Đau Đầu Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Nhanh Chóng Nhất
Đau đầu buồn nôn là tình trạng không hiếm gặp hiện nay, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ độ tuổi nào. Hiểu được các nguyên nhân khởi phát sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc điều trị và phòng ngừa. Sau đây, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chứng đau đầu choáng váng buồn nôn.
Đau đầu và buồn nôn có liên quan tới nhau thế nào?
Thông thường, đau đầu sẽ mang tới cảm khác khá khó chịu, đau nhức ở vùng đầu, có thể là đỉnh đầu, hai bên thái dương, đau sau đầu hoặc cả đầu. Trong khi đó, vùng bụng khi yếu có thể xảy ra triệu chứng nôn. Có khá nhiều người sẽ bị đau đầu và buồn nôn xuất hiện cùng lúc, khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu vô cùng. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có nguy cơ là lời cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm.
Khi các hệ thống thần kinh trung ương, thị giác, tiền định, hệ cơ bắp ở thân, cổ xảy ra các bất thường, bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác đau đầu buồn nôn chóng mặt nhanh chóng.
Triệu chứng đau đầu buồn nôn xảy ra do đâu?
Bị đau đầu buồn nôn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những trường hợp là do bệnh nhân bị mất nước, cảm cúm, dị ứng bởi một số loại thực phẩm. Nhưng cũng có trường hợp khi tình trạng này diễn ra thường xuyên chính là dấu hiệu của các bệnh lý.
Các nguyên nhân cụ thể gồm:
Bị cảm cúm, cảm lạnh
Chóng mặt đau đầu buồn nôn là dấu hiệu khá thường gặp ở những người bị cảm cúm, cảm lạnh hay chứng cúm dạ dày do các virus gây bệnh. Lúc này, cơ thể ngoài dấu hiệu muốn nôn, đầu đau nhức còn thấy cơ thể khá mệt mỏi, đau nhức và dễ bị sốt, tiêu chảy hay ớn lạnh.
Do mang thai
Phụ nữ khi có thai luôn xuất hiện những cơn đau đầu hay buồn nôn rất khó chịu. Đây cũng là dấu hiệu sinh lý bình thường của thai kỳ do cơ thể mất nước nhiều, lượng hormone đang tăng cao hơn bình thường. Triệu chứng này sẽ chấm dứt hoàn toàn sau khi sinh.
Tiền sản giật gây đau đầu buồn nôn
Ở những thai phụ trong khoảng giai đoạn 3 tháng cuối sẽ dễ bị tiền sản giật. Tình trạng này khá nguy hiểm, xảy ra chủ yếu bởi tử cung và nhau thai bị thiếu máu cục bộ, cơ thể tăng cân quá nhanh gây béo phì, mắc các bệnh lý tự miễn. Ngoài bị buồn nôn đau đầu, bệnh nhân còn bị suy giảm thị lực, tăng huyết áp, phù và protein niệu.
Ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm
Trong quá trình ăn uống hàng ngày, ngộ độc hay dị ứng thực phẩm là vấn đề không còn xa lạ. Nếu là dị ứng, cơ thể có sự nhầm lẫn các protein với các yếu tố gây kích ứng hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng hình thành các phản ứng chống lại. Trong khi đó, ngộ độc xảy ra khi bạn không may ăn phải các đồ ăn chứa chất độc hại, đồ ôi thiu, quá hạn sử dụng,…. Khi này, cơn buồn nôn, đau đầu và tiêu chảy sẽ xuất hiện cùng lúc. Ngoài ra còn bị mẩn ngứa, phát ban toàn thân.
Sử dụng rượu bia
Hiện tượng đau đầu buồn nôn cũng rất thường gặp khi chúng ta uống bia rượu quá nhiều. Các thức uống có cồn khi đi vào cơ thể sẽ nhanh chóng xảy ra các triệu chứng khát nước, chóng mặt, nôn, buồn nôn, đầu đau nhức và cơ thể mất thăng bằng. Đặc biệt những người nghiện bia rượu đang trong giai đoạn cai cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Não bị tổn thương
Khi não xảy ra các tổn thương, bệnh nhân không thể tránh khỏi tình trạng buồn nôn, choáng váng và đau đầu. Cụ thể một số trường hợp sau:
- Chấn thương sọ não: Tình trạng này rất nguy hiểm, não khi bị va đập mạnh sẽ xuất hiện các tổn thương ở cả trong lẫn ngoài hộp sọ. Bệnh nhân bị buồn nôn, choáng, đau đầu, thị lực giảm sút và hôn mê bất tỉnh. Thông thường, khi đầu bị va đập nhưng không có tổn thương quan sát được bằng mắt thường, các triệu chứng sẽ dần xuất hiện trong khoảng 1 tuần.
- Chảy máu não: Khi chảy máu não, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào trạng thái thị lực suy giảm, buồn nôn và đau đầu, các cơn đau rất nặng, mắt cũng nhạy cảm với ánh sáng hơn. Lúc này, cần nhanh chóng tới bệnh viện để các bác sĩ có các phương pháp chữa trị sớm, phòng ngừa nguy hiểm tính mạng.
- U não: Khi mới chớm hình thành khối u, bệnh nhân sẽ chưa nhận biết được các biểu hiện rõ ràng của bệnh. Tuy nhiên, khi khối u đã phát triển tới một mức độ nào đó, bạn sẽ thường thấy đau nhức đầu buồn nôn khi vận động quá sức hay lúc thức dậy vào sáng sớm. Cơ thể thường bị mệt mỏi, uể oải và luôn buồn nôn, trí nhớ suy giảm rõ rệt.
- Nhiễm trùng não: Đau đầu mệt mỏi buồn nôn còn có thể xảy ra bởi hiện tượng nhiễm trùng ở não. Bạn sẽ bị nhạy cảm với ánh sáng, các cơn đau đầu dữ dội xuất hiện thường xuyên khiến ảnh hưởng không ít tới công việc và học tập. Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân nhầm lẫn nhiễm trùng não với các trạng thái sinh lý thông thường khác, dẫn tới chủ quan trong việc thăm khám và chữa trị.
Đau đầu buồn nôn do hội chứng PMS
PMS là một hội chứng tiền kinh nguyệt rất thường gặp, khi cơ thể có những sự thay đổi về hormone mất kiểm soát sẽ dẫn tới tình trạng đau đầu, buồn nôn, cơ thể mất sức, đau lưng, tâm lý căng thẳng và dễ tức giận. Tuy nhiên, các dấu hiệu sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng 3 ngày kể từ khi kỳ kinh bắt đầu.
Bị huyết áp cao
Huyết áp cũng có liên quan rất nhiều tới trạng thái đau đầu kèm theo cảm giác muốn nôn. Những dấu hiệu này rất thường gặp khi huyết áp trong cơ thể đột ngột tăng cao. Tùy từng người sẽ có thời gian diễn ra khác nhau, có thể chỉ sau ít phút hoặc có người sẽ bị khó chịu lên đến hàng giờ.
Ngộ độc carbon monoxide
Carbon monoxide là một chất dạng khí không mùi và cũng không có màu. Chúng thường sản sinh từ các loại loại máy móc sản xuất xăng dầu, gỗ, than. Khi chúng ta liên tục hít phải khí này trong nhiều giờ, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn và đau tức ngực.
Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Khi bị đau đầu buồn nôn, có không ít người sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, người mắc không còn cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý, triệu chứng sẽ không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn. Nếu thấy các biểu hiện diễn ra liên tục trong vài ngày, bạn nên nhanh chóng tới các bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra cụ thể. Tránh tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà sẽ không giúp ích cho bệnh, hơn nữa còn dễ gây ra các tác dụng phụ nếu dùng sai cách.
Nếu bạn thấy đầu đau nhức, cơn nôn kéo dài cùng với các dấu hiệu dưới đây, hãy tới cơ sở y tế ngay lập tức:
- Hoa mắt, chóng mặt, cơ thể không giữ được thăng bằng.
- Cổ bị cứng, xuất hiện các cơn sốt, sốt cao, nôn ói hơn 1 ngày.
- Ý thức dần bị mơ hồ, không đi tiểu từ 8h trở lên.
- Các triệu chứng liên tục giảm rồi lặp lại trong nhiều giờ, nhiều ngày.
Cách trị đau đầu buồn nôn hiệu quả nhanh chóng
Làm sao để hết buồn nôn và đau đầu? Trước tiên, bạn cần xác định bản thân gặp phải tình trạng này do nguyên do nào. Khi thăm khám, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành các kiểm tra chi tiết để có thể đưa ra hướng chữa trị phù hợp cho bệnh nhân. Tùy từng người sẽ có yêu cầu dùng thuốc hoặc chỉ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc thông thường.
Dùng thuốc giảm đau
Tây y có khá nhiều loại thuốc với công dụng giảm đau và hạn chế nôn tức khắc cho người bệnh. Tuy nhiên, cần có sự chỉ định của các bác sĩ về loại thuốc, liều dùng, thời gian sử dụng để đảm bảo không gây hại cho cơ thể. Đối với chứng buồn nôn đau đầu do bệnh lý, cần điều trị dứt điểm bệnh để loại bỏ hoàn toàn căn nguyên.
Bệnh nhân nếu tự ý mua thuốc về chữa trị, lạm dụng các loại thuốc giảm đau sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ như: Cơn đau đầu và buồn nôn trở nên nặng hơn, xuất hiện nhiều hơn, bị tiêu chảy, vàng da, suy thận, suy gan, nước tiểu vàng,…
Bổ sung dinh dưỡng thông qua đồ ăn và thực phẩm chức năng
Bên cạnh việc dùng các loại thuốc, bạn nên cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng từ bữa cơm hàng ngày, kết hợp với thực phẩm chức năng sẽ giúp giảm đau đầu buồn nôn tốt hơn.
- Uống đủ nước: Nên bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để làm giảm đau đầu an toàn và nhanh chóng. Bởi nước bị thiếu hụt sẽ khiến tinh thần giảm tập trung, bạn bị buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể giảm bớt sức lực và dễ sinh ra ảo giác, miệng khô đắng khó chịu.
- Vitamin nhóm B: Có thể bạn chưa biết, đối với hệ thống thần kinh, vitamin B có nhiệm vụ rất quan trọng khi chúng giúp cơ thể tổng hợp hiệu quả các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó đảm bảo quá trình truyền tín hiệu và tiếp nhận thông tin, vận hành hệ thống mạch máu thần kinh luôn suôn sẻ. Các bác sĩ cho biết, nên bổ sung cho cơ thể các vitamin B2, B9 và vitamin B12 sẽ giúp đau đầu chóng mặt buồn nôn giảm rõ rệt.
- Magie: Trong số các khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể, magie là thành phần chủ chốt của hoạt động dẫn truyền thần kinh. Đồng thời, chất này cũng giúp cơ thể chúng ta kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt, duy trì sự ổn định và trơn tru cho các mạch máu. Nhờ vậy, các dấu hiệu buồn nôn, hoa mắt, đau đầu sẽ được cải thiện nhanh chóng.
- Coenzyme Q10: Để có thể chuyển hóa hết các thức ăn nạp vào cơ thể thành nguồn năng lượng duy trì cho các hoạt động, không thể thiếu Coenzyme Q10. Chất này được các chuyên gia nghiên cứu cho thấy có khả năng giảm đau đầu rất tốt, chúng hoạt động tương tự các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể. Vì vậy, bạn có thể bổ sung thành phần này thông qua một số thực phẩm chức năng.
Ngâm chân
Khi bị đau đầu buồn nôn, người mắc có thể ngâm chân với nước nóng để nhanh chóng đẩy lùi cảm giác khó chịu, giúp tinh thần thư giãn hơn, hạn chế các áp lực căng thẳng lên hệ thống thần kinh. Y học cổ truyền cho biết, phương pháp này giúp chúng ta cân bằng lại cảm xúc cũng như xúc tác tới hệ thống thần kinh và da để giải tỏa mệt mỏi. Dùng nước nóng ngâm chân sẽ vừa giảm đau, vừa làm sạch mùi hôi chân, trị chứng mất ngủ và nhiều bệnh lý da liễu khác.
Trị đau đầu buồn nôn bằng massage bấm huyệt
Các thao tác massage hay bấm huyệt giúp ích rất nhiều cho những người thường xuyên bị chứng đau đầu buồn nôn mất ngủ. Với thao tác massage, bạn nên tập trung thực hiện ở khu vực gáy, cổ, vùng trán, thái dương để nhanh chóng loại bỏ cơn đau. Để giảm triệu chứng này lâu dài, cần thực hiện bấm huyệt.
Các chuyên gia cho biết, massage và bấm huyệt không chỉ có tác dụng giảm đau đầu, muốn nôn, sức khỏe tổng thể cũng sẽ được tăng cường. Hơn nữa, bấm huyệt còn là cách điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau và không gây hại cho cơ thể.
Để tăng thêm hiệu quả, nhiều người cũng sử dụng thêm các bài tập thiền, yoga và châm cứu nếu cần thiết. Tuy nhiên, khi thực hiện các kỹ thuật này, cần phải có người giám sát hoặc giúp bạn. Tránh tự ý châm cứu bấm huyệt tại nhà khi không rõ vị trí và vai trò của các huyệt. Áp dụng sai cách sẽ dễ gây ra các chấn thương cho cơ thể, thậm chí là liệt bộ phận nào đó.
Ngăn ngừa chứng đau đầu buồn nôn bằng cách nào?
Mặc dù là hiện tượng rất thường gặp nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa, giảm nguy cơ xuất hiện khi áp dụng những biện pháp chăm sóc sức khỏe như sau:
- Chăm chỉ tập luyện thể dục, chơi thể thao hàng ngày. Các bác sĩ cho biết, tốt nhất bạn nên tập thể dục 30/ngày với các thao tác không cần quá phức tạp hay tốn sức. Vận động cơ thể vừa giúp tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố, nâng cao sức khỏe tổng thể và giúp hệ thống xương khớp luôn linh hoạt dẻo dai. Những ai thường bị đau đầu buồn nôn khi tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều, các cơn đau giảm đi rõ rệt.
- Hạn chế các nguy cơ gây đau đầu: Với những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị đau nhức cả đầu bởi tiếng ồn, ánh sáng, hương thơm, cần chú ý tránh xa những yếu tố này. Nên sống ở những nơi yên tĩnh, không gian thoáng đãng, thoải mái.
- Luôn ăn uống đủ chất: Khi cơ thể thiếu chất sẽ dễ gây ra nôn, đau đầu, mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần chú ý ăn đủ 3 bữa trong ngày, kết hợp xen kẽ các thực phẩm có lợi cho cơ thể, cung cấp đủ chất dinh dưỡng và hạn chế uống bia, rượu, cà phê.
- Xây dựng giấc ngủ chất lượng: Ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ luôn cho bạn trạng thái khỏe khoắn, tập trung, nhiều năng lượng, tinh thần thoải mái vui vẻ. Đồng thời sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bị đau đầu mệt mỏi buồn nôn. Hãy duy trì cùng 1 khung giờ ngủ hàng ngày, tạo không khí yên tĩnh, mát mẻ để có giấc ngủ tốt nhất.
- Hạn chế stress: Các áp lực căng thẳng từ công việc, học tập hàng ngày sẽ rất dễ gây ra chứng đau buốt đầu, chán ăn, muốn nôn. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì cho mình tâm lý thoải mái, tích cực. Nếu cảm thấy bức bối, khó chịu, có thể nghe nhạc không lời, ngồi thiền hoặc tắm nước ấm để toàn thân thư giãn.
Đau đầu buồn nôn có thể do các bệnh lý hoặc là biểu hiện sinh lý bình thường. Bạn nên quan sát kỹ các triệu chứng của cơ thể để từ đó đánh giá được chính xác nguyên nhân gây bệnh và có cách khắc phục tốt nhất. Hãy luôn tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ và duy trì lối sống lành mạnh khoa học mỗi ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!