Chăm Sóc Trẻ Em Bị Đau Đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Thế Nào?
Trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn không phải là tình trạng hiếm gặp, mức độ nặng nhẹ giữa các bé sẽ có sự khác biệt tùy vào nguyên nhân khởi phát. Theo đó, cha mẹ cần chủ động quan sát, theo dõi các biểu hiện của con để kịp thời có biện pháp khắc phục, chữa trị.
Trẻ bị đau đầu buồn nôn chóng mặt do những nguyên nhân nào?
Cũng tương tự như người lớn, tình trạng buồn nôn, chóng mặt và đau đầu ở trẻ có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là do vấn đề bệnh lý, tâm lý hoặc các tác động ngoại lực tới vùng đầu. Các chuyên gia đã đưa ra những yếu tố thường gặp nhất như sau:
Bé bị bệnh đau nửa đầu
Đau nửa đầu là bệnh lý gây đau đầu chóng mặt buồn nôn ở cả trẻ nhỏ và người lớn, gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu, giảm khả năng tập trung, ghi nhớ. Đây là bệnh lý có yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái. Do vậy, nếu cha hoặc mẹ bị đau nửa đầu, con cái sau này cũng sẽ có nguy cơ mắc rất cao.
Ngoài biểu hiện buồn nôn chóng mặt, đầu đau nhức, trẻ sẽ có thêm các dấu hiệu nhận biết sau:
- Làn da khá nhợt nhạt, thường nhạy cảm với các âm thanh và ánh sáng.
- Bé dễ bị nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu hóa rối loạn.
- Khi vận động sẽ làm cơn đau đầu gia tăng nhiều hơn, có thể đau nhói.
Phần đầu bị chấn thương
Trẻ bị đau đầu buồn nôn có thể xảy ra bởi các chấn thương va đập mạnh trong quá trình con vui chơi. Các tai nạn va chạm nhẹ thông thường sẽ không có gì đáng lo ngại nếu chỉ bị đau thoáng qua và chất dứt sớm ngay sau đó. Nếu trường hợp con bị đau liên tục những ngày sau chấn thương, bị hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, trí nhớ sụt giảm, rối loạn ý thức, điều này cho thấy đã xảy ra chấn thương nghiêm trọng. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đi cấp cứu.
Bị bệnh hoặc nhiễm trùng
Viêm màng não, viêm não, nhiễm trùng tai, cảm cúm hoặc cảm lạnh đều có thể dẫn tới chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn ở trẻ. Do đó, phụ huynh phải đưa con đi thăm khám để xác định được bệnh lý cụ thể.
Trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn bởi ngộ độc thực phẩm
Trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn do thực phẩm gây ra khá thường gặp hiện nay. Khi trẻ sử dụng những thực phẩm có chứa lượng nitrat cao, nhiều phụ gia, đều có nguy cơ bị đau nhức đầu. Ngoài ra, trong một số đồ uống có ga, nước ngọt cũng có thành phần làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Não bị áp xe hoặc có khối u
Khi não bộ bị chảy máu trong, xuất hiện khối u hoặc áp xe sẽ dẫn tới tình trạng trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn. Ngoài ra, khả năng nghe nhìn, điều khiển hành vi chân tay đều bị cản trở, trẻ mất nhận thức và rối loạn rất nhiều chức năng cùng lúc.
Tâm lý quá lo lắng làm trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn
Khi bé quá lo lắng, căng thẳng trong việc học tập sẽ bị chóng mặt, đau đầu, thậm chí ngất xỉu. Với trường hợp này, mức độ nguy hiểm sẽ không cao bằng các nguyên nhân khác, nhưng phụ huynh vẫn cần lưu ý giúp con giảm tải áp lực. Nên để trẻ có thời gian vui chơi, giải trí, trò chuyện với con nhiều hơn, quan tâm tới cảm xúc của trẻ nhiều hơn.
Tìm hiểu: Đau Đầu Căng Thẳng: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Phòng
Khi nào cần đưa trẻ bị đau đầu buồn nôn đi thăm khám?
Trẻ đau đầu buồn nôn không thuyên giảm, ngày càng có dấu hiệu nặng hơn là tình trạng cảnh báo nghiêm trọng, cụ thể phụ huynh phải đưa con đi thăm khám ngay khi nhận thấy những biểu hiện sau:
- Con bị ngất xỉu đột ngột trong khi vận động, chơi thể thao, có thể ngất kéo dài khoảng 30 giây.
- Tần suất ngất, hoa mắt chóng mặt tăng dần và diễn ra với chu kỳ ngày càng sát nhau.
- Trẻ có thêm dấu hiệu đau tức ngực, nhịp tim không ổn định.
- Bị co giật cơ mặt, chân hoặc tay.
- Trẻ bị cứng cổ, nôn, lú lẫn, ngủ li bì.
Cách thức chẩn đoán trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn
Khi đưa trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn tới bệnh viện thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp chẩn đoán để xác định nguyên nhân khởi phát. Từ đây, phác đồ điều trị chi tiết sẽ được xây dựng. Tùy theo từng trường hợp sẽ có những cách chữa khác nhau, vì vậy phụ huynh không tự ý mua thuốc về chữa tại nhà cho con.
Các kỹ thuật thăm khám để xác định tình trạng chóng mặt buồn nôn ở trẻ gồm:
- Thăm hỏi về các biểu hiện, cơn chóng mặt buồn nôn thường xảy ra vào thời điểm nào, diễn ra trong khoảng bao lâu.
- Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của các thành viên trong gia đình.
- Sau đó, trẻ sẽ được thực hiện các mục thăm khám sức khỏe tổng thể, kiểm tra nhịp tim, huyết áp, điện tâm đồ.
- Ngoài ra, cũng có thể làm xét nghiệm máu nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu máu.
Đối với các cơn đau đầu, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám chẩn đoán thông qua các bước sau:
- Ghi nhận tần suất cơn đau, mức độ đau, vị trí khởi phát.
- Kiểm tra tiền sử bệnh lý của trẻ cũng như các thành viên khác trong gia đình.
- Đánh giá các thói quen ăn uống, sinh hoạt thường ngày của trẻ.
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm chức năng tuyến giám, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI để cho ra kết luận cuối cùng.
Chăm sóc trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn như thế nào?
Khi trẻ có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt và buồn nôn, nếu đã xác định được không phải do các bệnh lý nguy hiểm gây ra, phụ huynh có thể chăm sóc tại nhà cho con bằng các biện pháp khá đơn giản.
Cách chăm sóc tại chỗ ngay thời điểm đau
Trẻ khi có dấu hiệu đau đầu chóng mặt buồn nôn cần phải được nằm nghỉ ngơi. Phụ huynh áp dụng cách giảm đau đầu đó là để con nghỉ ở không gian yên tĩnh, tránh các tiếng ồn hoặc ánh sáng có cường độ mạnh, nhiều mùi khó chịu. Kết hợp thêm các biện pháp ăn uống khác để giúp trẻ hết cảm giác khó chịu.
Phụ huynh nên thực hiện những điều sau:
- Cho trẻ nằm cúi xuống giữa hai gối, kê gối dưới chân sao cho chân cao hơn tim.
- Nếu cơ thể trẻ có dấu hiệu tăng nhiệt, hãy giúp trẻ hạ nhiệt.
- Phụ huynh chườm ấm ở vùng cổ, đầu hoặc chườm mát cho vùng trán, mắt, cổ.
- Pha nước trái cây hoặc nước lọc và kết hợp một số món ăn nhẹ cho trẻ sử dụng.
- Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng cơn đau đầu chóng mặt không thuyên giảm, nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế.
Cho trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn dùng thuốc giảm đau
Trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau gồm: Paracetamol, Ibuprofen, Acetaminophen,… Tuy nhiên, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho trẻ uống. Thuốc chỉ dùng với liều lượng vừa phải, không lạm dụng vì nguy cơ xảy ra tác dụng phụ khá cao.
Tốt nhất, khi con thường xuyên bị chóng mặt buồn nôn, đau đầu, phụ huynh hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám, chẩn đoán. Trong trường hợp bắt buộc cần dùng thuốc hay các biện pháp điều trị y tế, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ một cách chi tiết, phù hợp nhất.
Lưu ý thêm về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ
Để hạn chế tối đa các cơn đau đầu chóng mặt buồn nôn, phụ huynh cũng cần chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Đặc biệt nhóm trẻ đang trong độ tuổi dậy thì sẽ cần nạp nhiều năng lượng để đảm bảo duy trì tốt việc học tập và phát triển thể chất.
Chế độ ăn uống nên đảm bảo những yếu tố sau:
- Bổ sung đầy đủ protein từ thịt gà, cá, trứng, thịt bò, thịt heo.
- Cung cấp carbohydrate thông qua tinh bột trong các bữa ăn hàng ngày.
- Bữa ăn của trẻ cũng cần có các chất béo để cơ thể hấp thu vitamin A, D, E, K dễ dàng hơn, ăn uống ngon miệng hơn. Tuy nhiên chỉ sử dụng với lượng vừa đủ.
- Ngoài ra cũng cần đảm bảo trẻ được nạp đủ khoáng chất, vitamin, các chất chống oxy hóa để cơ thể luôn khỏe mạnh, nhiều năng lượng, sức đề kháng tốt. Nhờ vậy đau đầu chóng mặt sẽ hạn chế xảy ra.
- Khuyến khích trẻ uống sữa đều đặn hàng ngày sẽ có được rất nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể.
- Cần chú ý không để trẻ uống nhiều nước ngọt, nước có ga, các thực phẩm đóng hộp hay đồ ăn chế biến sẵn, nhiều chất bảo quản.
Trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Phụ huynh khi thấy con có các biểu hiện bất thường nên đưa tới bệnh viện để thăm khám sớm. Đồng thời cần giúp con có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất.
Tìm hiểu:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!