Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Đầu Là Do Đâu? Phải Làm Gì Đẩy Lùi?

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thai nhi phát triển lớn, thay đổi hormone, căng thẳng, lo lắng,…. Tuy nhiên, dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào, tình trạng này cũng cần nhanh chóng được giải quyết nhằm tránh gây ra các tác động tiêu cực tới sức khoẻ của mẹ và bé.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu có triệu chứng gì?

Trong giai đoạn 3 tháng đầu sau khi mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Lúc này, cả mẹ và bé đều rất nhạy cảm nên có thể gặp một số vấn đề rối loạn giấc ngủ, gây nên tình trạng mất ngủ khi mang thai.

Bà bầu 3 tháng đầu thường gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ
Bà bầu 3 tháng đầu thường gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ

Triệu chứng điển hình khi bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu phải kể tới:

  • Khó đi vào giấc ngủ, mỗi đêm bà bầu phải trằn trọc nhiều giờ mà không thể ngủ được.
  • Giấc ngủ ngắn, không kéo dài, dễ bị thức giấc nửa đêm và khó ngủ trở lại.
  • Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu thường dậy sớm, cảm thấy uể oải, mệt mỏi.
  • Đầu óc cảm thấy thiếu tỉnh táo, hay đau đầu, chóng mặt, khó tập trung vào công việc.
  • Các bà bầu dễ bị khó chịu, nóng nảy và dễ xúc động.
  • Các triệu chứng này có thể thuyên giảm dần nhưng cũng có thể kéo dài hết thai kỳ.

Những nguyên nhân chính khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu

Để đẩy lùi tình trạng mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo các chuyên gia, những nguyên nhân chính khiến bà bầu mất ngủ ở giai đoạn 3 tháng đầu phải kể tới:

Ốm nghén

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến ở các bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu. Tuỳ thuộc vào mỗi bà mẹ mà mức độ ốm nghén có thể nặng hay nhẹ. Nguyên nhân của tình trạng này là do hormone HCG sản sinh khi mang thai gây ra triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn. Ốm nghén khiến các bà bầu giảm sức đề kháng, sinh hoạt bị ảnh hưởng. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mất ngủ về đêm ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu.

Tiểu đêm nhiều lần

Thai nhi phát triển ngày càng lớn trong tử cung sẽ chèn ép lên bàng quang là khiến người mẹ đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, trong thai kỳ, thận cũng hoạt động nhiều hơn khiến hàm lượng ure gia tăng và kích thích việc sản sinh nước tiểu.

Tiểu đêm gây mất ngủ ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Tiểu đêm gây mất ngủ ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu chủ yếu là do phải đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm. Việc tiểu đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, kết quả người mẹ mệt mỏi, khó đi ngủ lại sau khi tỉnh giấc.

Mỏi cơ, khó thở

Khi mang thai những tuần đầu, không ít bà bầu cảm thấy đau bụng dưới, cơn đau giống đau bụng kinh. Tình trạng này cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng mất ngủ. Hơn nữa, phụ nữ mang thai cũng thường xuyên có cảm giác đau nhức chân tay, cơ thể không có sức lực.

Ngoài ra, khi em bé lớn dần, cơ hoành bị chèn ép khiến người mẹ khó thở, phải hít sâu và thở nhiều lần hơn. Các hiện tượng này diễn ra vào ban đêm khiến quá trình nghỉ ngơi của phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng và dẫn tới mất ngủ.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu còn có thể bắt nguồn từ các lý do như:

  • Nhịp tim tăng để bơm máu nuôi thai nhi.
  • Bà bầu gặp các vấn đề về tiêu hoá như ợ hơi, ợ chua, táo bón, trào ngược,…
  • Nhiều bà bầu mất ngủ do căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ.
  • Bà bầu gặp các bệnh lý như xương khớp, hô hấp, tiểu đường thai kỳ,… cũng dễ bị mất ngủ.

Bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Việc thiếu ngủ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực tới bà bầu và em bé. Nếu mất ngủ trong giai đoạn 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai có thể đối mặt với một số nguy cơ như:

  • Dễ rơi vào cảm giác trầm cảm cả khi mang thai và sau khi sinh.
  • Huyết áp bị ảnh hưởng, có thể gặp tình trạng đau đầu thai kỳ.
  • Bà bầu cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, kiệt sức.
  • Cơ thể lão hóa nhanh, sức đề kháng giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
  • Có thể phải sinh mổ.

Xem thêm

Mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng
Mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng

Bên cạnh đó, việc mất ngủ ở bà bầu cũng có thể ảnh hưởng tới em bé. Em bé dễ bị thiếu dinh dưỡng, sinh ra nhẹ cân, khó nuôi. Đáng nói, nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng tăng cao. Do vậy, các bà bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ trong khoảng thời gian 23h – 3h sáng. Đây là thời điểm tốt nhất để cải thiện tuần hoàn máu và cung cấp đầy đủ oxy, dưỡng chất giúp thai nhi khỏe mạnh.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu cần làm gì? 4 cách cải thiện hiệu quả, an toàn nhất

Để vượt qua các cơn mất ngủ khi mang thai, bà bầu cần áp dụng những biện pháp chăm sóc phù hợp. Một số giải pháp được đánh giá cao nhờ mang lại hiệu quả tốt phải kể tới:

1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khoẻ tổng thể của bà bầu và thai nhi. Do đó, nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm bà bầu mất ngủ nên ăn gì. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, việc duy trì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần thiết. Theo các chuyên gia, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề như sau trong chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm acid folic, vitamin B bởi các thực phẩm này giúp đi vào giấc ngủ hiệu quả hơn.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi phù hợp nhằm cải thiện sức đề kháng, giúp thần kinh khỏe hơn.
  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường, chất kích thích bởi đây cũng là nguyên nhân gây mất ngủ.
  • Khi ăn, không nên ăn quá no mà nên chia thành nhiều bữa trong ngày.
Đảm bảo dinh dưỡng đẩy đủ để cải thiện tình trạng mất ngủ
Đảm bảo dinh dưỡng đẩy đủ để cải thiện tình trạng mất ngủ

2. Tập luyện phù hợp

Để đẩy lùi tình trạng mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu, phụ nữ có thể thực hiện một số bài tập luyện phù hợp như yoga, thiền định. Việc tập luyện giúp khí huyết lưu thông, giải tỏa căng thẳng và hỗ trợ ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, các bài tập này còn giúp cải thiện những vấn đề tiêu hóa thường gặp như trào ngược, ợ hơi, ợ chua, táo bón,… từ đó cải thiện giấc ngủ cho bà bầu. Việc tập luyện còn cải thiện sức khỏe, giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.

3. Chọn tư thế ngủ phù hợp

Mặc dù 3 tháng đầu thai nhi chưa quá lớn, bà bầu vẫn có thể nằm với nhiều tư thế khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái, để chân gác lên cao. Bởi đây là tư thế giúp tuần hoàn máu được gia tăng và đem lại cảm giác thoải mái cho em bé trong bụng mẹ. Người mẹ nhờ vậy cũng thấy dễ chịu và đi vào giấc ngủ dễ hơn.

4. Đẩy lùi dứt điểm mất ngủ khi mang thai nhờ liệu trình Lục Dược Dưỡng Tâm

Bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, bà bầu có thể chấm dứt tình trạng mất ngủ khi mang thai của mình bằng cách sử dụng liệu trình Lục Dược Dưỡng Tâm. Được biết, đây là bài thuốc do nhà thuốc Đỗ Minh Đường nghiên cứu và hoàn thiện. Bài thuốc đã được ứng dụng trong suốt 3 thế kỷ và được bảo tồn tới hiện tại.

Lục Dược Dưỡng Tâm chữa mất ngủ hiệu quả cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Lục Dược Dưỡng Tâm chữa mất ngủ hiệu quả cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Theo chia sẻ của các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Lục Dược Dưỡng tâm tuân theo phương pháp chữa bệnh của YHCT là  “Bồi bổ tâm tỳ – Thư can giải uất – An thần trấn kinh”. Các thành phần thảo dược của bài thuốc được kết hợp nhằm đạt được hai mục đích là  “Định tâm – An thần” từ đó mang tới các tác dụng như:

  • Bổ can thận, dưỡng tâm, an thần, cải thiện chức năng tạng phủ.
  • Giải phóng thần kinh, loại bỏ cảm giác hồi hộp, lo âu từ đó mang lại giấc ngủ tốt hơn.
  • Bổ tinh huyết, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa mất ngủ kéo dài, tái phát.

Nhờ tác động cả triệu chứng lẫn căn nguyên gây bệnh hơn nữa lại có thành phần an toàn, lành tính nên Lục Dược Dưỡng Tâm được đánh giá cao trong việc chữa mất ngủ cho bà bầu. Tới nay, bài thuốc đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi tình trạng này. Bạn có thể liên hệ ngay với các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn cụ thể hơn về bài thuốc này.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ không phải là tình trạng hiếm gặp. Do đó, bà bầu cần hiểu rõ về tình trạng này cũng như có phương án đẩy lùi phù hợp nhằm tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé. Nếu vấn đề mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng sinh hoạt, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải pháp cụ thể.

5/5 - (4 votes)

ĐỪNG BỎ LỠ:

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua