Thuốc Panadol Extra: Thành Phần Và Tác Dụng Trong Trị Đau Đầu

Thuốc Panadol Extra là một loại thuốc thường được dùng để hạ sốt và giảm đau, đặc biệt trong cải thiện cơn đau đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng và liều lượng dùng Panadol Extra như thế nào cho hiệu quả. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn làm rõ các thắc mắc trên.

Phân loại, thành phần và tác dụng của thuốc Panadol Extra

Panadol Extra là một loại thuốc quen thuộc và được sử dụng khá rộng rãi. Loại thuốc này được dùng cho khá nhiều triệu chứng bệnh. Mặt khác, chúng cũng được chỉ định dùng cho người lớn và cả trẻ em với những liều lượng riêng.

Panadol Extra được sử dụng rộng rãi
Panadol Extra được sử dụng rộng rãi

Có các loại thuốc Panadol Extra nào và hàm lượng ra sao?

Hiện nay, Panadol Extra là tên một loại biệt dược giảm đau hiện được điều chế dưới dạng viên nén. Quy cách đóng gói loại thuốc này hiện chỉ có 1 loại với bao bì màu đỏ.

Trong thành phần, 2 hoạt chất chính của thuốc là Paracetamol và Caffeine. Trong đó, hàm lượng của các hoạt chất này như sau:

  • Paracetamol: 500 mg.
  • Caffeine: 65 mg.

Công dụng trong y học của thuốc Panadol Extra

Panadol Extra được khuyến nghị sử dụng khá phổ biến bởi đây là loại thuốc giảm đau và hạ sốt không gây nghiện. Cụ thể, thành phần Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt còn Caffeine có tác dụng như một hoạt chất hỗ trợ.

Các bạn có thể sử dụng Panadol Extra khi gặp những triệu chứng sau:

  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu bên trái hay phải.
  • Sốt.
  • Đau lưng.
  • Các triệu chứng thuộc về cảm lạnh, cảm cúm và đau rát ở cổ họng.
  • Đau bụng kinh.
  • Đau, mỏi cơ xương.
  • Đau răng.
  • Bị đau sau khi thực hiện nhổ răng khôn hoặc các thủ thuật nha khoa khác.

Xem thêm

Thuốc Panadol Extra có tác dụng giảm đau, hạ sốt
Thuốc Panadol Extra có tác dụng giảm đau, hạ sốt

Dùng thuốc Panadol Extra trị đau đầu thế nào cho an toàn?

Đối với thuốc Panadol Extra, cũng như các loại thuốc chữa bệnh khác, phương án tốt nhất là nên dùng đúng liều lượng mà các sĩ kê đơn. Tuy nhiên, với một số triệu chứng bệnh như đau đầu, đau nửa đầu bên phải, cảm sốt nhẹ thì chúng ta cũng có thể tự uống thuốc.

Liều dùng Panadol Extra chỉ định cho người lớn

Đối với người lớn và cả những người cao tuổi, thuốc Panadol Extra chỉ được phép dùng theo đường uống. Như đã nói ở trên, mỗi viên nén Panadol Extra có chứa 500 mg Paracetamol và 65 mg Caffeine.

Mỗi người trưởng thành, tùy tình trạng của triệu chứng mà mỗi lần uống chỉ nên dùng từ 1 đến 2 viên nén Panadol Extra trong mỗi 4 đến 6 giờ. Tốt nhất là người bệnh cần uống sau ăn để đảm bảo tránh các tác dụng phụ của thuốc.

Liều dùng thuốc đối với trẻ em

Hiện nay, các bác sĩ cho biết đối với trẻ em trên 12 tuổi thì có thể dùng thuốc Panadol Extra với liều lượng dùng như đối với người lớn. Tuy nhiên, với trẻ em từ 12 tuổi trở xuống thì được khuyến cáo không nên sử dụng loại thuốc này.

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh như: Sốt, ho, cảm cúm, đau đầu, đau nửa đầu,… phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở gần nhất được được thăm khám và kê các loại thuốc phù hợp cho tình trạng cụ thể của trẻ nhỏ.

Chống chỉ định dùng Panadol Extra cho trẻ em dưới 12 tuổi
Chống chỉ định dùng Panadol Extra cho trẻ em dưới 12 tuổi

Lưu ý về tác dụng phụ và tác hại nếu dùng quá liều

Hầu hết các loại thuốc điều được điều chế để trị một số bệnh hoặc triệu chứng nhất định. Do đó, khi sử dụng loại thuốc đau đầu này, chúng ta cần chú ý đến những tác dụng phụ đi kèm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cụ thể:

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Panadol Extra

Các tác dụng phụ của thuốc Panadol Extra xuất hiện trên mỗi người dùng thuốc là không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào tiền sử dị ứng của mỗi người cũng như liều lượng dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc có phù hợp hay không.

Hiện nay, các tác dụng phụ được liệt kê của Panadol Extra trị đau đầu được thu thập từ dữ liệu của các thử nghiệm lâm sàng. Ngoài ra, chúng cũng được cập nhật và bổ sung dựa trên phản ứng của các bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc. Một số tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như là:

  • Giảm tiểu cầu.
  • Xuất hiện các triệu chứng dị ứng trên da: Nổi mẩn đỏ, phát ban, phù mạch,…
  • Các phản ứng quá mẫn với thuốc.
  • Co thắt phế quản: Tác dụng phụ này thường chỉ xảy ra với các bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với thuốc aspirin và một số loại thuốc NSAIDs khác.
  • Chóng mặt, đau đầu buồn nôn, cảm thấy bồn chồn, mệt mỏi, khó chịu.
  • Có phải ứng bất thường và ảnh hưởng đến gan, làm tăng khả năng mắc các bệnh như suy gan, suy thận về sau.
Panadol Extra cũng có nhiều tác dụng phụ cần chú ý
Panadol Extra cũng có nhiều tác dụng phụ cần chú ý

Tác hại nếu dùng thuốc quá liều

Cũng như các loại thuốc trị bệnh khác, Panadol Extra chỉ có thể phát huy được tác dụng tốt nhất nếu chúng được dùng đúng liều lượng. Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, cơ thể bạn sẽ có những phản ứng với thuốc như:

  • Khi lượng Paracetamol nạp vào cơ thể quá cao: Tuy có tác dụng hạ sốt và giảm đau đầu, đau nhức các vùng cơ thể nhưng Paracetamol lại có ảnh hưởng đến gan. Việc uống 1 lượng lớn thuốc Panadol Extra gây quá liều Paracetamol lâu dần sẽ dẫn đến khả năng mắc bệnh suy gan. Trong trường hợp phát hiện bệnh nhân dùng quá liều Panadol Extra, dù chưa có biểu hiện triệu chứng rõ ràng đối với gan thì cũng vẫn sẽ cần đến các biện pháp kiểm soát y tế ngay tại lúc đó. Đối với tình trạng ảnh hưởng chức năng gan và suy gan do dùng quá liều thuốc Panadol Extra gây ra, thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc N-acetylcysteine hoặc thuốc Methionin để kiểm soát và điều trị tình trạng bệnh này.
  • Khi lượng Caffeine nạp vào cơ thể quá cao: Caffeine là hoạt chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh. Do đó, việc đưa quá nhiều Caffeine vào cơ thể sẽ gây ra một số những tác hại như: Nhịp tim tăng nhanh, đau vùng thượng vị, chóng mặt, buồn nôn, tăng bài niệu, gây mất ngủ. Đặc biệt, kết hợp với lượng Paracetamol dư thừa thì chúng cũng gây ra các tác hại đối với gan của người bệnh.

Lưu ý khi chọn mua, sử dụng và cách bảo quản thuốc

Nhìn chung, thuốc Panadol Extra được đánh giá là an toàn khi dùng đúng liều lượng khuyến cáo. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải sử dụng loại thuốc này, các bạn nên chú ý đến một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân:

  • Đối với bệnh nhân có tiền sử hay bệnh án quá mẫn với các thành phần chính của thuốc là Paracetamol, Caffeine hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào khác của Panadol Extra thì không nên sử dụng mà cần gặp bác sĩ để có phương án dùng thuốc thay thế.
  • Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận thì không nên sử dụng loại thuốc Panadol Extra.
  • Trong quá trình sử dụng Panadol Extra để chữa bệnh, bạn nên tránh sử dụng nhiều Caffeine qua đường ăn uống (trà, cà phê, đồ ngọt, một số loại đồ ăn và uống đóng hộp khác).
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Theo các nghiên cứu mới nhất trên người và động vật, giới khoa học vẫn chưa xác định được bất kỳ nguy cơ gây hại nào của Paracetamol trong suốt thai kỳ hay sự phát triển phôi thai. Tuy nhiên, việc tích lũy Caffeine vào cơ thể có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai nên sử dụng Panadol Extra trong thai kỳ không phải là điều được các bác sĩ khuyến khích.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Hai thành phần chính của Panadol Extra là Paracetamol và Caffeine nếu được tích lũy vào cơ thể trong quá trình cho con bú đều có thể được bài tiết vào sữa mẹ. Dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra độc tính của việc bài tiết này, tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế sử dụng Panadol Extra nếu không trong trường hợp thực sự cần thiết.
Phụ nữ có thai nên hạn chế dùng Panadol Extra
Phụ nữ có thai nên hạn chế dùng Panadol Extra
  • Đối với việc bảo quản, các bạn cần bảo quản Panadol Extra tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ em và tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Chỉ sử dụng thuốc Panadol Extra đang ở trong thời hạn sử dụng và được bảo quản tốt, không có tình trạng bị mốc hay thay đổi màu sắc bên ngoài so với ban đầu (màu trắng).

Panadol Extra là loại thuốc hữu dụng và được sử dụng phổ biến có tác dụng giảm đau nhanh chóng, thường dùng để cải thiện các chứng đau đầu. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn về thuốc Panadol Extra.

4.6/5 - (5 votes)

ĐỪNG BỎ LỠ:

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua