Ngâm Chân Trị Mất Ngủ Có Hiệu Quả Không? Áp Dụng Thế Nào?

Ngâm chân trị mất ngủ là cách làm được nhiều áp dụng vào buổi tối để cải thiện giấc ngủ của mình. Phương pháp này có thể giúp làm giãn cơ, cải thiện sự lưu thông máu và phục hồi sức khoẻ, hơn nữa cách chuẩn bị cũng như thực hiện khá đơn giản, không cầu kỳ nên được nhiều người bệnh đánh giá cao. 

Phương pháp ngâm chân trị mất ngủ có tốt không?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn từ Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, bàn chân con người dù nhỏ bé nhưng có tới hơn 60 huyệt đạo quan trọng cùng nhiều đầu mút thần kinh dẫn tới vỏ đại não. Vì thế, việc ngâm chân có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện hệ miễn dịch, điều chỉnh nội tiết, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nước ấm còn giúp huyết quản giãn nở để hỗ trợ thúc đẩy tăng cường trao đổi chất cho cơ thể. Nhờ vậy, ngâm chân được coi là cách giúp thư giãn, đẩy lùi mất ngủ hiệu quả.

Ngâm chân trị mất ngủ là phương pháp đơn giản, hiệu quả
Ngâm chân trị mất ngủ là phương pháp đơn giản, hiệu quả

Ngoài ra, ngâm chân với nước ấm khoảng 40 độ C cũng giúp bạn giảm các cơn đau đầu – một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, nếu được ngâm chân nước ấm, hệ thần kinh trung ương của bạn sẽ được kích thích nhẹ nhàng, giúp cơ thể từ từ thư giãn và xua đi cơn mệt mỏi. Điều này cũng góp phần mang tới cho bạn một giấc ngủ ngon, sâu hơn.

Hướng dẫn 4 phương pháp ngâm chân trị mất ngủ hiệu quả nhất tại nhà

Để đẩy lùi tình trạng mất ngủ bằng cách ngâm chân, bạn có thể áp dụng theo nhiều công thức và cách áp dụng khác nhau. Đa phần các công thức này sử dụng nước ấm cùng các nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm. Trong đó, một số biện pháp ngâm chân trị mất ngủ thường được sử dụng nhất phải kể tới:

1. Ngâm chân nước ấm với muối

Sử dụng muối ngâm chân trị mất ngủ là cách làm phổ biến được nhiều người áp dụng. Muối giúp chống viêm, giảm đau, tạo ra sức nóng và tác động tới từng kinh mạch ở bàn chân. Đo gió, ngâm chân nước muối ấm sẽ giúp cơ thể bạn khoan khoái, ngủ ngon hơn.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị nước ấm khoảng 40 độ C và pha cùng 1 – 2 thìa muối.
  • Ngâm chân đồng thời massage bàn chân trong vòng 20 – 25 phút trước khi lau khô chân và đi ngủ.
  • Nên để lượng nước ngâm ngập mắt cá chân, khi ngâm nếu nước lạnh dần có thể thêm nước ấm.

2. Dùng nước ấm, gừng và sả ngâm chân trị mất ngủ

Trong Đông y chữa mất ngủ thì gừng là nguyên liệu tự nhiên giúp làm ấm, chống viêm giảm đau. Trong khi đó sả có mùi hương nhẹ nhàng, giúp tinh thần thư giãn và kích thích ngủ ngon. Công thức ngâm chân từ sả và gừng cũng được rất nhiều người áp dụng, mang đến hiệu quả nâng cao chất lượng giấc ngủ tốt nhất.

Dùng nước ấm, gừng và sả ngâm chân giúp thư giãn, ngủ ngon
Dùng nước ấm, gừng và sả ngâm chân giúp thư giãn, ngủ ngon

Cách thực hiện: 

  • Dùng 1 – 2 nhánh sả, 1 củ gừng nhỏ đập dập rồi đun sôi cùng nước.
  • Sau khi nước sôi, để nhỏ lửa thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Khi nước nguội bớt còn 40 độ thì đem ngâm chân và massage bàn chân trong 20 phút trước khi đi ngủ.

Xem thêm

3. Sử dụng lá lốt ngâm chân

Ngâm chân trị mất ngủ với lá lốt cũng là giải pháp hữu hiệu với người bị mất ngủ. Lá lốt chữa mất ngủ có khả năng cải thiện lưu thông khí huyết đồng thời đẩy lùi tình trạng đau khớp, tê bì chân tay, đổ mồ hôi chân và tay, từ đó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Cách thực hiện: 

  • Dùng cả cây lá lốt (gồm thân, lá, rễ) rửa sạch và đem đun sôi với nước.
  • Sau khi nước sôi thì đợi thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Pha nước lá lốt với nước lạnh để đạt tới nhiệt độ khoảng 40 độ thì tiến hành ngâm chân trong vòng 20 phút.
  • Khi ngâm có thể thêm muối trắng vào nước để cải thiện hiệu quả.

4. Dùng bột quế ngâm chân trị mất ngủ

Bột quế là một trong 4 dược liệu quý gồm sâm – nhung – quế – phụ với tác dụng giảm đau nhức, lạnh chân tay, cải thiện tuần hoàn máu từ đó giúp người bệnh dễ ngủ hơn. Bạn có thể sử dụng bột quế khô mua tại các hiệu thuốc Đông y. Khi mua về các nguyên liệu, bạn cần bảo quản tại nơi khô thoáng.

Dùng bột quế pha nước ngâm chân giúp ngủ ngon hơn
Dùng bột quế pha nước ngâm chân giúp ngủ ngon hơn

Cách thực hiện: 

  • Dùng 100g bột quế đun sôi với 2 lít nước.
  • Đợi nước nguội còn 40 độ C thì đem ngâm chân trong 20 phút.

Một số đối tượng không nên áp dụng cách ngâm chân chữa mất ngủ

Việc ngâm chân trị mất ngủ có thể giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Nhìn chung, đây là phương pháp an toàn, lành tính, tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng. Trong đó, những người không nên ngâm chân, đẩy lùi mất ngủ tại nhà nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ gồm:

  • Người bị có các vết viêm loét, vết thương hở, chảy máu ở chân thì không nên ngâm chân bởi việc ngâm chân có thể khiến các vết thương trầm trọng hơn, dễ bị nhiễm trùng.
  • Phụ nữ mang thai bởi nước nóng dễ khiến máu ở chân bị dồn và khó bơm lên não dẫn tới hiện tượng tức ngực, khó thở, chóng mặt,…
  • Phụ nữ trong chu kỳ hành kinh.
  • Trẻ nhỏ.
  • Người đường huyết không ổn định, hay có các triệu chứng như buồn nôn, ho, đau đầu,…
  • Người có các vấn đề tim mạch, hay chóng mặt, huyết áp thấp.
  • Người mắc bệnh khớp xơ cứng, tắc nghẽn động mạch.
  • Người sức khoẻ yếu, thể chất kém, hay bị đổ mồ hôi trộm.
  • Người bị mất cân bằng âm dương, dễ nổi nóng, khô da, mẫn cảm.

Với các đối tượng này, để cải thiện tình trạng mất ngủ, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp ngâm chân trị mất ngủ cũng như các phương pháp điều trị khác.

Xem thêm

Lưu ý khi chữa mất ngủ bằng cách ngâm chân hàng ngày

Để đảm bảo việc ngâm chân trị mất ngủ hiệu quả, trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên để đầu óc thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ, không nên suy nghĩ quá nhiều. Bạn có thể nghe nhạc và đọc sách để kích thích các cơn buồn ngủ.
  • Trước khi ngâm chân cần kiểm tra nhiệt độ của nước, đảm bảo nước từ 38 – 40 độ. Bạn không nên ngâm chân với nước quá nóng hay quá lạnh bởi nước nóng có thể gây bỏng da, trong khi đó nước lạnh có thể ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của máu dẫn tới các bất lợi cho sức khỏe.
  • Nên ngâm chân từ 15 – 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. Không nên ngâm quá lâu bởi chân có thể ngấm nước và làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu đến não, tim mạch. Ngâm lâu còn có thể gây ra tình trạng da bị kích ứng.
  • Mỗi ngày ngâm chân 1 lần để thấy sự thay đổi rõ rệt.
  • Thời điểm tốt nhất để ngâm chân hàng ngày nâng cao chất lượng giấc ngủ và tăng cường sức khỏe là sau khi ăn no 30 phút, trước khi ngủ 1 – 2 giờ.
  • Nếu sử dụng chậu ngâm, nên chọn chậu gỗ thay vì chậu nhựa hay inox bởi chậu gỗ có thể giữ nhiệt tốt hơn.
  • Khi ngâm, cần ngâm ngập chân, đảm bảo nước cách mắt cá chân 2cm.
  • Bên cạnh việc ngâm chân, bệnh nhân mất ngủ có thể massage, bấm huyệt bàn chân để gia tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị. Việc massage, bấm huyệt cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng mệt mỏi và giúp bạn dễ ngủ hơn.
Ngâm chân đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất
Ngâm chân đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất

Như vậy, MHRC đã chia sẻ đến bạn các cách ngâm chân trị mất ngủ có thể nói là phương pháp đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại giúp người bệnh cải thiện đáng kể triệu chứng. Kiên trì áp dụng các biện pháp này thường xuyên sẽ giúp bạn thấy sự thay đổi rõ rệt. Ngoài ra, muốn đẩy lùi tình trạng mất ngủ hiệu quả, bạn cũng cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Xem thêm:

5/5 - (4 votes)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua