Top 9 Bài Thuốc Nam Trị Nhức Đầu Nhanh Chóng Tại Nhà
Đau đầu có thể cải thiện bằng khá nhiều cách khác nhau, bao gồm thuốc Tây, Đông y , các mẹo bấm huyệt massage,… Trong đó thuốc Nam trị nhức đầu là lựa chọn của nhiều người, cho tác dụng tốt, lành tính và cũng dễ sử dụng. Vậy có những bài thuốc nào được dùng nhiều nhất hiện nay?
Vì sao nên sử dụng thuốc Nam trị nhức đầu?
Chữa đau đầu bằng thuốc Nam là giải pháp được nhiều người đánh giá cao hiện nay bởi có công dụng tốt, tiết kiệm chi phí và cũng an toàn đối với sức khỏe. Theo đó, các bài thuốc này sử dụng chủ yếu các loại thảo dược quen thuộc có sẵn trong vườn nhà hoặc dễ dàng tìm kiếm ở xung quanh khu vực sinh sống.
Cách sử dụng thuốc cũng không quá phức tạp, ít tốn kém thời gian và bệnh nhân có thể tự dùng tại nhà thay vì phải tới các cơ sở y tế. Qua một thời gian sử dụng, cơn đau nhức đầu sẽ thuyên giảm rõ rệt, hơn nữa sức khỏe của người dùng cũng có sự cải thiện rõ rệt, cơ thể đào thải sạch độc tố.
Tổng hợp 9+ bài thuốc Nam trị nhức đầu an toàn
Nhức đầu có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy cũng sẽ có các bài thuốc phù hợp với từng tình trạng. Hiện nay, chúng ta đang có những phương thuốc Nam chữa đau nhức đầu gồm:
Điều trị nhức đầu bằng thuốc Nam cho người mắc phong hàn
Đau nhức đầu, chảy mũi, ngạt mũi, lưỡi xuất hiện rêu trắng là tình trạng khá phổ biến ở những người bị phong hàn. Khi này, các cây thuốc Nam có thể được tận dụng để điều trị nhanh chóng các triệu chứng, bệnh nhân thấy dễ chịu hơn, sức khỏe được cải thiện chỉ sau một vài lần dùng.
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Hành tăm, bạc chỉ, tử tô, bạc hà, gừng tươi.
- Cách dùng: Thuốc rửa sạch rồi đem sắc với 1 lít nước, khi nước cạn còn 1 bát sẽ chia ra thành phần 2 để uống hết trong ngày. Với trẻ nhỏ, chia thuốc thành 4 bữa để sử dụng.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Khương hoạt, bạc hà, bạch chỉ.
- Cách dùng: Tán thuốc thành bột mịn, mỗi ngày lấy 20g uống cùng với trà sau khi ăn 1 giờ.
Bài thuốc cho người bị đàm trọc
Đàm trọc là tình trạng bệnh nhân bị đau nhức đầu, bụng luôn có cảm giác đầy chướng, tức ngực, lưỡi xuất hiện rêu trắng, thường bị hoa mắt chóng mặt, dễ nôn. Khi này, bài thuốc Nam sẽ giúp hết đờm và ráo thấp, giảm nhanh các biểu hiện trên.
Cách dùng:
- Sử dụng quế đem tán bột thật mịn.
- Hàng ngày, lấy một ít bột quế rồi thổi vào mũi để kích thích hắt hơi.
- Áp dụng 3 lần trong ngày và duy trì khoảng 1 tuần sẽ thấy thuyên giảm nhanh chóng.
Bài thuốc cho bệnh nhân bị tăng huyết áp
Đối với bệnh nhân bị nhức đầu do huyết áp tăng cao, cơ thể sẽ có thêm các triệu chứng mất ngủ, chóng mặt, tai thường xuyên bị ù và hoa mắt dẫn tới dễ bị mất thăng bằng. Khi này, các vị thuốc Nam sẽ được lựa chọn kết hợp một cách hoàn hảo để giảm đau đầu và hồi phục sức khỏe.
Có 2 bài thuốc thường được dùng gồm:
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Hoa cúc, mạn kinh tử, sinh địa, ngưu tất.
- Cách dùng: Thuốc rửa sạch sẽ và sắc với lượng nước vừa đủ. Phần nước thu được chia 2 bữa uống trong ngày và duy trì ít nhất 1 tuần.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Hoa cúc, vỏ quýt, bạc hà, mạch môn.
- Cách dùng: Thuốc cho vào ấm sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn 1 nửa. Chia thuốc thành các bữa nhỏ và uống hết trong ngày.
Nhức đầu bởi cảm cúm uống thuốc nào?
Đối với những người nhức đầu do cảm cúm, có thể áp dụng một trong 3 bài thuốc cho hiệu quả nhanh chóng và an toàn sau:
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Kinh giới, lá sả, tía tô, ngải cứu, tỏi.
- Cách dùng: Thuốc rửa sạch và sắc với 3 lít nước, khi nước thuốc sôi, tắt bếp và lấy chăn bông trùm kín người để xông hơi. Nên áp dụng mỗi tuần 3 lần sẽ giúp nhức đầu giảm tái phát rất tốt.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Sắn dây, tía tô, cúc tần, kinh giới, củ ráy dại phơi khô, hoa cúc.
- Cách dùng: Cho thuốc vào ấm sắc để thu được 1 bát nước. Chia thuốc làm 2 bữa để uống mỗi ngày, tốt nhất dùng sau khi ăn.
Bài thuốc số 3: Bạn dùng lá khoai nước rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên trán. Sau 15 phút dùng nước mát để rửa lại cho sạch.
Thuốc Nam trị nhức đầu thể can dương thượng cang
Ở những bệnh nhân bị nhức đầu bởi can dương thượng cang, cơ thể sẽ có thêm một số triệu chứng khác khá phổ biến như sau: Tai bị ù, có cảm giác đau đầu buồn nôn thường xuyên, hoa mắt, giảm thị lực, miệng và lưỡi đều khô, đầu đau và có cảm giác nặng trịch.
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Thục địa, hoa cúc, kỷ tử.
- Cách dùng: Thuốc tán thành bột vụn rồi cho vào bình pha cùng nước sôi. Sau khoảng 20 phút sẽ sử dụng như uống trà bình thường.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Cúc hoa, lá dâu, vừng đen.
- Cách dùng: Thuốc cũng tán nhỏ rồi pha với nước sôi uống tương tự bài thuốc 1.
Bài thuốc cho người phong nhiệt
Thuốc Nam trị nhức đầu cho những người mắc phong nhiệt cũng có khá nhiều thảo dược được sử dụng. Sau một vài thang thuốc, bệnh nhân sẽ thấy giảm hẳn đau đầu, cổ họng dễ chịu hơn, không còn hiện tượng mạch phù sác hay rêu lưỡi vàng mỏng.
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Lá dâu, bạc hà, kinh giới và mạn kinh tử.
- Cách dùng: Thuốc đem rửa sạch rồi sắc cùng 1 lít nước cho tới khi cạn còn 1 bát con. Phần nước thuốc bạn chia thành 2 bữa uống sau khi ăn.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Lá trà xanh và xuyên khung.
- Cách dùng: Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho vào ấm nấu sôi trong 10 phút. Chắt lấy nước và uống trước lúc ăn cơm.
Tham khảo: Đau Nửa Đầu Bên Trái: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Ngừa
Thuốc Nam trị đau đầu bởi thiếu máu não
Khi bị thiếu máu não hay rối loạn tiền đình, có thể thường gặp phải biểu hiện đau nhức đầu, ù tai, chóng mặt, không thể đứng vững. Não không được cung cấp đủ máu và oxy sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi khó chịu, giảm khả năng tập trung rõ rệt và rất dễ ngất xỉu. Đối với tình trạng này, thuốc Nam có cách trị liệu như sau:
Cách thực hiện:
- Vị thuốc: Lá dâu tằm, hoa tam thất, ngọc lạc tiên.
- Cách dùng: Rửa sạch thuốc rồi cho vào ấm, sắc thuốc khoảng nửa tiếng rồi chắc lấy phần nước và uống khi còn ấm.
Trị đau nhức đầu kinh niên
Khi bị đau nhức đầu kinh niên có thể dùng bài thuốc Nam nào là câu hỏi được rất nhiều người tìm hiểu. Theo đó, bạn có thể tận dụng nguồn hoa cúc trắng và một số thảo dược khác để đẩy lùi cơn đau đầu, đồng thời còn trị chứng đau mắt, tăng huyết áp rất tốt.
Cách thực hiện:
- Vị thuốc: Hoa cúc trắng, rau má, cúc bách nhật, hoa nhài.
- Cách dùng: Bạn lấy các vị thuốc này rửa sạch rồi cho vào ấm, thêm khoảng 1 lít nước. Thuốc sắc cạn còn ⅓ sẽ chắt ra và chia theo 3 bữa uống.
Chữa đau đầu bởi ứ huyết
Huyết ứ làm cho cơ thể chúng ta không chỉ bị đau nhức đầu, nhiều chức năng hoạt động của các cơ quan khác cũng chịu không ít ảnh hưởng. Cụ thể người mắc sẽ thấy chân tay thường tê bì đau nhức, mặt kém sắc, làn da xanh sao và rất nhanh mất sức khi lao động nặng.
Cách thực hiện:
- Vị thuốc: Hành khô, hồng táo, xạ hương, đào nhân, xích thược.
- Cách dùng: Cho thuốc vào ấm sắc với 800ml nước, thuốc cạn còn ½ sẽ lấy ra để sử dụng.
Cần lưu ý gì khi dùng thuốc Nam trị nhức đầu?
Khi sử dụng các bài thuốc Nam để chữa trị đau nhức đầu, bệnh nhân cần lưu ý một vài điều như sau:
- Thuốc Nam có độ lành tính, an toàn cao nhưng đồng thời mức độ dược chất của các vị thuốc cũng không quá nhiều. Bởi vậy, nếu bạn đang bị đau đầu quá nặng, cần phải áp dụng các phương thuốc khác phù hợp hơn.
- Bệnh nhân luôn sử dụng với liều lượng phù hợp thể trạng và tình hình bệnh thực tế. Không nên lạm dụng quá liều sẽ dễ gây ra tác dụng phụ.
- Thời gian để thuốc Nam phát huy hiệu quả sẽ lâu hơn so với các loại thuốc khác, do vậy cần kiên trì thực hiện để có thể trị nhức đầu hoàn toàn.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân nếu thấy đầu đau nhức liên tục trong thời gian dài, nên tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, sớm phát hiện các bệnh lý nếu có.
- Nên chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để có thể hỗ trợ cải thiện đau đầu tốt nhất.
Thuốc Nam trị nhức đầu có những bài thuốc cụ thể nào đã được chia sẻ chi tiết ở trên. Bạn đọc tham khảo và có thể lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, luôn tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!