Đau Đầu Căng Thẳng: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Phòng
Căng thẳng có thể dẫn tới những cơn đau đầu ở nhiều mức độ và đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Cùng tìm hiểu thêm về tình trạng đau đầu căng thẳng và cách phòng hiệu quả nhất qua bài viết sau.
Triệu chứng của chứng đau đầu căng thẳng
Đau đầu căng thẳng thường không do bệnh lý gây ra và được đánh giá là thể đau đầu nhẹ. Thông thường, cơn đau ở mức độ nhẹ và vừa và xuất hiện ở cả hai bên vùng đầu. Cơn đau thường không dữ dội và không kèm theo nôn mửa, có thể kéo dài từ 30 phút đến vài giờ và không trở nên tồi tệ hơn với các hoạt động hàng ngày. Đồng thời, bạn sẽ có cảm giác căng thẳng trong đầu và cảm giác nặng nề ở mắt.
Nguyên nhân chính xác gây ra đau đầu căng thẳng vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên, các yếu tố như rượu, cà phê, thuốc lá, stress, mệt mỏi, khô mắt, mất ngủ, cảm cúm… đều góp phần làm xuất hiện tình trạng này. Các triệu chứng tiêu biểu của đau đầu căng thẳng bao gồm:
- Đau nhức đầu, đau nửa đầu bên trái hoặc phải.
- Cảm giác bị căng cứng vùng đầu và mặt.
- Cổ và vai thường bị cứng và đau khi chạm vào.
- Khó tập trung và mất ngủ,…
Bên cạnh đó, các triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn đối với những người đang mắc phải chứng đau nửa đầu, đau đầu kinh niên do các bệnh lý gây ra.
Đau đầu căng thẳng khi nào cần đi bác sĩ? Chẩn đoán ra sao?
Hầu hết những người bị đau đầu căng thẳng đều có thể áp dụng các phương pháp giảm đau thông thường mà không cần dùng thuốc đau đầu như xoa bóp, chườm nóng, lạnh hoặc chỉ cần một vài loại thuốc giảm đau dạng không kê đơn thông thường.
Đau đầu cũng hiếm khi là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau đầu kèm với các triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn về tình trạng của mình:
- Đau đầu sau chấn thương.
- Sốt hoặc nôn mửa.
- Giảm thị lực, nói lắp, khó nói hoặc yếu cơ.
- Nhức đầu dữ dội
- Suy giảm nhận thức.
- Cần sử dụng thuốc giảm đau hàng ngày.
Do không xác định được nguyên nhân chính xác gây đau nên hiện nay bạn cũng không thể áp dụng các xét nghiệm cụ thể khi chẩn đoán đau đầu căng thẳng mà cần dựa trên bệnh sử cũng như triệu chứng đau đầu thực tế. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI não để loại trừ nghi ngờ nguyên nhân gây đau từ một số khối u ác tính.
Có những phương pháp ngăn ngừa, cải thiện đau đầu căng thẳng nào?
Đối với trường hợp bạn bị đau đầu không quá thường xuyên, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau thông dụng kết hợp nghỉ ngơi sẽ mang đến hiệu quả điều trị triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc này hoặc sử dụng lâu dài. Lúc này, liệu pháp thư giãn và giảm tình trạng căng thẳng có thể hỗ trợ hiệu quả ngăn ngừa tần suất và mức độ của các cơn đau.
Nếu bạn bị đau đầu căng thẳng thường xuyên với tần suất trên 2 lần mỗi tuần, có thể áp dụng các phương pháp sau đây để giảm và ngăn ngừa đau đầu:
Cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần
Việc sinh hoạt kém có thể khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, căng thẳng kéo dài và gây ra đau đầu mãn tính. Hãy thiết lập một kế hoạch sinh hoạt hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng sống, giảm Stress bao gồm ngủ đủ giấc, đúng giờ, không bỏ bữa, tránh các tình huống gây căng thẳng, mệt mỏi quá độ.
Tập luyện điều độ và áp dụng vật lý trị liệu đúng kỹ thuật thường xuyên được đánh giá hiệu quả cao trong việc giảm các cơn đau đầu căng thẳng và giúp cơ thể để thư giãn hiệu quả. Bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp Massage, bấm huyệt, châm cứu để giảm căng cơ và tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Một số người bị đau đầu căng thẳng còn có cảm giác bị gò cứng ở sau gáy hoặc ở vai. Nếu cơn đau gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống, việc tiêm thuốc gây tê cục bộ vào những khu vực này có thể được chỉ định để giảm đau và ngăn cơn đau đầu tái phát.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn một loại thuốc giảm đau phù hợp với tình trạng đau đầu của bản thân. Tuy nhiên, cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc này.
Liệu pháp phản hồi sinh học
Phản hồi sinh học là một kỹ thuật thư giãn sử dụng điện cực đã được áp dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa những cơn đau đầu do căng thẳng thường xuyên. Để sử dụng phương pháp này, bạn cần được thăm khám và thực hiện việc đặt điện cực lên da bởi một nhà trị liệu nguyên nghiệp để nhận các tín hiệu điện từ cơ cổ và vai của bạn để xác định điểm căng, đau qua đó làm dịu cơ thể.
Phòng và kiểm soát đau đầu căng thẳng bằng y học cổ truyền
Chứng đau đầu kèm căng thẳng thần kinh có thể do nhiều căn nguyên gây bệnh khác nhau. Hiện nay, y học cổ truyền có nhiều liệu pháp hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này hiệu quả như: Xoa bóp – bấm huyệt, châm cứu, giác hơi, xông hơi, hương trị,…
Bên cạnh đó có cũng có nhiều bài thuốc bồi bổ nội tạng, giảm đau đầu và mất ngủ hiệu quả. Bạn có thể tham khảo bài thuốc Mất ngủ Đỗ Minh từ nhà thuốc Đỗ Minh Đường nếu xuất hiện tình trạng mất ngủ thường xuyên gây nên những cơn đau đầu căng thẳng, đau nhức nửa đầu,…
Đau đầu căng thẳng là một trong những loại đau đầu phổ biến nhất hiện nay và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và công việc của bạn. Dù rất đáng tiếc rằng nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này còn chưa được làm rõ, bạn vẫn có thể tham khảo những phương pháp trên để hạn chế cơn đau và cải thiện tinh thần.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!