Đau Đầu: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả

Đau đầu là tình trạng bệnh khá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Nhiều người cho rằng tình trạng này là bình thường, do căng thẳng hoặc do thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm cần được sớm đẩy lùi do đó bạn cần cảnh giác và nắm rõ một số thông tin hữu ích sau.

Đau đầu là gì? Triệu chứng cụ thể ra sao?

Đau đầu là dấu hiệu cho thấy cơ thể gặp vấn đề. Một số trường hợp đau một bên đầu hoặc đau ở khu vực thái dương. Số khác có thể bị đau khắp đầu và cảm thấy buồn nôn. Tình trạng này kéo dài vài phút hoặc nhiều ngày gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.

dau-dau-Đau đầu là triệu chứng thường gặp
Đau đầu là triệu chứng thường gặp

Theo thầy thuốc, lương y Đỗ Minh Tuấn từ nhà thuốc Đỗ Minh Đường, có tới 150 loại đau khác nhau. Tuy nhiên, một số loại phổ biến nhất, phải kể tới:

  • Đau nửa đầu: Cơn đau nửa đầu bên trái hoặc phải xuất phát từ thần kinh mạch máu và chỉ bị ở một bên đầu. Người bệnh có thể cảm thấy đau từng cơn, da đầu căng, rát như bị bỏng. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, ù tai, mờ mắt, nhạy cảm tiếng ồn, ánh sáng,…. Đau nửa đầu có thể do căng thẳng nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo trước của các tình trạng nghiêm trọng, nhất là đột quỵ não.
  • Đau theo chuỗi (cụm): Cơn đau đầu xuất hiện từ mạch máu, tập trung theo từng cụm, thường ở nửa đầu. Người bệnh thấy đau nhiều ở sau mắt, cơn đau lan dần sang trái, thái dương,… Một số triệu chứng khác đi kèm như chóng mặt, đau đầu buồn nôn, ngạt mũi, chảy nước mắt,… Các cơn đau có thể xuất hiệu sau khi ngủ (1 – 3 giờ) hoặc sau khi thức dậy.
  • Đau do căng thẳng: Nguyên nhân của tình trạng này là do căng thẳng, người bệnh thấy đau thắt vùng da đầu, vai gáy, đau nhiều ở vùng trán, thái dương,… Các cơn đau có thể thay đổi vị trí. Bệnh nhân bị đau khu vực đầu này thường do căng thẳng, lo âu kéo dài,….
  • Đau do xoang: Bệnh nhân viêm xoang, viêm mũi thường gặp các cơn đau nửa đầu bên phải hoặc trái kèm các triệu chứng sốt, sổ mũi.
  • Đau mãn tính: Cơn đau kéo dài trên 15 ngày, thường gặp ở người bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, lo âu, căng thẳng.
  • Đau do thoái hoá đốt sống cổ: Cột sống tập trung nhiều dây thần kinh, dây chằng cùng các mạch máu quan trọng. Nếu cột sống cổ bị thoái hoá, dây thần kinh bị chèn ép, máu lên não bị cản trở dẫn tới đau ở đầu, hoa mắt, chóng mặt,…

Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng thường xuyên đau đầu

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới đau ở đầu, trong đó được chia thành hai dạng chính là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không bệnh lý, cụ thể:

Nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng đau ở đầu sẽ xuất hiện từ một số nguyên nhân không bệnh lý như sau:

  • Tăng nhãn áp: Đây là bệnh lý ở mắt có thể gây ra đau nửa đầu. Nếu bệnh nhân bị rối loạn nội tiết, khi bị tăng nhãn áp sẽ bị đau nửa đầu, cơn đau mạnh hơn, kèm với các triệu chứng như mắt đỏ, giảm thị lực.
  • Thiếu máu: Người bị thiếu máu cũng bị đau đầu dữ dội và cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt.
  • Bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính gây căn bệnh này phải kể tới tiểu đường, tăng huyết áp, lupus ban đỏ,…
  • Tai biến mạch máu não: Người bệnh đau đầu kèm các triệu chứng nôn mửa, thị lực giảm, khó giữ thăng bằng,….
  • Khối u não: Bệnh nhân đau nhiều về đêm, tình trạng đau tăng dần theo thời gian.
  • Nhiễm trùng máu não, màng não: Bệnh nhân bị đau đầu liên tục, nhạy cảm ánh sáng, tiếng động, các vùng gáy căng cứng,…
  • Bệnh lý cột sống: Một số bệnh gây ra tình trạng này phải kể tới thoát vị đĩa đệm, thoái hoá đốt sống, căng cơ cổ,… Cơn đau có thể liên tục gây ảnh hưởng sinh hoạt người bệnh.

Xem thêm

Nhiều nguyên nhân có thể gây nên triệu chứng đau đầu
Nhiều nguyên nhân có thể gây nên triệu chứng đau đầu

Nguyên nhân không bệnh lý

Tình trạng đau đầu có thể xuất hiện do một số nguyên nhân không liên quan tới bệnh lý như sau:

  • Căng thẳng kéo dài.
  • Do tác dụng phụ của các loại thuốc, sử dụng chất kích thích,…
  • Cơ thể bị mất nước, thiếu máu, oxy lên não giảm.
  • Phụ nữ sau sinh, người thay đổi hormone do giai đoạn tiền mãn kinh,…

Thường xuyên đau ở đầu có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, các cơn đau kéo dài trong 3 tháng có thể gây ra thay đổi về cấu trúc khiến não bị tổn thương bởi các gốc tự do được sản sinh liên tục trong cơ thể. Nếu để tình trạng kéo dài, nó có thể khiến người bệnh bị trầm cảm, thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ. Thậm chí, nghiêm trọng hơn tình trạng này có thể dẫn tới đột quỵ não, sa sút trí tuệ hoặc tử vong.

Do đó, nếu thấy các cơn bất thường, người bệnh không nên chủ quan. Nếu gặp các triệu chứng sau, bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được khám và tư vấn giải pháp phù hợp:

  • Đau dữ dội kèm sốt, cứng cổ, cảm giác thay đổi.
  • Đau khu vực đầu và nhức mắt cùng một lúc, vùng mặt, hốc mắt đau, có chảy nước mắt.
  • Đau như bị sét đánh, đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết não, viêm màng não, đột quỵ,….

Điều trị triệu chứng đau đầu kéo dài, thường xuyên bằng cách nào?

Đau đầu khiến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng, vì thế, việc đầu tiên mà bạn cần làm là nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng quá mức. Sau đó, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, một số phương pháp được áp dụng phổ biến nhất phải kể tới:

Sử dụng thuốc đẩy lùi cơn đau

Cơn đau có thể được đẩy lùi với thuốc giảm đau. Người bệnh có thể sử dụng một số loại như Acetaminophen (Tylenol), Aspirin. Ibuprofen (Advil). Tuy nhiên, cần chú ý, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau bởi chúng có thể gây ra tình trạng đau mãn tính. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng thuốc đau đầu theo chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc đẩy lùi các cơ đau
Sử dụng thuốc đẩy lùi các cơ đau

Trong trường hợp bị đau nửa đầu, bệnh nhân có thể được kê đơn Sumatriptan nhằm kiểm soát tình trạng. Ngoài ra, để ngăn ngừa đau nửa đầu mãn tính hoặc đau từng cụm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh,…

Phương pháp cải thiện đau đầu không dùng thuốc

Để ức chế nhanh tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Châm cứu: Sử dụng châm tác động vào các huyệt vị trên cơ thể nhằm giảm đau, giải tỏa căng thẳng.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: Đây là phương pháp trị liệu tâm lý giúp bạn kiểm soát cơn đau và giải tỏa căng thẳng rất tốt, Khi cơ thể không còn căng thẳng, mệt mỏi, các cơn đau khu vực đầu sẽ được đẩy lùi.
  • Thiền định: Ngồi thiền giúp bạn giải tỏa căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ từ đó kiểm soát cơn đau tốt hơn.
  • Chườm nóng/lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh lên khu vực đầu 5 – 10 phút nhiều lần trong ngày khi bị đau sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu. Khi chườm, bạn cần chú ý nhiệt độ tránh để bị bỏng khi chườm.

Áp dụng biện pháp dân gian giảm nhức đầu

Để đẩy lùi tình trạng này, người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên như sau:

  • Dùng gừng: Gừng có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả vì thế bạn có thể uống trà gừng để đẩy lùi cơn đau.
  • Dùng dầu bạc hà: Sử dụng một chút dầu bạc hà xoa nhẹ vào thái dương để tinh thần thư giãn, giảm cảm giác đau nhức khó chịu.
  • Dùng trà xanh: Trà xanh giàu chất chống oxy hóa giúp giảm đau, giảm stress, loại bỏ độc tố. Vì thế, khi bị đau, bạn có thể sử dụng trà xanh để đẩy lùi tình trạng này.

Chữa dứt điểm đau đầu, mất ngủ với bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh

Mất ngủ Đỗ Minh là bài thuốc gia truyền 5 đời của dòng họ Đỗ Minh. Hiện đây là bài thuốc được áp dụng cho các trường hợp đau đầu, mất ngủ tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Điểm đặc biệt của bài thuốc này là thành phần gồm hơn 30 vị thảo dược tự nhiên được kết hợp hài hoà giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi từ đó hỗ trợ loại bỏ các cơn đau ở khu vực đầu rất tốt. Trong đó, một số thành phần tiêu biểu của bài thuốc phải kể tới đan sâm, tâm sen, thược dược, viên chí, hoàng kỳ,…

Lục dược dưỡng tâm đẩy lùi mất ngủ, căng thẳng, nguyên nhân gây đau đầu
Lục dược dưỡng tâm đẩy lùi mất ngủ, căng thẳng, nguyên nhân gây đau đầu

Các thành phần bài thuốc cũng được kết hợp theo công thức BÍ TRUYỀN 3 trong 1 giúp:

  • Dưỡng tâm an thần, đẩy lùi rối loạn lo âu.
  • Dưỡng tâm an thần, đẩy lùi tình trạng mất ngủ.
  • Hoạt huyết bổ thận.

Nhờ các công dụng này, sức khoẻ của người bệnh được cải thiện, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu, điều hoà nhịp tim và hạn chế tình trạng đau đầu, mất ngủ rất tốt.

Phòng ngừa những cơ nhức đau như thế nào hiệu quả?

Căn bệnh này có thể dễ dàng quay lại bất cứ khi nào, do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi từ giảm đau.
  • Ngủ đủ giấc: Một trong những nguyên nhân gây đau là do thiếu ngủ do đó hãy đảm bảo mỗi đêm ngủ 7 – 8 tiếng để nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng.
  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng và giảm đau.
  • Ăn uống điều độ: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và hạn chế các loại đồ uống như rượu bia, cà phê,…

Đau đầu là vấn đề sức khỏe thường gặp, đa phần các trường hợp không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu để cơn đau kéo dài, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh đều bị ảnh hưởng. Do đó, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất.

5/5 - (1 vote)

ĐỪNG BỎ LỠ:

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua