Bệnh Đau Đầu Khi Ngủ Dậy: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Chữa

Đau đầu khi ngủ dậy khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, gây ảnh hưởng tới năng lượng cả ngày.  Theo đó, đây không phải tình trạng có thể xem thường, cần sớm điều trị, khắc phục để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các thông tin quan trọng nhất về nguyên nhân, các biểu hiện đau và cách chữa trị tốt nhất.

Nguyên nhân xuất hiện chứng đau đầu khi ngủ dậy

Các chuyên gia đầu ngành cho biết, chứng đau đầu khi ngủ dậy ở mỗi người sẽ có những nguyên nhân tác động khác nhau. Trong đó, chúng ta cần chú ý tới vấn đề điều kiện môi trường sống, các thói quen sinh hoạt cũng như bệnh lý đang mắc phải. Cụ thể như sau:

Lối sống sinh hoạt

Ngủ dậy đau đầu có thể là bởi những thói quen sinh hoạt và môi trường sống tác động tới cơ thể. Theo đó, trường hợp này thường không có gì đáng lo ngại, bạn chỉ cần thay đổi không gian nghỉ ngơi và thói quen sẽ giúp giảm đau nhức rất tốt.

  • Môi trường sống tác động: Khi bạn sống trong những khu vực có nhiều tiếng ồn nhưng không có biện pháp cách âm, chất lượng giấc ngủ sẽ bị giảm đi rất nhiều. Các âm thanh ca nhạc, vui chơi, tiếng máy công trường, tiếng ồn ào nói chuyện,… đều làm giấc ngủ gián đoạn, hệ thần kinh bị ảnh hưởng gây ra đau đầu sau khi ngủ dậy.
  • Ngủ sai tư thế: Ngủ dậy hay bị đau đầu cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân ngủ sai tư thế, bạn nằm lệch đốt sống cổ, gối kê đầu quá cao sẽ gây cứng cổ và cơ, đau đầu kèm theo tình trạng khó thở. Ngoài ra, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân cũng có thể bị đau đầu do ngủ nằm sấp, hệ thống phổi và tim chịu nhiều sức ép chèn lên gây khó thở, máu và oxy không thể lưu thông đều.
  • Uống bia, rượu: Khi uống nhiều bia, rượu, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều phản ứng hưng phấn quá mức, hệ thần kinh luôn ở trong trạng thái hoạt động mạnh mẽ. Khi này, cả giấc ngủ và hoạt động não bộ đều bị tác động, khiến bạn khó ngủ ngon giấc, luôn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Lạm dụng thiết bị điện tử: Có rất nhiều người thường ngồi làm việc với máy tính, ipad quá lâu, hoặc trước khi đi ngủ sử dụng điện thoại liên tục trong nhiều giờ đồng hồ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới thị giác, não bộ cũng sẽ chịu nhiều tiêu cực. Khi này, bạn sẽ thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay bị tỉnh giấc giữa đêm và buổi sáng thức dậy thấy đau đầu, uể oải, mỏi mắt.
Đau đầu khi ngủ dậy có thể do bạn nằm gối quá cao hoặc quá thấp
Đau đầu khi ngủ dậy có thể do bạn nằm gối quá cao hoặc quá thấp

Bị đau đầu khi ngủ dậy do bệnh lý

Ngoài những thói quen sinh hoạt hàng ngày hay môi trường xung quanh tác động, đau đầu khi ngủ dậy buổi sáng còn là dấu hiệu của một số bệnh lý chúng ta không thể xem nhẹ. Dưới đây là thông tin cụ thể về các bệnh bạn nên biết:

  • Đau nửa đầu: Hiện nay, tỉ lệ người bị chứng đau nửa đầu đang ngày càng tăng cao. Bệnh lý này thường sẽ gây ra các cơn hoa mắt, chóng mặt đau đầu sau khi ngủ dậy. Không chỉ vậy, ngay cả trong lúc ngủ bạn cũng có thể bị đau đầu, làm gián đoạn giấc ngủ và dễ tỉnh giấc giữa chừng. Cơn đau có thể xuất hiện liên tục vào các buổi sáng hoặc cách vài ngày, tuy nhiên mức độ sẽ dễ tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị sớm.
  • Thiếu máu lên não: Nguyên do thứ hai cũng có không ít người mắc phải hiện nay đó chính là máu lên não không đủ. Lượng máu cung cấp thiếu sẽ gây ra chứng mất ngủ về đêm, khi tỉnh giấc thường bị đau đầu, mệt mỏi. Trong khi đó, ban ngày bạn sẽ luôn trong trạng thái buồn ngủ, ngủ gật, khả năng thính giác và thị giác đều bị suy giảm.
  • Mất ngủ: Được coi là bệnh lý gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, công việc và học tập của người bệnh. Bệnh mất ngủ làm chúng ta trằn trọc về đêm, khó ngủ và buổi sáng thức dậy luôn đau nhức đầu. Sức khỏe tổng thể theo đó cũng giảm sút đi rất nhiều.
  • Bệnh trầm cảm: Y học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu để cho ra kết luận rằng, trầm cảm thuộc một trong các nguyên nhân thường gặp của chứng đau đầu khi ngủ dậy. Những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu thường sẽ khó có giấc ngủ ngon, dễ bị đau đỉnh đầu đầu và căng thẳng tâm lý liên tục.
  • Nghiến răng khi ngủ: Theo đánh giá của các chuyên gia, đau đầu sau khi ngủ dậy còn có thể xuất phát từ tình trạng nghiến răng khi ngủ. Lúc này, bạn còn cảm giác đau nhức ở vùng thái dương, mặc dù cơn đau không nặng nhưng âm ỉ kéo dài khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
  • Huyết áp cao: Bệnh huyết áp cao sẽ tạo ra các áp lực rất lớn lên toàn bộ mạch máu ở đầu. Bệnh nhân thường sẽ rơi vào trạng thái đau đầu, căng thẳng khó chịu sau mỗi buổi sáng thức dậy.
  • Ngừng thở trong lúc ngủ: Có một số người khi ngủ có thể bị ngừng thở hoàn toàn từ khoảng 3 giây. Lúc này, nếu liên tục lặp lại sẽ làm giấc ngủ của bạn bị cản trở, máu và oxy đều không kịp vận chuyển lên não và dẫn tới chứng đau đầu.
Thiếu máu lên não sẽ gây ra đau đầu
Thiếu máu lên não sẽ gây ra đau đầu

Cách chữa đau đầu khi ngủ dậy tốt nhất là gì?

Có thể thấy rằng, ngủ dậy hay bị đau đầu gây ra rất nhiều mệt mỏi cho bệnh nhân, làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, cơ thể thường mệt mỏi bứt rứt khó chịu. Do đó, việc áp dụng các biện pháp điều trị từ sớm sẽ rất quan trọng, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe, đẩy lùi cơn đau đầu mất ngủ.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có các phương án điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cũng như làm một số xét nghiệm kiểm tra. Sau khi đã xác định được chính xác nguyên do gây bệnh, bạn sẽ được tư vấn phác đồ phù hợp. Nếu những người bị đau đầu sau khi thức dậy ở thể nhẹ, không nhất thiết phải sử dụng thuốc Tây, một số mẹo đơn giản trong dân gian hoàn toàn có khả năng khắc phục.

Thuốc Tây trị ngủ dậy đau đầu mệt mỏi

Hiện nay, y học hiện đại có rất nhiều phương thuốc khác nhau để điều trị nhanh chóng tình trạng đau đầu khi ngủ dậy. Thuốc cho tác dụng rõ rệt, giảm đau tức thì và hỗ trợ người bệnh ngủ sâu giấc hơn. Trong đó, có một số thuốc vẫn thường xuất hiện trong đơn điều trị gồm:

  • Thuốc NSAIDs giảm đau: Trong nhóm giảm đau NSAIDs, Ibuprofen là loại thuốc quen thuộc nhất. Thông thường, các bệnh nhân đau đầu khi ngủ dậy ở thể nhẹ hoặc vừa đều sẽ được kê loại thuốc này. Mặc dù cho tác dụng tốt nhưng thuốc không thể sử dụng cho những người có bệnh liên quan tới tim mạch, co thắt phế quản, hen suyễn hoặc viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc Paracetamol: Loại thuốc này đã quá quen thuộc với mỗi người. Được nhiều bệnh nhân tự mua về để trị đau đầu và nhiều triệu chứng đau mỏi khác. Thuốc cũng dùng cho những người bị đau đầu ở thể nhẹ và vừa.
  • Aspirin: Cũng tương tự như hai loại thuốc trên, Aspirin được dùng rất phổ biến với vai trò giảm đau, chống viêm, hạ sốt, trị đau đầu. Nhưng thuốc cũng không thể dùng cho những người có bệnh nền là loét tá tràng, dạ dày, máu khó đông, suy gan, suy thận, suy tim hoặc người dưới 16 tuổi.

Thông tin quan trọng: TOP 10+ Thuốc Đau Đầu Và Sản Phẩm Hỗ Trợ Tốt Nhất

Thuốc giảm đau kê cho bệnh nhân với liều lượng khác biệt tùy trường hợp
Thuốc giảm đau kê cho bệnh nhân với liều lượng khác biệt tùy trường hợp

Không thể phủ nhận rằng công dụng điều trị đau đầu khi ngủ dậy của thuốc Tây rất nhanh chóng. Nhưng thuốc cũng có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ khi chúng ta sử dụng sai cách. Tự ý mua thuốc về uống tại nhà, thay đổi đơn thuốc, liều lượng thuốc dù chưa có sự cho phép của các bác sĩ đều có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bệnh nhân lúc này bị rối loạn tiêu hóa, giảm chức năng hoạt động của thận, gan, gây vàng da, loét dạ dày,…

Chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Khác với một số loại thuốc Tây khi dùng trong thời gian dài có thể bị tác dụng phụ, nhiều người chọn dùng thuốc Đông y bởi tính an toàn cao. Các dược liệu quý được lựa chọn kỹ lưỡng và kết hợp với nhau để tạo thành bài thuốc trị đau đầu khi ngủ dậy cho hiệu quả cao, lành tính, đồng thời cũng giúp cho sức khỏe tổng thể được cải thiện rõ rệt.

Thầy thuốc sẽ bắt mạch, thăm khám cho người bệnh và gia giảm các vị thuốc để có được liệu trình điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, những bài thuốc Đông y chữa đau đầu nổi tiếng được nhiều bệnh nhân đánh giá cao nhất gồm có:

Định tâm An thần thang:

  • Vị thuốc: Liên nhục, dạ giao đằng, viễn chí, củ bình vôi, đại táo, phục thần, hoàng kỳ, bạch truật, lạc tiên… Được phân chia thành nhóm thuốc phục chính và trừ tà.
  • Chủ trị: Điều trị chứng đau đầu khi ngủ dậy, mất ngủ, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ,…

Nhất Nam Định tâm hoàn:

  • Vị thuốc: Trám đen, táo nhân, tầm gửi, phù tiểu mạch, lạc tiên, tầm gửi, bạch quả, bá tử nhân,…
  • Chủ trị: Loại bỏ các cơn đau đầu, khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ, tâm phiền, nóng trong.

Bài thuốc số 3:

  • Vị thuốc: Chích thảo, khương hoạt, cảo bản, độc hoạt, xuyên khung, phòng phong.
  • Công dụng: Thuốc giúp trị đau đầu, ngủ không sâu giấc, cải thiện sức khỏe tổng thể, bồi bổ khí huyết.
Y học cổ truyền chữa đau đầu khi ngủ dậy rất an toàn và hiệu quả
Y học cổ truyền chữa đau đầu khi ngủ dậy rất an toàn và hiệu quả

Một số mẹo chữa trong dân gian

Với những trường hợp bệnh nhân bị đau đầu khi ngủ dậy bởi các thói quen sinh hoạt, môi trường xung quanh tác động, chúng ta có thể dùng các mẹo chữa của dân gian. Những cách này đều khá đơn giản,  nguyên liệu rẻ, dễ kiếm nhưng cho tác dụng rất tốt. Nhưng nếu bệnh nhân bị đau đầu nặng, đau do bệnh lý sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn, cần áp dụng các biện pháp khác tích cực hơn.

Bạn có thể thực hiện theo một số gợi ý khá hữu ích dưới đây:

  • Xông lá chữa đau đầu khi ngủ dậy: Phương pháp này được dùng rất phổ biến hiện nay, cho tác dụng trị đau đầu nhanh chóng và còn giúp tinh thần trở nên thư thái hơn. Bạn hãy chuẩn bị một lượng vừa đủ lá chanh, lá sả, lá bưởi, đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu nước sôi. Sau đó, dùng khăn bông lớn để chùm kín người cùng nồi nước lá, xông cho đến khi nước hết nóng.
  • Tinh dầu cam và bưởi: Cách làm này rất đơn giản, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay tức thì, đầu óc không còn đau nhức và căng thẳng. Bạn chỉ cần gọt lấy vỏ bưởi hoặc cam tươi, sau đó vò lấy phần tinh dầu và thoa trực tiếp lên vùng thái dương để cảm nhận sự thay đổi rõ rệt.
  • Xoa bóp đầu: Khi ngủ dậy bị đau đầu, bạn hãy dùng tay ấn và day vào hai bên thái dương trong khoảng 5 đến 10 phút. Khi này, máu sẽ lưu thông ổn định, cơn đau đầu được đẩy lùi tốt và không còn cảm giác mệt mỏi khó chịu.
Xoa bóp làm giảm cơn đau tức thì
Xoa bóp làm giảm cơn đau tức thì

Nên ăn gì và kiêng những gì nếu bị đau đầu sau khi ngủ dậy?

Chế độ ăn uống có rất nhiều ảnh hưởng, bao gồm cả tiêu cực và tích cực tới chứng bệnh đau đầu sau khi ngủ dậy. Chuyên gia về dinh dưỡng chia sẻ rằng, thực phẩm nếu bạn dùng đúng loại, đúng cách sẽ có khả năng trị đau đầu, giảm mệt mỏi cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể rất tốt. Đồng thời cũng có không ít thực phẩm gây hại, làm cơn đau đầu trở nặng, bệnh nhân mệt mỏi hơn, dễ mất ngủ hơn.

Do vậy, bạn hãy lưu lại ngay một số thông tin về thực phẩm sử dụng hàng ngày dưới đây:

Thực phẩm nên dùng:

  • Rau củ quả: Khi bị đau đầu sau ngủ dậy, bệnh nhân nên thường xuyên ăn rau củ, hoa quả. Các thực phẩm này có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin dồi dào. Nhờ vậy, chúng ta có thể hạn chế các cơn stress, giảm căng thẳng đầu óc, ngăn chặn gốc tự do, giảm đau đầu hiệu quả. Bạn hãy thường xuyên sử dụng rau màu xanh đậm, cà rốt, nghệ, gừng, khoai lang, dâu tây, việt quất, mâm xôi,…
  • Cá hồi: Nguồn thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt thành phần omega-3 và vitamin B2. Cá hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh cùng não bộ phát triển khỏe mạnh, giảm ngưng tụ tiểu cầu và giảm viêm, chống đau rất tốt.
  • Sữa chua: Trong sữa chua có lượng riboflavin dồi dào, giúp giảm đau đầu và hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tuyệt vời. Những người bị đau đầu khi ngủ dậy hãy thường xuyên ăn sữa chua sẽ thấy có rất nhiều cải thiện rõ rệt.

Thực phẩm cần kiêng:

  • Chất kích thích: Với những người thường xuyên bị đau đầu khi ngủ dậy, chất kích thích gồm bia, rượu, các phê, thuốc lá,…đều gây hại cho cơ thể, làm đau đầu nặng hơn, dễ bị mất ngủ và khó ngủ.
  • Các loại xúc xích, giăm bông: Những món ăn này tuy có hương vị hấp dẫn nhưng lại chứa nhiều chất bảo quản nitrat cùng với tyramine làm gia tăng đau đầu, giãn mạch máu não, cản trở hoạt động tuần hoàn não bộ.
  • Đồ ăn chứa đường hóa học: Đường hóa học được dùng rất nhiều trong công nghiệp thực phẩm hiện nay. Thành phần này làm ảnh hưởng tới các dây thần kinh, gia tăng các kích thích và dẫn tới đau đầu, đau nửa đầu. Chúng thường có mặt trong các loại bánh kẹo, nước ngọt, kem, kẹo cao su,…
Nên hạn chế ăn các thực phẩm có lượng đường cao
Nên hạn chế ăn các thực phẩm có lượng đường cao

Cách phòng ngừa đau đầu khi ngủ dậy

Đau đầu khi ngủ dậy khiến người bị mệt mỏi, giảm năng lượng và hạn chế khả năng tập trung trong công việc cũng như học tập. Do đó, chúng ta nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ sớm theo một số hướng dẫn dưới đây để bảo vệ sức khỏe:

  • Duy trì việc ngủ đủ giấc, đúng giờ: Áp dụng cách này sẽ giúp não bộ có đủ thời gian để nghỉ ngơi, giảm tải áp lực căng thẳng, hồi phục khả năng hoạt động sau một ngày dài. Nhờ vậy, đau đầu sẽ hạn chế xuất hiện.
  • Tránh dùng các thiết bị điện tử trước lúc ngủ: Thói quen xem phim, chơi điện tử trước lúc đi ngủ sẽ cản trở quá trình melatonin sản sinh, gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Nếu do yếu tố công việc bắt buộc cần sử dụng máy tính, điện thoại, bạn nên dùng màn OLED và đèn huỳnh quang để hạn chế tối đa các ảnh hưởng không tốt.
  • Tập thể dục hoặc thể thao: Những môn bơi lội, đi bộ, chạy bộ, yoga, aerobic,… đều giúp giảm stress, căng thẳng rất tốt, cơ thể khỏe khoắn và ngủ ngon giấc hơn.
  • Không dùng chất kích thích: Như chúng tôi chia sẻ ban đầu, chất kích thích gây ảnh hưởng rất nhiều tới não bộ và sức khỏe nói chung. Để không bị mất ngủ và đau đầu sau khi ngủ dậy, bạn cần tránh dùng bia rượu hoặc cà phê. Thay vào đó nên uống nước lọc, nước ép hoa quả, rau củ nhiều hơn.

Đau đầu khi ngủ dậy xảy ra do nguyên nhân nào, cách điều trị và phòng ngừa đều đã được chúng tôi chia sẻ rất chi tiết trong bài viết này. Bạn đọc hãy tham khảo để có thêm cho mình những kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích nhất. Đồng thời, chủ động thăm khám khi phát hiện các biểu hiện bất thường của thần kinh.

Tham khảo:

5/5 - (1 vote)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua