Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Cuối: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ là tình trạng khá phổ biến. Việc mất ngủ thường xuyên khiến mẹ bầu mệt mỏi. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối, có ảnh hưởng đến thai nhi không và cách điều trị ra sao?
5 nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, gây nên tình trạng mất ngủ khi mang thai. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối, cụ thể như sau:
- Thay đổi nội tiết tố: Để phù hợp với sự phát triển của thai nhi cũng như chuẩn bị cho bé chào đời, cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt về nội tiết. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến nhịp sinh học gây ra tình trạng mất ngủ của bà bầu.
- Tâm trạng lo âu căng thẳng: Khi mang thai, cơ thể người mẹ xuất hiện hormone progesterone khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn. Theo đó, bà bầu thường có cảm giác lo âu hoặc nóng giận ngay cả với những chuyện nhỏ nhặt nhất. Tâm lý không thoải mái, thường xuyên lo lắng khiến thai phụ khó đi vào giấc ngủ.
- Tư thế nằm không thoải mái: Ở những tháng cuối thai kỳ, bụng của bà bầu to và nặng khiến việc xoay chuyển mình khó khăn. Do đó, nhiều mẹ bầu nằm lâu một tư thế, dẫn đến mỏi lưng, gây mất ngủ.
- Ảnh hưởng của thai nhi: Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường gặp phải một số triệu chứng như mất ngủ, ợ chua, hệ tiêu hóa bị rối loạn, đi tiểu nhiều…Các triệu chứng này tác động và gây ra chứng mất ngủ ở mẹ bầu.
- Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng: Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ tăng lên rất nhiều vì phải nuôi thai nhi. Nếu mẹ không ăn uống đầy đủ, cơ thể sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu thai phụ để bụng đói đi ngủ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Theo các chuyên gia, giấc ngủ của thai nhi độc lập với giấc ngủ của mẹ. Do đó, bà bầu vào 3 tháng cuối thai kỳ bị mất ngủ thì bé vẫn có thể ngủ bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ về đêm ở mẹ bầu kéo dài có thể khiến các cơ quan, bô phận khác trong cơ thể thai phụ bị ảnh hưởng, từ đó tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như:
- Chậm phát triển trí não: Khi mẹ bầu thức khuya, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất hormon thùy trước tuyến yên, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ muộn, trẻ sinh ra dễ bị thiếu cân, chậm phát triển.
- Thai nhi bị thiếu máu: Trong khoảng thời gian từ 23h – 3h sáng là lúc tạo máu thuận lợi. Thời điểm này, gan là cơ quan có năng lượng cao nhất, có khả năng làm sạch máu tối đa. Vì thế, nếu mẹ bầu mất ngủ trong thời gian này, trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu.
- Trẻ hay quấy khóc: Nhịp sinh học của mẹ bầu ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sau khi sinh. Nếu mẹ thức khuya, em bé sinh ra cũng có thói quen ngủ ngày, thức đêm. Thêm nữa, việc thức đêm khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu dẫn đến con sinh ra cũng hay quấy khóc, khó dỗ.
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối cũng gây ra nhiều hệ lụy với tình trạng sức khỏe của mẹ như:
- Kiệt sức, thiếu tỉnh táo: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển hoạt động bình thường của các cơ quan trên cơ thể. Do đó, việc mẹ bầu thường xuyên mất ngủ sẽ dẫn đến mất tập trung, người uể oải, không tập trung, thậm chí có thể kiệt sức hoặc ngất xỉu.
- Khó sinh thường: Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, mẹ bầu thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày trong 3 tháng cuối dẫn đến nguy cơ cao phải sinh mổ. Điều này cũng không quá khó hiểu bởi khi co thể mệt mỏi, người mẹ sẽ không có đủ sức để sinh thường.
Biện pháp cải thiện tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Bà bầu những tháng cuối thai kỳ hay bị mất ngủ không chỉ khiến cơ thể mẹ uể oải mà còn cản trở sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp cải thiện chứng mất ngủ như sau:
- Uống ít nước vào buổi tối: Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe song nếu uống quá nhiều nước vào buổi tối có thể khiến mẹ bầu đi tiểu đêm thường xuyên, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, thai phụ nên hạn chế uống nước sau 8 giờ tối để không phải đi tiểu vào ban đêm.
- Ngủ nghiêng bên trái: Nghiên cứu khoa học cho thấy, mẹ bầu nằm nghiêng bên trái sẽ giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đây là tư thế ngủ tốt nhất dành cho bà bầu. Nằm nghiêng bên trái không chèn ép bụng bầu đồng thời giúp lưu thông máu vào thai nhi tốt hơn.
- Không sử dụng thiết bị điện tử: Nếu gặp phải tình trang mất ngủ, mẹ bầu nên thỏi thói quen xem ti vi, điện thoại, lướt web trước khi đi ngủ. Tốt nhất, bà bầu nên tắt hết các thiết bị điện tử trước 8 giờ tối.
- Mát-xa, ngâm chân trước khi đi ngủ: Để cải thiện tình trạng mất ngủ ở 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần mát-xa cơ thể mỗi ngày để giải tỏa cơn đau nhức và căng thẳng. Trước khi đi ngủ, thai phục có thể ngâm chân vào nước ấm cùng các loại thảo dược như gừng, muối, chanh, sả… Ngâm chân kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng sẽ kích thích các huyệt vị ở chân, giúp nâng cao tuần hoàn máu và cải thiện giấc ngủ.
- Tập yoga: Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu có thể tập một số tư thế yoga. Thời gian này bung đã to, mẹ bầu có thể dùng gối yoga trong lúc tập. Đồng thời, mẹ chú ý thở đều đặn nhằm đảm bảo cung cấp oxy cho thai nhi.
Một số lưu ý giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn
Để có giấc ngủ ngon, mẹ bầu cần duy trì các thói quen tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giấc ngủ:
- Ngủ đúng giờ: Thai phụ nên cố định thời gian ngủ để tạo nhịp đồng hồ sinh học ổn định. Thời điểm tốt nhất cho giấc ngủ là 9h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
- Vận động nhẹ nhàng: Sau khi ăn, bà bầu nên vận động nhẹ nhàng bằng việc đi bộ hoặc tập vài động tác yoga đơn giản. Thói quen này được các chuyên gia khuyến khích bởi nó giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút, xua tan mệt mỏi giúp ngủ ngon hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái: Lo lắng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Vì vậy, để dễ đi vào giấc ngủ, mẹ bầu cần giải tỏa mọi căng thẳng, giữ tinh thần thật thoải mái.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo đủ chất sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon. Có thể bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như chuối, sữa, hạt sen, khoai lang, cá hồi…vào thực đơn hàng ngày.
- Ăn uống khoa học: Để tránh gián đoạn giấc ngủ, mẹ bầu cần nắm rõ bà bầu mất ngủ nên ăn gì, đồng thời nên hạn chế ăn trong khoảng 3 – 4 tiếng trước khi đi ngủ, có thể ăn nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính mỗi ngày.
- Hạn chế đồ cay nóng: Mẹ bầu cần hạn chết sử dụng thực phẩm nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng tránh táo bón, ợ nóng.
- Chú ý nhiệt độ phòng: Thân nhiệt của thai phụ thường cao hơn bình thường. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp để cơ thể dễ chịu nhất.
- Mặc đồ ngủ thoải mái: Thai phụ nên chọn đồ ngủ làm từ chất liệu vải cotton thoáng khí để cơ thể dễ chịu và nhanh vào giấc ngủ hơn.
- Ngủ giấc ngắn trong ngày: Trong ngày, bà bầu vào 3 tháng cuối nên tranh thủ chợp mắt bất cứ khi nào có thể, chẳng hạn như sau giờ ăn trưa hoặc nhắm mắt 5 – 10 phút khi mỏi mệt. Tuy nhiên, không nên nằm một chỗ quá lâu sau 6h tối vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối nếu kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, thường xuyên vận động nhẹ nhàng….Nếu tình trạng mất ngủ ngày một trầm trọng cần đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!