:
- Đau nửa đầu sau gáy tái phát liên tục không ngừng trong năm.
- Bệnh nhân đột ngột xuất hiện cơn đau rất dữ dội ở một bên đầu.
- Đã dùng các loại thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng bệnh không thuyên giảm, thậm chí ngày càng nặng hơn.
- Thường xuyên bị nôn, buồn nôn, đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng.
Ngoài ra, nếu gặp phải những dấu hiệu nguy hiểm sau đây, cần thật nhanh chóng tới các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để điều trị:
- Bệnh nhân đã từng hoặc đang bị chấn thương ở vùng đầu.
- Đau nửa đầu ở sau gáy kèm theo tình trạng sốt cao, suy giảm thị lực, mắt bị lác, đỏ, hoa mắt, cứng cổ, tinh thần không tỉnh táo, tay chân bị yếu.
- Xuất hiện các cơn đau đầu đột ngột và có mức độ tăng dần.
- Thường bị đau đầu vào giữa đêm hoặc sáng sớm và liên tiếp diễn ra nhiều ngày.
Bạn đọc cũng quan tâm: Đau Nửa Đầu Bên Phải: Nguyên Nhân Và Các Cách Chữa Trị
Phương pháp điều trị bệnh đau nửa đầu sau gáy
Tình trạng đau nửa đầu sau gáy có thể điều trị tốt với thuốc Đông y, Tây y và một số mẹo của dân gian. Bệnh nhân hãy tham khảo cụ thể từng phương pháp dưới đây.
Thuốc Tây chữa đau nhức nửa đầu sau gáy
Bệnh có thể thuyên giảm rất nhanh chóng khi dùng thuốc Tây y. Cho tác dụng rõ rệt trong một thời gian ngắn, thuốc Tây chữa đau nửa đầu sau gáy được nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng. Nhưng khi lạm dụng, người bệnh sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ, thậm chí bị đau đầu nặng hơn. Do đó, cần hết sức lưu ý các hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
- Thuốc chống động kinh: Có cơ chế hoạt động kích thích tới những tế bào thần kinh ở não bộ, từ đó kiểm soát các cơn đau, giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Thuốc thường được dùng gồm: Gabapentin (Gralise, Neurontin, Horizant ); Axit valproic (Stavzor, Depakene, Depakote); Topiramate (Qudexy XR, Topamax, Trokendi XR ).
- Nhóm thuốc chống trầm cảm: Thuốc tác dụng tới chất dẫn truyền thần kinh trung ương – serotonin, giúp bệnh nhân giảm đau nhức, hạn chế các cơn căng thẳng đầu óc. Thường dùng nhất là venlafaxine và amitriptyline.
- Thuốc chẹn beta: Với những bệnh nhân bị đau nửa đầu sau gáy bởi bệnh lý liên quan tới tim mạch, huyết áp sẽ được kê đơn sử dụng, ví dụ gồm: Nadolol (Corgard), Propranolol (Inderal, Innopran XL), Metoprolol (Lopressor, Toprol XL), Atenolol (Tenormin).
Mẹo dân gian
Đối với những người bị đau nhức nửa đầu sau gáy thể nhẹ, có thể dùng các mẹo từ dân gian với khả năng cải thiện khá tốt. Một số cách được đánh giá cao nhất gồm:
- Lá ngải cứu: Công dụng chủ yếu của lá ngải là giảm đau nhức, kích thích khí huyết lưu thông, giảm đau nhức xương khớp, căng thẳng thần kinh. Lá ngải còn có tác dụng tốt với những người thường xuyên bị mất ngủ, tinh thần uể oải, kém tập trung. Bệnh nhân hãy dùng lá ngải tươi rửa sạch, xay nhuyễn với nước lọc và ép lấy nước cốt để uống hàng ngày.
- Lá bưởi: Những hoạt chất và tinh dầu của lá bưởi giúp thông kinh hoạt lạc, trừ hàn, giảm đau nhức nửa đầu sau gáy cũng như nâng cao khả năng ổn định cho hệ thống thần kinh. Bệnh nhân nên dùng lá bưởi rửa sạch nấu với nước sôi, sau đó đem xông hơi hàng ngày sẽ giúp cải thiện bệnh rất tốt.
Thuốc Đông y
Thuốc Đông y từ lâu đã là giải pháp trị đau đầu được rất nhiều bệnh nhân đánh giá cao bởi hiệu quả cũng như mức độ an toàn đối với cơ thể. Thuốc không chỉ có tác dụng giảm đau đầu, còn giúp người dùng bồi bổ sức khỏe, cải thiện khí huyết, tăng cường lưu thông tuần hoàn. Dù sử dụng trong thời gian dài cũng sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể của người bệnh.
Một số bài thuốc Đông y thường được bệnh nhân dùng như sau:
- Định tâm An thần thang: Gồm có các vị thuốc như: Viễn chí, lạc tiên, long nhãn, củ bình vôi, bạch truật, hoàng kỳ, dạ giao đằng, đại táo, phục thần,… Thuốc đẩy lùi nhanh chóng cơn đau đầu, mất ngủ, hạn chế các kích thích ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh, hạn chế rối loạn lo âu, rối loạn tiền đình.
- Nhất Nam định tâm thang: Thường sử dụng các dược liệu gồm: Bá tử nhân, tầm gửi, táo nhân, kiện chí, đẳng sâm, phục thần, huyền sâm, đan sâm, thiên ma, sinh địa, đương quy,… Bài thuốc sẽ phân chia thành 4 nhóm nhỏ, tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bệnh nhân để kê đơn phù hợp.
Biện pháp ngăn ngừa đau nửa đầu sau gáy
Đau nửa đầu sau gáy là tình trạng rất dễ gặp phải ở mọi người, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa tốt khi áp dụng đúng những hướng dẫn dưới đây:
- Chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày, tránh ở những nơi có quá nhiều tiếng ồn hoặc nguồn ánh sáng cường độ mạnh. Nghỉ ngơi đúng giờ, đủ giấc, tập luyện thể dục đều đặn hàng tuần.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ nhóm chất vitamin và các khoáng chất từ rau củ quả, hải sản và nguồn thịt phù hợp.
- Duy trì tinh thần thư thái, thoải mái, tránh căng thẳng lo âu kéo dài hoặc thường xuyên làm việc quá sức gây tổn thương cho hệ thống thần kinh.
- Không uống rượu bia và các chất kích thích, nên uống nhiều nước lọc và nước ép từ hoa quả tươi.
- Nên tập yoga, ngồi thiền hoặc nghe các bản nhạc không lời dịu nhẹ.
Bị đau nửa đầu sau gáy khởi phát do đâu, điều trị thế nào đều đã có câu trả lời chi tiết trong bài viết này. Hy vọng rằng qua những thông tin trên, bạn đọc đã nắm được những kiến thức quan trọng nhất, từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe thật phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!