Đau Đầu Vận Mạch: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị An Toàn

Đau đầu vận mạch là tình trạng gì, có nguy hiểm không và nên điều trị như thế nào? Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự rõ về bệnh lý này dẫn tới những sai sót trong quá trình cải thiện và chăm sóc sức khỏe. Bạn đọc để có thể hiểu rõ hơn hãy theo dõi ngay những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Đau đầu vận mạch là bệnh gì?

Khoa học còn gọi bệnh đau đầu vận mạch là rối loạn vận mạch não hoặc bệnh đau đầu Migraine. Loại bệnh này thường có các biểu hiện đau nhức ở vùng thái dương, trước trán và đau cả đầu. Khi mắc phải đau vận mạch, các mạch máu ở quanh đầu đều sẽ bị co thắt khá dữ dội khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Ngoài ra, bệnh nhân còn thường xuyên chịu đựng cảm giác buồn nôn, đặc biệt nhạy cảm với các loại âm thanh, ánh sáng. Mỗi lần bệnh tái phát, cơn đau có thể diễn ra tới vài lần trong tuần, nặng hơn sẽ là nhiều lần trong một ngày, xuất hiện đột ngột không có các triệu chứng cảnh báo trước.

Theo các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân khi thường thấy đau đầu nên sớm tới bệnh viện thăm khám. Qua đó có thể biết được bản thân có đang bị đau đầu vận mạch hay các thể đau khác hay không. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý liên quan tới não bộ hay các chứng bệnh nguy hiểm khác.

Đau đầu vận mạch còn được gọi là đau đầu Migraine
Đau đầu vận mạch còn được gọi là đau đầu Migraine

Nguyên nhân đau đầu vận mạch là gì?

Mặc dù đã được nghiên cứu nhiều nhưng cho tới nay, khoa học vẫn chưa tìm được nguyên do cụ thể gây ra bệnh đau đầu. Có một số kết quả cho biết rằng khi serotonin bị mất cân bằng bởi quá trình mạch máu não co giãn một cách bất thường sẽ nhanh chóng phóng thích và bắt đầu quá trình phân hủy bất ngờ. Lúc này, các mạch máu sẽ gặp phải tình trạng co giãn dữ dội và từ đó hình thành nên những cơn đau đầu tùy từng mức độ.

Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra đánh giá rằng, đau đầu vận mạch cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn khi gặp phải một số tác động bất lợi tới từ vấn đề gen di truyền, điều kiện sống hàng ngày của bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Cơ thể bạn không khỏe mạnh, sức khỏe kém, dễ bị tác động bởi sự thay đổi của thời tiết, áp suất không khí.
  • Những người thường xuyên uống bia rượu hoặc các thức uống có hàm lượng cafein cao đều dễ tạo ra các áp lực thần kinh, gây căng thẳng não bộ và dẫn tới đau đầu.
  • Ở một số nữ giới, sự mất cân bằng các hormone cũng có thể tác động khiến gia tăng nguy cơ đau đầu Migraine. Ngoài ra, các chị em thường dùng thuốc tránh thai cũng khó tránh khỏi bệnh lý này, thuốc dễ làm cơn đau xuất hiện nhiều hơn và mức độ ngày một nặng hơn.
  • Cũng có trường hợp khi người bệnh thay đổi đồng hồ sinh học, giấc ngủ bị giảm đi nhiều hoặc ngủ liên tục nhiều giờ trong ngày sẽ có khả năng bị đau đầu thể vận mạch.
  • Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chứa nhiều monosodium glutamate – một chất phụ gia gây đau đầu vận mạch và nhiều dạng đau nhức khác. Chúng thường được dùng trong các món ăn đóng hộp, phô mai và cả socola.

Đừng bỏ lỡ: Bệnh Đau Đầu Khi Ngủ Dậy: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Chữa

Sử dụng quá nhiều rượu bia sẽ gây ra đau đầu vận mạch
Sử dụng quá nhiều rượu bia sẽ gây ra đau đầu vận mạch

Biểu hiện giúp bạn nhận biết bệnh

Triệu chứng đau đầu vận mạch thể hiện như thế nào? Để không nhầm lẫn với các loại bệnh đau đầu khác, chúng ta cần nắm được những dấu hiệu cơ bản sau đây:

  • Xuất hiện những cơn đau nhức đầu với mức độ dữ dội kéo dọc từ phần thái dương tới vùng trước trán, đau nhức sẽ đan xen cảm giác giật từng hồi theo nhịp mạch đập.
  • Người bệnh nôn, buồn nôn, kèm với đó là cảm giác chóng mặt, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn bạn thực hiện các vận động hoặc đi lại liên tục.
  • Các cơn đau đầu vận mạch thường có thời gian diễn ra ít nhất 4 giờ và có thể kéo dài trong 3 ngày, cơn đau sẽ khó thuyên giảm nếu không có các biện pháp khắc phục.
  • Lúc này, chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các loại ánh sáng cùng tiếng ồn. Khi quan sát một sự vật nào đó thường thấy xuất hiện những đường chớp sáng, zíc zắc hoặc thậm chí mất thị lực tạm thời.
  • Khả năng phát âm cùng một số thao tác vận động bị hạn chế, chúng thường xảy ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

Chuyên gia đánh giá đau đầu vận mạch có nguy hiểm không?

Các chuyên gia và bác sĩ cho biết, bệnh đau đầu vận mạch không phải loại bệnh nguy hiểm khi chúng ta sớm có biện pháp điều trị phù hợp. Nhưng hiện nay có không ít người nhầm lẫn và chậm trễ trong việc thăm khám dẫn tới bệnh ngày càng nặng hơn, gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Theo đó, chứng bệnh đau đầu vận mạch hoàn toàn có thể chuyển sang mãn tính với mức độ và tần suất ngày càng dày hơn, làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Khi này, bạn thường bị đau nhức đột ngột, giảm khả năng ghi nhớ cũng như tập trung trong mọi hoạt động. Một số nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra gồm:

  • Các tế bào não bị thiếu hụt lượng lớn dưỡng chất cùng với oxy bởi mạch máu não co giãn một cách bất ổn định. Khi này, người bệnh nhanh chóng rơi vào trạng thái run rẩy chân tay, đầu đau nhức, choáng váng, mất thăng bằng và nặng hơn là ngất xỉu.
  • Đặc biệt, bệnh nhân còn có thể bị biến chứng rất nghiêm trọng như tử vong hay đột quỵ, liệt nửa người,…
  • Khi đau đầu diễn ra trong thời gian dài, cơ thể ngày càng mệt mỏi, mất sức, sức khỏe tổng thể sụt giảm nhiều, bệnh cũng tái phát liên tục và rất vất vả để chữa trị.
Cơn đau quá năng có thể làm bệnh nhân choáng váng, ngất xỉu
Cơn đau quá năng có thể làm bệnh nhân choáng váng, ngất xỉu

Điều trị đau đầu vận mạch như thế nào tốt nhất?

Để có thể xử lý các cơn đau đầu vận mạch, bệnh nhân trước tiên cần được thăm khám cụ thể bởi các bác sĩ. Qua các kết quả kiểm tra, đánh giá, bạn sẽ được tư vấn liệu trình phù hợp để cải thiện sức khỏe. Hiện nay, chúng ta có thể chữa bệnh lý này với các cách như sau:

Ứng dụng mẹo từ dân gian

Cách trị đau đầu vận mạch của dân gian thường dùng cho những người bị bệnh ở thể nhẹ, tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên quen thuộc với giá thành rẻ. Những bài thuốc này cho tác dụng khá tốt, an toàn với cơ thể nhưng sẽ không thể trị bệnh tận gốc.

  • Trà gừng: Đây là cách làm giảm cơn đau đầu vận mạch rất hữu hiệu. Gừng cung cấp nhiều chất chống viêm sẽ nhanh chóng tác động tới cơn đau, ức chế tốt những yếu tố kích thích, hỗ trợ hệ thống thần kinh được giải tỏa áp lực. Bạn hãy dùng 1 củ gừng rửa sạch, đập dập rồi đem pha với nước nóng như pha trà. Sau 15 phút, thêm vào một thìa nhỏ đường phèn và uống ngay lúc trà còn ấm sẽ cho tác dụng tốt nhất.
  • Trà tâm sen: Từ lâu, dân gian đã tận dụng tâm sen để pha trà giúp cân bằng huyết áp, giảm đau đầu và mất ngủ một cách rõ rệt. Thường xuyên uống trà tâm sen còn giúp chúng ta tăng cường lưu thông khí huyết, qua đó đẩy lùi tình trạng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu buồn nôn đáng kể. Người bệnh hãy dùng khoảng 2 – 3g tâm sen phơi khô, cho vào ấm trà và pha với nước nóng. Sau 10 phút rót ra uống để cảm nhận sự cải thiện nhanh chóng.
Trà gừng giúp giảm đau đầu hiệu quả
Trà gừng giúp giảm đau đầu hiệu quả

Y học hiện đại

Thực tế, các loại thuốc Tây y cho hiệu quả chữa trị đau đầu vận mạch rất nhanh chóng, đẩy lùi cơn đau nhức tức thì và giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn. Nhưng người bệnh cũng cần lưu ý rằng, thuốc cũng tồn tại một số tác dụng phụ nếu bạn lạm dụng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách, có thể gây ra nhờn thuốc, suy giảm chức năng gan – thận và rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, trong mọi trường hợp, chúng ta đều cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn từ các bác sĩ.

Trong đơn thuốc của người bệnh đau đầu vận mạch, có một số loại thuốc thường dùng gồm:

  • Metodopramide có tác dụng điều trị chứng nôn, buồn nôn khi xuất hiện kèm đau đầu.
  • Một số thuốc kháng viêm không steroid và thuốc giảm đau tùy theo tình trạng bệnh cũng như tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
  • Thuốc dự phòng tái phát đau đầu gồm ergotamin và triptan.
Thuốc Tây trị đau đầu vận mạch tốt nhưng cần dùng đúng cách để không xảy ra tác dụng phụ
Thuốc Tây trị đau đầu vận mạch tốt nhưng cần dùng đúng cách để không xảy ra tác dụng phụ

Vật lý trị liệu chữa đau đầu vận mạch

Khi bị loại đau đầu này, bệnh nhân hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu để giảm tần suất dùng thuốc, hồi phục các chức năng cũng như cải thiện sức khỏe nhanh hơn. Hiện nay, những kỹ thuật được ứng dụng nhiều nhất gồm có:

  • Liệu pháp TENS: Đây là kỹ thuật giảm đau thông qua phương pháp kích thích điện trên da. Sóng siêu âm sẽ tác động tới khu vực đau nhức và nhanh chóng đẩy lùi cơn đau bằng việc cản trở trung khu não bộ tiếp nhận những tín hiệu đau nhức.
  • Kích thích tủy sống: Cột sống của bệnh nhân sẽ được cấy ghép thiết bị truyền vào dòng điện áp thấp để loại bỏ hoàn toàn các tín hiệu đau nhức. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ sớm cảm thấy không còn đau nhức đầu hay hoa mắt chóng mặt.
  • Châm cứu và bấm huyệt: Dựa vào hoạt động của các huyệt đạo trên cơ thể có sự liên kết mật thiết với mọi cơ quan bộ phận, y học đã vận dụng cách châm cứu, bấm huyệt trong điều trị đau đầu vận mạch.  Khi này, các dây thần kinh, cơ quan thụ cảm, mạch máu đều sẽ được tác động để loại bỏ cơn đau, giúp bệnh nhân thoải mái hơn. Khí huyết cũng sẽ được lưu thông ổn định, cân bằng âm dương. Kỹ thuật này cũng được dùng trong rất nhiều loại bệnh lý khác nhau.
Châm cứu cho tác dụng rất tốt, giảm đau nhanh
Châm cứu cho tác dụng rất tốt, giảm đau nhanh

Y học cổ truyền

Cùng với thuốc Tây, Đông y cũng là lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân khi mắc đau đầu vận mạch. Bằng những dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên, Y học cổ truyền kết hợp tạo thành bài thuốc chữa bệnh an toàn, cho hiệu quả tốt, lành tính, thích hợp với nhiều bệnh nhân.

Không chỉ tập trung đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, thuốc Đông y còn cho tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể, bồi bổ khí huyết rất tốt. Hiện nay, có một số bài thuốc chữa đau đầu thể vận mạch được đánh giá tốt nhất gồm:

Định tâm An thần thang:

  • Dược liệu: Viễn chí, đại táo, lạc tiên, liên nhục, dạ giao đằng, hoàng kỳ,…
  • Chủ trị: Thuốc được phân chia thành nhóm trừ tà và phục chính, giúp điều trị đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, suy nhược thần kinh.

Nhất Nam Định tâm hoàn:

  • Dược liệu: Phù tiểu mạch, táo nhân, bá tử nhân, trám đen, bạch quả, lạc tiên,…
  • Chủ trị: Chấm dứt hiệu quả tình trạng đau đầu vận mạch, phù tiểu mạch, mất ngủ và nóng trong,…

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Bán hạ, bạch truật, thiên ma, phục linh, trần bì,…
  • Chủ trị: Thuốc chữa đau đầu, hoa mắt và chóng mặt, bồi bổ khí huyết,..

Bài thuốc số 4:

  • Dược liệu: Bạch chỉ, xuyên khung, ngưu tất, tế tân, địa long,…
  • Chủ trị: Giảm các cơn đau đầu, mất ngủ, khó ngủ sâu giấc.

Thuốc Đông y tuy cho hiệu quả tốt nhưng sẽ cần nhiều thời gian để phát huy tối đa công dụng giảm đau đầu. Do vậy bệnh nhân cũng cần kiên trì dùng cho hết liệu trình để có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt nhất.

Y học cổ truyền từ lâu đã có nhiều bài thuốc chữa đau đầu vận mạnh nổi tiếng
Y học cổ truyền từ lâu đã có nhiều bài thuốc chữa đau đầu vận mạnh nổi tiếng

Đau đầu vận mạch nên ăn gì và kiêng những gì?

Từ lâu các chuyên gia vẫn luôn khuyến cáo rằng, việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách và đầy đủ sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình chữa trị đau đầu vận mạch. Theo đó, bệnh nhân cần biết rõ những loại thực phẩm nên cũng như không nên sử dụng.

Thực phẩm nên ăn:

  • Cá biển bao gồm cá thu, cá hồi, cá ngừ đều chứa nhiều omega 3 rất có lợi cho việc giảm các cơn đau đầu vận mạch xảy ra bởi thay đổi của môi trường, thời tiết.
  • Rau xanh và trái cây cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin, chất xơ cho cơ thể. Đặc biệt là thanh long, dưa hấu, bắp cải, cà rốt, dâu tây,…
  • Các loại gia vị có tính kháng viêm như tỏi và gừng sẽ giúp giảm đau đầu nhanh, hỗ trợ lưu thông khí huyết. Nhưng tránh ăn quá nhiều sẽ dễ làm cơ thể sinh nhiệt thành nóng trong.
  • Ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất xơ dồi dào, đặc biệt là lượng magie đẩy lùi cơn đau nhức, làm giảm căng thẳng não bộ rất hiệu quả.
Các loại cá béo sẽ rất có lợi cho bệnh nhân
Các loại cá béo sẽ rất có lợi cho bệnh nhân

Thực phẩm nên tránh:

  • Bệnh nhân bị đau đầu vận mạch tránh ăn các đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh vì chúng chứa nhiều monosodium glutamate gây đau đầu vận mạch.
  • Socola cũng cần hạn chế sử dụng vì mạch máu có thể bị giãn nở quá mức bởi thành phần theobromine và phenylethylamine trong loại đồ ăn vặt này.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường hóa học làm gia tăng cơn đau và ảnh hưởng tới việc chuyển hóa. Người bệnh thường xuyên ăn bánh kẹo, chè, kem, nước ngọt sẽ thấy đau đầu không thuyên giảm dù đã dùng nhiều loại thuốc.
  • Các chất phụ gia bao gồm chất tạo màu, tạo ngọt nhân tạo, bột ngọt cũng kích thích cơn đau đầu diễn ra dữ dội hơn, gia tăng các phản ứng dị ứng trong cơ thể.

Như vậy, để chế độ ăn uống mỗi ngày không gây ảnh hưởng xấu cho quá trình điều trị, đồng thời giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng hơn, cần đặc biệt quan tâm tới những loại thực phẩm được lựa chọn. Nếu bạn chưa biết nên xây dựng thực đơn thế nào cho phù hợp, hãy tìm tới sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Những lời khuyên hữu ích cho bạn

Bệnh đau đầu vận mạch có thể xảy ra ở mọi đối tượng, do đó, chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ sẽ giúp bảo vệ tốt cho sức khỏe. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản như sau:

  • Tránh tiếp xúc với những nơi có nhiều ánh sáng cường độ mạnh, tiếng ồn lớn, nhiều loại tạp âm.
  • Hạn chế việc căng thẳng quá mức trong công việc cũng như học tập, cần tìm cách cân bằng thời gian lao động và nghỉ ngơi thư giãn mỗi ngày.
  • Nên tập các môn yoga, ngồi thiền, đi bộ, bơi lội, đạp xe, sẽ giúp chúng ta có tinh thần thư giãn và thể chất khỏe mạnh để phòng ngừa nhiều bệnh lý.
  • Có chế độ dinh dưỡng đủ chất để luôn đảm bảo sức khỏe và hệ miễn dịch mạnh mẽ, duy trì tốt các hoạt động chức năng tại mọi cơ quan trong cơ thể.
  • Nếu thấy có những cơn đau đầu bất thường cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Đau đầu vận mạch cần được chữa trị sớm và đúng cách để không làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về bệnh lý để có hướng chăm sóc tốt nhất. Với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình cải thiện sức khỏe, đồng thời cần chú ý thăm khám và thực hiện đúng theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

4.7/5 - (4 votes)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua