Trẻ Em Khó Ngủ Thì Phải Làm Sao? Lời Khuyên Cho Các Cha Mẹ

Trẻ em khó ngủ thì phải làm sao luôn là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm và đặt câu hỏi. Bởi trẻ em cũng là đối tượng dễ bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Khi gặp tình trạng này, trẻ sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau và để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe, cuộc sống, cũng như là việc học tập nhất với những trẻ đang độ tuổi đến trường. Và để giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng này và có phương pháp điều trị tốt nhất, bố mẹ hãy theo dõi hết những thông tin trong bài viết dưới đây. 

Trẻ em khó ngủ là gì? Có phải là biểu hiện bệnh lý?

Trước khi đi vào trả lời câu hỏi trẻ em khó ngủ thì phải làm sao, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về tình trạng này. Cũng giống như người lớn, mất ngủ ở trẻ em là tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mê man, hay tỉnh dậy lúc nửa đêm. Trẻ em khi ngủ đủ giấc sẽ tiết ra hormone tăng trưởng cao gấp 4 lần so với khi thức giấc. Vì vậy trẻ càng nhỏ thì càng phải ngủ nhiều từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày, thậm chí là nhiều hơn khi ở độ tuổi nhỏ.

  • Trẻ dưới 12 tháng cần ngủ từ 14 – 18 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi ngủ từ 11 – 13 tiếng một ngày
  • Trẻ từ 6 – 13 tuổi từ 8 – 10 tiếng một ngày.

Trẻ khó ngủ chính là tình trạng rối loạn giấc ngủ. Lúc này đồng hồ sinh học của cơ thể không hoạt động đúng theo chu kỳ. Giấc ngủ của trẻ ít hơn bình thường, hay bị giật mình, những bé nhỏ chưa thể nói sẽ quấy khóc rất nhiều vào ban đêm. Lúc này trẻ dễ bị sụt cân, bỏ ăn, chán ăn, tâm sinh lý bất thường, những trẻ đang trong độ tuổi đi học thì vận động kém, lực học sa sút.

Trẻ em khó ngủ thì phải làm sao - Tình trạng mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng
Trẻ em khó ngủ thì phải làm sao – Tình trạng mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng

Bố mẹ khi thấy những biểu hiện bất thường của trẻ cần sớm đến những cơ sở y khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi trẻ em khó ngủ có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Điển hình như:

  • Trẻ bị trầm cảm: Mất ngủ ở trẻ có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh trầm cảm, lo lắng ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm.
  • Trẻ bị mộng du: Mất ngủ khiến trẻ bị giật mình tỉnh dậy, quấy khóc trong vô thức là biểu hiện của bệnh mộng du ở trẻ nhỏ.
  • Nhiễm khuẩn đường họng: Ban đêm trẻ bị khó ngủ, tỉnh giấc lúc nửa đêm có thể là do bé bị bệnh về đường hô hấp mà điển hình là nhiễm khuẩn đường họng gây sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản,… gây tắc nghẽn đường thở và làm mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Mắc bệnh lý nội khoa: Viêm tai giữa, trào ngược dạ dày,… cũng là những căn bệnh ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  • Trẻ bị thừa cân, béo phì: Cũng giống như người lớn, ăn quá nhiều, ăn đêm là nguyên nhân gây bệnh béo phì, thừa cân và biểu hiện chính là tình trạng rối loạn giấc ngủ vào ban đêm.

Chứng mất ngủ ở trẻ em dù nặng hay nhẹ thì cũng đều để lại những hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều trẻ có thể tự hết sau một thời gian, điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Nhưng nhiều trẻ thì không mà gây nên nhiều căn bệnh khác, làm chậm quá trình phát triển thể chất và tâm sinh lý bình thường của trẻ.

Trẻ bị khó ngủ cần sớm được khắc phục để tránh những biến chứng nguy hiểm
Trẻ bị khó ngủ cần sớm được khắc phục để tránh những biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân và triệu chứng của khi trẻ em bị khó ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em mà bố mẹ cần phải tìm hiểu thật rõ ràng. Chỉ khi biết được nguyên nhân thì mới tìm được giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Theo đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất gây chứng khó ngủ ở trẻ phải kể đến như:

  • Thói quen ru ngủ của bố mẹ: Nếu như ngày nhỏ, bố mẹ thường xuyên bế bồng, đưa võng nôi cho trẻ để ru ngủ, lâu ngày sẽ dẫn đến phản xạ quen thuộc. Và khi không được bế bồng, đưa võng bé sẽ quấy khó và không vào giấc ngủ.
  • Thời gian ngủ của bé không hợp lý: Nếu bố mẹ để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, nhất là ngu sau 5 giờ chiều thì trẻ sẽ rất khó để ngủ vào ban đêm.
  • Không gian ngủ không đảm bảo: Không gian quá nhiều ánh sáng từ đèn điện, thiết bị điện tử, công nghệ, môi trường ồn ào, nhiều tạp âm cũng khiến trẻ khó ngủ và giật mình lúc nửa đêm.
  • Trẻ bị thiếu chất: Khi cơ thể trẻ bị thiếu hụt những chất như kẽm, magie, sắt,… cũng có thể gây mất ngủ và hội chân giật chân khi ngủ. Ở trường hợp này bé dễ bị mất ngủ vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Những loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc corticosteroid có thể gây nên tác dụng phụ chính là khó ngủ ở trẻ.
  • Trẻ bị bệnh về đường hô hấp: Sức đề kháng kém là nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh về đường hô hấp, vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, bé mắc các bệnh về đường hô hấp, thở khò khè, thở bằng miệng và khó thở, mất ngủ dẫn đến quấy khóc.
  • Nguyên nhân khác: Trẻ sơ sinh bị hăm tã, tã ướt, bú ít dẫn đến đói bụng,… cũng đều là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Theo đó, một vài những triệu chứng ở trẻ khó ngủ mà phụ huynh nên đặc biệt chú ý để cải thiện:

  • Trẻ hay bị giật mình tỉnh giấc vào ban đêm, quấy khóc nhiều.
  • Ngủ ngáy lớn tiếng.
  • Luôn có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, bé uể oải không năng động.
  • Những trẻ đã đi học dễ bị lờ đờ, mệt mỏi, không muốn vận động, trí nhớ kém, lực học sa sút.
  • Cân nặng giảm, bé chán ăn, bỏ bữa, hay cáu gắt vô cớ,…

Tìm hiểu ngay: Mất Ngủ Ở Người Trẻ: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Trẻ em khó ngủ thì phải làm sao? Phương pháp điều trị

Trẻ em khó ngủ thì phải làm sao? Đây là câu hỏi rất khó để trả lời chính xác bởi mỗi trẻ có tình trạng sức khoẻ khác nhau. Do đó khi thấy những biểu hiện kể trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y khoa để bác sĩ kiểm tra và làm những xét nghiệm cần thiết có phương pháp điều trị cụ thể nhất.

Thuốc trị mất ngủ cho trẻ nhỏ

Sử dụng các loại thuốc giúp an thần là cách chữa mất ngủ ở trẻ em nhanh chóng, dễ thấy hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này đặc biệt cần lưu ý không phải độ tuổi nào cũng có thể áp dụng và không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Bởi nhóm thuốc này rất nguy hiểm dễ để lại những tác dụng phụ và nếu dùng quá liều còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Trẻ em khó ngủ thì phải làm sao? Điều trị bằng thuốc Tây
Trẻ em khó ngủ thì phải làm sao? Điều trị bằng thuốc Tây

Theo đó, thuốc gây ngủ được phân thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm 1: Thuốc để trị bệnh lý và có tác dụng phụ là gây ngủ.
  • Nhóm 2: Thuốc đặc trị chứng mất ngủ, khó ngủ.
  • Nhóm 3: Thuốc hỗ trợ thần kinh.

Phần lớn trẻ bị mất ngủ là do nguyên nhân bệnh lsy nên thường được kê thuốc ở nhóm 1. Và nhóm thuốc có tác dụng phụ gây ngủ thuộc nhóm Antihistamine, tuỳ từng bệnh sẽ kê thuốc cho phù hợp như mề đay, viêm họng, ho, sốt, sổ mũi,… Một số thuốc được kê toa nhiều nhất gồm: Chlorpheniram, Peritol, Théralène,… (thường được bào chế dạng siro).

Nhóm thuốc số 2 và 3, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng, đây là nhóm thuốc nguy hiểm và cần được kê đơn, sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ. Thuốc Tây chỉ là một giải pháp tạm thời không thể điều trị lâu dài. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị bệnh tận gốc để đảm bảo sức khỏe của trẻ và tránh tái phát.

Chữa mất ngủ cho trẻ bằng Đông y

Cách chữa bệnh mất ngủ ở trẻ em bằng Đông y cũng được áp dụng rất nhiều, tuy nhiên phụ huynh cũng không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Bởi không phải độ tuổi nào cũng có thể sử dụng dược liệu Đông y. Trẻ cần phải được thăm khám cụ thể để kê đơn.

Theo đó, một bài thuốc được tìm hiểu nhiều nhất phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng chính là Mất ngủ Đỗ Minh của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Đây là bài thuốc với sự kết hợp của hơn 30 loại thảo dược trong tự nhiên là vị thuốc nổi tiếng của YHCT. Trong đó có 6 loại là chủ dược chính gồm đan sâm, viễn trí, hoàng kỳ, thược dược, long nhãn, tâm sen.

Cách chữa mất ngủ cho trẻ em bằng Đông y hiệu quả, an toàn
Cách chữa mất ngủ cho trẻ em bằng Đông y hiệu quả, an toàn

Bài thuốc có tác dụng sâu rộng và toàn diện vào cơ thể con người. Đặc biệt đối tượng nào cũng có thể sử dụng bài thuốc, liều lượng sẽ được tăng giảm tùy vào tình trạng của mỗi người sẽ được chẩn đoán cụ thể khi đi thăm khám. Không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ, “Mất ngủ Đỗ Minh” còn giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe hiệu quả nhất.

Mỗi liệu trình sẽ kéo dài từ 2 -3  tháng, điều trị theo từng giai đoạn TẤN CÔNG – ĐIỀU TRỊ – DUY TRÌ. Người bệnh không lo tái phát bệnh, yên tâm ngủ ngon, mang lại những tác dụng tốt nhất cho sức khỏe con người. Bài thuốc được nhiều chuyên gia đầu ngành YHCT nghiên cứu và kiểm nghiệm hiệu quả.

Bài đọc thêm: Ngâm Chân Trị Mất Ngủ Có Hiệu Quả Không? Áp Dụng Thế Nào?

Trẻ em khó ngủ thì phải làm sao? Áp dụng bài thuốc dân gian

Trẻ em khó ngủ thì phải làm sao – áp dụng ngay những mẹo dân gian điều trị ngay tại nhà, an toàn, đơn giản, lành tính và nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm trong tự nhiên. Tuy nhiên các mẹ cần kiên trì sử dụng mới mong mang lại hiệu quả cao. Cụ thể một số những bài thuốc dân gian được áp dụng nhiều nhất hiện nay:

Dùng đỗ xanh

Đây là một loại thực phẩm có tính hàn, vị ngọt giúp thanh nhiệt rất tốt. Đặc biệt đỗ xanh còn có khả năng cải thiện chứng mất ngủ ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đó là nhờ trong đỗ xanh chưa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, omega 3, vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein.

Cách thực hiện:

  • Lấy 50g đỗ xanh nguyên vỏ rửa sạch, ráo nước cho vào nồi hấp cách thủy trong 20 phút.
  • Cho đường phèn vào đun cùng 200ml nước, khi hỗn hợp sôi thì cho đỗ xanh vào và hấp chín thêm.
  • Mỗi ngày cho trẻ ăn một bát nhỏ như vậy, sau một tuần tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Sử dụng đỗ xanh để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ
Sử dụng đỗ xanh để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Bài thuốc trị mất ngủ từ cây nữ lang

Cây nữ lang có tác dụng dưỡng tâm, an thần rất hiệu quả. Đặc biệt loài cây này dễ kiếm, an toàn và không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 – 15gr cây nữ lang dùng khô hoặc tươi đều được.
  • Đem rễ cây nữ lang đi rửa sạch, cho vào ấm nước để sắc cùng 500ml. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn 100ml thì tắt bếp và chắt ra bát. Cho trẻ uống ngay khi còn ấm.
Cây nữ lang - Thảo dược thuốc nam có tác dụng trị mất ngủ
Cây nữ lang – Thảo dược thuốc nam có tác dụng trị mất ngủ

Xem thêm: Top 5 Cách Dùng Lá Dâu Tằm Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả

Lưu ý về thói quen sinh hoạt hằng ngày giúp trẻ dễ ngủ hơn

Bên cạnh những phương pháp điều trị được kể trên đây, trẻ em khó ngủ thì phải làm sao, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý điều chỉnh về chế độ ăn uống, giấc ngủ và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Cụ thể như sau:

  • Xây dựng cho trẻ một thói quen giấc ngủ thật sự khoa học. Cho trẻ ngủ trước 10h và dậy vào lúc 6 – 7 giờ. Giữ thói quen ngủ sớm, tạo thành đồng hồ sinh học cho trẻ. Ngủ đúng và đủ giấc còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh nhiều căn bệnh vặt ở trẻ.
  • Trước khi đi ngủ, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng những loại thiết bị công nghệ, điện tử, máy điện thoại, ipad, máy tính,… Có thể đọc sách, đọc quyện hoặc đưa trẻ đi bộ, tập những bài tập nhẹ nhàng.
  • Bữa tối nên cho trẻ ăn sớm từ 6 – 7 giờ, không ăn sau 8 hoặc 9 giờ, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ vào buổi tối gây áp lực tiêu hóa cho dạ dày cũng là nguyên nhân gây mất ngủ.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, mềm mại khi đi ngủ, tắt hết thiết bị chiếu sáng, có thể để lại đèn ngủ nhỏ ở đầu giường, giảm tiếng ồn cho bé.
  • Trước khi đi ngủ cho trẻ uống một cốc sữa ấm, nước ấm hoặc nước mật ong ấm để cơ thể được thư giãn, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn nhiều.
  • Chuẩn bị giường và chăn ấm thoải mái cho trẻ ngủ được thoải mái nhất.
  • Tạo tâm lý thoải mái nhất cho trẻ để trẻ có một giấc ngủ ngon, hiệu quả.
  • Có thể cho trẻ ngủ trưa nhưng tuyệt đối không ngủ quá nhiều vào ban ngày.
  • Trong quá trình thực hiện điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ dù là Tây y hay Đông y cũng cần tuân thủ tuyệt đối những hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ em khó ngủ thì phải làm sao. Hy vọng qua bài viết đã giúp bố mẹ có câu trả lời và biết nên là, thế nào để cải thiện tốt nhất cho bé.

4.8/5 - (5 votes)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua