Bệnh Đau Đỉnh Đầu: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Tránh
Đau đỉnh đầu là tình trạng có diễn biến khá phức tạp, cần phải kiểm soát sớm để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Theo đó, người bệnh cần nắm rõ các biểu hiện, nguyên nhân và phương pháp chữa trị để có cách chăm sóc tốt nhất.
Đau đỉnh đầu là bệnh gì?
Đau đỉnh đầu là tình trạng phần đỉnh đầu xuất hiện những cơn đau bất ngờ, đau âm ỉ kéo dài hoặc đau nhức dữ dội. Bệnh có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân, tùy thuộc tình trạng mỗi người sẽ có mức độ thể hiện khác nhau. Các cơn đau sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, cản trở công việc và học tập, dễ xảy ra nhiều biến chứng đáng lo ngại.
Hiện tượng đau đỉnh đầu có biểu hiện thế nào?
Cơn đau đỉnh đầu có triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác đau đè nặng trên đỉnh giống như bạn đang phải đội một vật nặng. Cơn đau thi thoảng có cảm giác nhói lên rất khó chịu, nhiều người còn có thêm tình trạng đau cổ, đau hàm, buồn nôn liên tục và chóng mặt, dễ bị nhạy cảm hơn với các nguồn sáng và âm thanh.
Với những bệnh nhân bị đau ở đỉnh đầu do các bệnh lý gây ra, cơ thể sẽ còn có thêm nhiều triệu chứng khá nguy hiểm khác, có thể là rối loạn lo âu, khó thở hoặc chảy máu cam. Phụ thuộc vào từng chứng bệnh cụ thể sẽ có dấu hiệu đi kèm khác nhau.
Nguyên nhân đau đỉnh đầu phổ biến nhất
Bệnh đau đỉnh đầu có rất nhiều yếu tố tác động hình thành, trong đó, các bác sĩ và chuyên gia đã tiến hành khá nhiều nghiên cứu để đưa ra được những nguyên nhân cụ thể gồm:
Do bệnh đau nửa đầu
Đau trên đỉnh đầu là triệu chứng rất phổ biến ở những bệnh nhân bị đau nửa đầu, không chỉ vậy, người bệnh còn có thể bị đau sau gáy với mức độ rất dữ dội. Khi này, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không thể tập trung. Các cơn đau thường sẽ bắt đầu theo từng đợt, đau theo nhịp mạch và có cảm giác nhói rất rõ rệt. Có người đau trong khoảng vài giờ, nhưng cũng có người bị đau tới vài ngày. Khi bệnh đã chuyển sang mãn tính, đau nhức sẽ đi kèm nôn, buồn nôn, nhạy cảm bởi các loại âm thanh và ánh sáng.
Đau đầu từng cụm
Đau đầu từng cụm sẽ xảy ra hàng tuần hoặc nặng hơn là hàng ngày, các cơn đau này thường sẽ xuất hiện từ phần hốc mắt, sau đó lan tới khu vực đỉnh đầu, chủ yếu vào các buổi tối với thời gian từ 30 phút cho tới 2 – 3 giờ, đau ngày càng dữ dội hơn.
Với bệnh đau đầu từng cụm, người bệnh còn có thể bị sụp mí mắt, mắt chảy nước nhiều và bị sưng đỏ, mũi vừa ngạt vừa sổ. Thông thường, đau đầu từng cụm sẽ xảy ra khi chúng ta lạm dụng bia rượu, thuốc lá, rối loạn giấc ngủ hoặc từng xảy ra các chấn thương ở đầu.
Đau đỉnh đầu bởi căng thẳng
Với những người thường xuyên chịu các áp lực căng thẳng, tình trạng đau đỉnh đầu sẽ có nguy cơ mắc khá cao. Lúc này, các cơn đau sẽ lan tới cả thái dương, đau cả đầu, mức độ tuy không quá nghiêm trọng nhưng đau âm ỉ làm bệnh nhân rất mệt mỏi. Thông thường, các cơn đau sẽ có thời gian diễn biến lâu nhất khoảng 1 tuần.
Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng cũng có thể gây ra đau đỉnh đầu hoặc đau một bên đầu. Với tình trạng này, bệnh nhân khi điều trị viêm xoang có kết quả tốt, các cơn đau cũng tự khắc thuyên giảm và biến mất. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, nên tiến hành chữa từ sớm để đảm bảo sức khỏe.
Mất ngủ gây đau đỉnh đầu
Khi chúng ta không ngủ đúng giờ, ngủ thiếu giấc hoặc ngủ không sâu, hệ thần kinh sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng. Lúc này, quá trình sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh có thể bị tác động gây ra các rối loạn, trục trặc, bệnh nhân bị mất cân bằng orexin và sẽ xuất hiện các cơn đau đầu kéo dài nhiều ngày và càng có dấu hiệu nặng hơn theo thời gian.
Đông cứng não
Hiện tượng đông cứng não còn được gọi là kích thích lạnh. Cơn đau đỉnh đầu xảy ra khi bạn uống các loại nước đá, ăn kem lạnh, cơ thể bị lạnh bất ngờ, không kịp thích ứng sẽ xảy ra phản ứng ở các dây thần kinh tam thoa. Khi đó, cơn đau buốt nhói ở đỉnh đầu sẽ diễn ra trong vài giây hoặc vài phút.
Dây thần kinh chẩm bị tổn thương
Đau đỉnh đầu liên tục còn xảy ra bởi nguyên nhân dây thần kinh chẩm bị tổn thương. Có thể là bởi phía sau đầu xảy ra các chất thương, viêm xương khớp, căng cơ cổ và tạo áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Cũng có trường hợp nguy hiểm hơn khi cổ bạn xuất hiện khối u.
Tìm hiểu: Đau Nửa Đầu Bên Phải: Nguyên Nhân Và Các Cách Chữa Trị
Một số nguyên do khác
Chứng đau đỉnh đầu ngoài các yếu tố trên còn có thể khởi phát khi ở những trường hợp như sau:
- Co mạch não có phục hồi: Là một hội chứng động mạch não bị co thắt và gây ra triệu chứng đau đỉnh đầu đột ngột, đau rất dữ dội. Nếu không áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời, bệnh nhân hoàn toàn có thể bị co giật, phù não và nguy hiểm nhất là đột quỵ.
- Lạm dụng thuốc: Có khá nhiều người hiện nay lạm dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định từ các bác sĩ. Thuốc dùng sai cách, uống quá nhiều hoàn toàn có khả năng gây ra đau đỉnh đầu, suy giảm chức năng thận, gan.
- Thiếu máu lên não: Khi cơ thể bị thiếu máu, não không có đủ lượng hồng cầu lưu thông tới sẽ gây thiếu oxy và xuất hiện đau đầu, đau đỉnh đầu. Thông thường, những người bị thiếu máu lên não đều là do thiếu vitamin hoặc sắt.
- Tăng huyết áp: Huyết áp tăng cao, thường từ 180/120mmHg trở lên sẽ kéo theo các cơn đau đầu khó chịu. Bệnh nhân đồng thời cũng bị khó thở, giảm thị lực, đau tức ngực, chảy máu cam.
- Tập thể dục quá mức: Khi bạn vận động, tập luyện thể dục thể thao với cường độ cao quá mức sẽ dễ gây ra đau đầu, tăng huyết áp, xảy ra nhiều chấn thương khá nguy hại. Để có cơ thể khỏe mạnh, chỉ tập thể dục thể thao với mức độ phù hợp, phân chia thời gian tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Thậm chí thể dục đúng cách còn giúp chúng ta giảm đau đầu rất tốt.
- Thời tiết thay đổi: Có một số người nhạy cảm sẽ bị đau nhức ở đỉnh đầu mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Lúc này, cơ thể thấy khá mệt mỏi, dễ nôn, buồn nôn và thậm chí còn phát ban.
Khi nào người bệnh cần đi thăm khám?
Mặc dù đau đỉnh đầu có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý, nhưng vẫn có những người bị đau bởi thay đổi thói quen sinh hoạt, do thời tiết hoặc các yếu tố môi trường tác động. Khi này, bạn chỉ cần điều chỉnh lại một số thói quen chăm sóc cơ thể hàng ngày sẽ khỏi bệnh. Nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám kịp thời:
- Bệnh nhân bị đau đầu dữ dội, đột ngột, có hiện tượng cứng cổ, sốt cao.
- Người bệnh có thêm triệu chứng co giật, mất ý thức, tai và mắt đều đau nhức.
- Cảm giác đau kéo dài liên tục, tái phát thường xuyên, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ.
Phương pháp chữa trị cho hiệu quả cao
Đau trên đỉnh đầu điều trị như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát. Bệnh nhân trước tiên cần tới các bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám trực tiếp. Các bác sĩ sẽ kiểm tra các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và tìm hiểu tiền sử bệnh lý để có kết luận cuối cùng, từ đó đưa ra cách điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Tây y chữa đau đỉnh đầu
Thuốc Tây vẫn luôn là lựa chọn của nhiều bệnh nhân khi bị đau đỉnh đầu. Các phương thuốc này đều cho hiệu quả nhanh, tác động mạnh mẽ tới các cơn đau, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, cơ thể không còn mệt mỏi, uể oải.
Phương pháp chữa trị thông thường:
Ở cách chữa đau đỉnh đầu thông thường, các bác sĩ thường sẽ kê các nhóm thuốc đau đầu sau đây:
- Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ như ibuprofen, triptans. Tuy nhiên không sử dụng quá 3 ngày mỗi tuần, bệnh nhân cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Nhóm thuốc chống trầm cảm cũng được dùng khá nhiều, hỗ trợ bệnh nhân bị đau do dây thần kinh chẩm tổn thương.
- Nhóm thuốc chẹn canxi dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị co mạch máu não, khi này thuốc sẽ giúp giảm cơn đau và hỗ trợ chức năng cho mạch.
- Những người bị tăng huyết áp gây đau đỉnh đầu thường sẽ được dùng thuốc hạ huyết áp kết hợp thêm một số thuốc đi kèm khác để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ.
Phương pháp điều trị thần kinh cột sống:
Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ ít dùng thuốc hơn, nhưng hiệu quả thu được vẫn rất tốt. Thông thường, cách chữa áp dụng cho những bệnh nhân bị đau đỉnh đầu do liên quan tới cột sống. Trong quá trình sinh hoạt, lao động hàng ngày, người bệnh thực hiện sai tư thế dẫn tới việc sai lệch các đốt sống cổ, ảnh hưởng tới xương đáy sọ và xương chẩm. Khi này, kỹ thuật điều chỉnh thần kinh cột sống sẽ giúp khắc phục cơn đau nhức một cách tốt nhất.
Qua các thao tác điều chỉnh, cột sống cổ sẽ thẳng trở lại, đầu xương, dây thần kinh, các nhóm cơ sẽ được chỉnh về vị trí đúng, các cơn đau đầu không còn xuất hiện.
Mẹo dân gian chữa trị an toàn
Nếu bạn bị đau đầu ở mức độ nhẹ, đau do thời tiết, cảm mạo hay căng thẳng mệt mỏi,… có thể áp dụng các cách trị trong dân gian. Ông bà ta từ xa xưa đã có rất nhiều bài thuốc cho hiệu quả cao, nguyên liệu cực dễ tìm với giá thành rẻ, cho khả năng trị đau đầu, giúp ngủ ngon, cơ thể khỏe mạnh, thư giãn.
Bạn có thể áp dụng theo một số mẹo gồm:
Lá bưởi: Trong lá bưởi có khá nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất có công dụng thông kinh lạc, trừ hàn, giảm đau đầu, mệt mỏi rất tốt. Khi dùng thường xuyên, hệ thần kinh sẽ được giảm tải sức ép, loại bỏ các căng thẳng, cơ thể dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá bưởi già.
- Ngâm rửa sạch cho hết bụi bẩn, sau đó cho vào nồi nấu chung với 2 lít nước.
- Khi nước lá bưởi sôi, bạn hạ nhỏ lửa và tiếp tục nấu thêm 10 phút cho tinh dầu thoát hết ra nước.
- Sau đó dùng khăn bông sạch và chùm kín người cùng nồi nước lá bưởi. Để hơi nóng bốc lên và hấp thụ qua da.
- Sau 15 phút có thể ngừng xông. Lưu ý không để mặt gần sát nồi nước sẽ dễ gây bỏng hơi.
Củ tỏi: Bên cạnh các món ăn thơm ngon từ tỏi, nguyên liệu này còn là vị thuốc trị đau đầu rất tốt, giảm căng thẳng mệt mỏi, chống khuẩn và kháng viêm. Ngày nay có rất nhiều người đang lựa chọn thực hiện bài thuốc này.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân dùng 2 nhánh tỏi, bóc vỏ và rửa sạch, lưu ý không dùng nhánh quá bé.
- Sau đó nhét tỏi vào hai bên tai, sau 30 phút sẽ lấy ra. Khi này, tỏi tạo ra nhiệt sẽ làm giảm đau đầu, tăng cường lưu thông máu rất tốt.
Trà gừng: Gừng có khả năng kháng viêm và giảm đau đáng kể, vì vậy những người bị đau đỉnh đầu hoàn toàn có thể dùng nguyên liệu này. Gừng sẽ giúp cho mạch máu giãn đều, ngăn chặn sưng não, cải thiện giấc ngủ, qua một vài lần sử dụng sẽ cho thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 củ gừng rửa sạch, thái thành các lát mỏng và pha trà như bình thường.
- Sau 10 phút, bạn lấy trà để uống thay cho nước lọc.
Thuốc Đông y điều trị đau đỉnh đầu triệt để
Để có thể ngăn chặn các tác dụng phụ trong khi trị đau đầu, cải thiện sức khỏe tổng thể, thuốc Đông y là lựa chọn rất tốt cho bệnh nhân. Với các loại dược liệu quý hiếm, bài thuốc cho tác dụng đẩy lùi hoàn toàn chứng đau đầu, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ khí huyết một cách an toàn, dùng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Những bài thuốc y học cổ truyền chữa đau đỉnh đầu được dùng nhiều nhất hiện nay phải kể tới:
Nhất Nam Định tâm khang:
- Dược liệu: Táo nhân, bành vô, phục thần, trám đen, lạc tên, bá tử nhân, đan sâm, huyền sâm, sài hồ, sinh địa, mạch môn, đương quy, đẳng sâm, thiên ma,…
- Công dụng: Bài thuốc điều trị các chứng đau đầu, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi dễ mộng mị, ngủ không sâu giấc,….
Định tâm An thần thang:
- Dược liệu: Dạ giao đằng, phục thần, bạch truật, long nhãn, củ bình vôi, viễn chí, liên nhục, toan táo nhân, hoàng kỳ,…
- Công dụng: Điều trị chứng đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn lo âu, rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh,…
Biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất
Đau đỉnh đầu khiến bệnh nhân luôn mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Do đó, chúng ta nên biết được một số phương pháp phòng ngừa để chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Cụ thể gồm:
- Luôn có giấc ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh việc thức khuya thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hệ thống thần kinh.
- Tránh dùng rượu bia, các chất kích thích, như vậy cơ thể không bị tích tụ độc tố, não bộ ít chịu áp lực và máu có thể lưu thông ổn định.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, ngồi thiền, yoga sẽ rất tốt cho sức khỏe, hạn chế các căng thẳng mệt mỏi.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ, thịt cá có vitamin và khoáng chất dồi dào. Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, các món ăn nhiều dầu mỡ.
- Thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý liên quan tới sức khỏe thần kinh và não bộ, từ đó có cách điều trị sớm.
Đau đỉnh đầu có thể chữa bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh nhân cần dựa theo tư vấn của các bác sĩ để có biện pháp trị bệnh phù hợp. Đồng thời, chú ý tới các vấn đề ăn uống, chăm sóc cơ thể điều độ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe thật tốt.
Cùng chủ đề:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!