Tìm Hiểu Chi Tiết Chứng Đau Nửa Đầu Sau Gáy Bên Trái
Đau nửa đầu sau gáy bên trái có thể xảy ra ở mọi đối tượng, cách điều trị sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân khởi phát cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Đồng thời, nên chú ý thêm tới các thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày. Bài viết này sẽ cung cấp tới bạn đọc những kiến thức về bệnh lý này một cách chi tiết nhất.
Đau nửa đầu sau gáy bên trái là gì? Dấu hiệu nhận biết
Đau nửa đầu sau gáy bên trái là tình trạng xuất hiện các cơn đau ở một bên đầu, kéo chạy dọc từ trên đầu xuống vùng cổ và khu vực vai gáy ở bên trái. Đồng thời, người bệnh còn có thể bị thêm cảm giác tê mỏi ở cánh tay trái do các tín hiệu đau truyền dẫn từ dây thần kinh.
Tùy từng người sẽ có những mức độ biểu hiện đau nhức khác nhau, có thể đau từ âm ỉ tới dữ dội hoặc có người sẽ đau thành các cơn giống bị điện giật.
Theo đánh giá ghi nhận từ các cơ sở y tế, hiện tượng đau nửa đầu sau gáy bên trái có diễn biến khá phức tạp. Bệnh có thể diễn ra trong vài giờ và giảm dần về sau, nhưng cũng có người tái phát cơn đau và kéo dài dai dẳng không dứt, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.
Ở một số bệnh nhân sẽ thấy biểu hiện cơn đau giống như bị túm tóc giật về đằng sau, cũng có bệnh nhân đau như bị dây bó chặt vào đầu. Thông thường, những bệnh nhân này sẽ có cả triệu chứng nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, càng tiếp xúc nhiều càng bị đau đầu hơn.
Tần suất xuất hiện của các cơn đau nửa đầu sau gáy bên trái thường diễn ra mỗi tháng 2 tới 3 lần. Tuy nhiên, khi bệnh tái phát liên tục tới hơn ½ số ngày trong tháng, điều này chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Đau nửa đầu bên trái phía sau gáy do nguyên nhân nào?
Sẽ rất khó để đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi khi chúng ta không biết được nguyên nhân đau đầu do đâu. Hiện nay, các bác sĩ và chuyên gia hàng đầu đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu và nhận thấy rằng, chứng bệnh này thường khởi phát khi gặp các yếu tố sau:
Người bệnh làm việc và nghỉ ngơi không đúng tư thế
Những người thường xuyên làm việc sai tư thế rất khó tránh khỏi tình trạng đau đầu, đau nhức xương khớp.
Khi bạn ngồi làm việc trước máy tính liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, ngồi gục xuống bàn hay nằm ngủ nghiêng một bên quá lâu đều có thể gây ra đau nửa đầu sau gáy bên trái.
Ngoài ra, các cơ vùng vai gáy và cả đốt sống cổ cũng sẽ bị ảnh hưởng, trọng lượng cơ thể càng dồn về các nhóm cơ dưới thay vì phân tán đồng đều sẽ càng làm gia tăng cơn đau. Khi này, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau bắt đầu từ mức độ âm ỉ, tiếp đó chuyển qua đau mạnh hơn và lan khắp khu vực phía sau đầu bên trái.
Do bệnh đau nửa đầu Migraine
Migraine là bệnh lý đau nửa đầu rất thường gặp, khi mắc phải, người bệnh sẽ đau cả khu vực vai gáy bên trái và xuất hiện nhiều hơn khi chúng ta chịu nhiều áp lực, mất ngủ kéo dài, không kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết.
Cũng có những trường hợp khởi phát Migraine bởi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng là nguyên nhân gây ra rất nhiều chứng đau đầu khác nhau, làm suy giảm hệ miễn dịch và khả năng đề kháng. Khi này, thường cơn đau nửa đầu ở sau gáy bên trái sẽ xuất hiện về chiều, khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Về lâu dài sẽ gây giảm khả năng tập trung, ghi nhớ trong quá trình lao động, học tập.
Áp lực nội sọ bị sụt giảm
Áp lực nội sọ sẽ bị giảm xuống rất thấp khi phần dịch não tủy ở cột sống bị rò rỉ ra ngoài. Các triệu chứng thường gặp nhất chính là cơn đau nửa đầu sau gáy bên trái, đau nhức nặng hơn khi bạn hắt hơi, ho, hoạt động mạnh hoặc ngồi với tư thế lưng thẳng.
Tham khảo: Ngủ Trưa Dậy Bị Đau Đầu Do Đâu? Khắc Phục Bằng Cách Nào?
Đau nửa đầu sau gáy bên trái do lạm dụng các loại thuốc giảm đau
Khi có dấu hiệu đau đầu hay bất cứ vị trí nào khác, nhiều người thường có thói quen tự mua thuốc giảm đau về dùng tại nhà. Điều này gây ra tình trạng nhờn thuốc, lệ thuộc vào thuốc và dễ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, đau đầu nửa sau gáy bên trái rất dễ bị tác động khi chúng ta lạm dụng thuốc. Người bệnh sẽ thấy, nếu không dùng thuốc, mức độ cơn đau nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Khi dùng thuốc giảm đau quá đà, người bệnh còn có thêm triệu chứng bồn chồn, cơ thể luôn mệt mỏi, mất tập trung, lo lắng, buồn nôn, trí nhớ bị giảm sút rõ rệt.
Một số bệnh lý khác
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu ở trên, đau nửa đầu sau gáy bên trái còn xảy ra bởi một số bệnh lý khác gây nên với nhiều mức độ biểu hiện khác nhau, cụ thể là các bệnh liên quan tới xương khớp, viêm màng não, thoái hóa đốt sống cổ,…
Triệu chứng đi kèm lúc này sẽ là các cơn sốt khá cao, cơ thể mệt mỏi uể oải, đau nhức có dấu hiệu mạnh lên, nôn mửa, đau âm ỉ trong khoảng thời gian vài ngày liên tục.
Đối tượng nào dễ bị đau nửa đầu sau gáy bên trái? Khi nào cần thăm khám?
Qua những nguyên nhân được chia sẻ ở trên, những người sau đây sẽ có nguy cơ bị đau nửa đầu sau gáy bên trái nhất:
- Người làm công việc văn phòng, tài xế.
- Người cao tuổi mắc các bệnh liên quan tới đĩa đệm, cột sống và dây chằng.
- Những người lao động chân tay nặng nhọc.
Theo đánh giá từ chuyên gia, nếu các cơn đau không diễn ra thường xuyên, đau âm ỉ trong một vài giờ và chấm dứt, bạn không nhất thiết phải dùng các loại thuốc đặc trị. Chúng ta có thể tận dụng một số mẹo chữa hoặc bài tập tại nhà, nếu có nhu cầu dùng bất cứ loại thuốc nào đều cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Khi bạn gặp phải những triệu chứng dưới đây, hãy sớm tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, tránh xảy ra các ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe:
- Cơn đau đầu ngày càng có chiều hướng chuyển nặng.
- Bệnh nhân tái phát đau nhức liên tục nhiều lần trong tháng.
- Xuất hiện nôn, buồn nôn, sốt cao thường xuyên, cực sợ khi tiếp xúc với các loại tiếng ồn và ánh sáng.
- Khả năng vận động, đi lại bị giảm sút.
Phương pháp chẩn đoán bệnh đau nửa đầu sau gáy trái hiện nay
Trước tiên cần phải tiến hành chẩn đoán, xác định nguyên nhân, mức độ và tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó có biện pháp chữa trị đảm bảo phù hợp nhất.
Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ trao đổi rất chi tiết với bệnh nhân về các biểu hiện của cơn đau, cách sinh hoạt, lao động cũng như tiền sử bệnh lý. Cụ thể như sau:
Bước 1:
Người bệnh khai báo với các bác sĩ về những triệu chứng của đau nửa đầu sau gáy bên trái. Cụ thể về thời điểm đau, tần suất đau, mức độ diễn ra như thế nào, các vị trí đau nhức khác nếu có. Bệnh nhân nên cố gắng diễn tả cơn đau càng chi tiết càng tốt.
Bước 2:
Bác sĩ tiến hành cho bệnh nhân làm bài kiểm tra về các phản xạ tại hệ thần kinh cũng như thể chất để xác định các dấu hiệu bất thường. Khi này, cần dựa vào một số biểu hiện cụ thể như:
- Mất ý thức, rối loạn tâm thần, thị lực suy giảm, không giữ được thăng bằng, cơ yếu, khả năng phát âm khó, thường chóng mặt.
- Bị nôn, buồn nôn, có dấu hiệu viêm nhiễm và nhiễm trùng.
- Người bệnh rối loạn mạch và nhịp tim, huyết áp có sự bất thường, sốt cao.
Bước 3:
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các biện pháp xét nghiệm, chụp chiếu để đánh giá chi tiết hơn về bệnh lý, đặc biệt khi nghi ngờ não có các bất thường. Cụ thể những phương pháp được thực hiện gồm có:
- Điện não đồ: Thường áp dụng nếu nghi ngờ bệnh nhân xuất hiện các khối u não.
- Khám mắt: Đau nửa đầu sau gáy bên trái có thể xảy ra ở trường hợp dây thần kinh thị giác bị chèn ép, tăng nhãn áp. Lúc này bệnh nhân sẽ cần thực hiện các bước thăm khám mắt.
- Chọc dò tủy sống: Được sử dụng để xét nghiệm sinh thiết, bác sĩ tiến hành lấy phần dịch từ khu vực cột sống và mang đi kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn.
- Phân tích nước tiểu, sinh hóa máu: Kỹ thuật này thường được sử dụng để đánh giá bệnh nhân có bị nhiễm trùng máu, bệnh liên quan tới tuyến giáp hay các bệnh lý nội khoa khác gây đau đầu hay không.
- Chụp CT: Khi thăm khám lâm sàng nhận thấy bệnh nhân có các cơn đau diễn ra khá thường xuyên, kéo dài và có yếu tố chu kỳ, bác sĩ yêu cầu thực hiện chụp CT cắt lớp.
- Cộng hưởng từ MRI: Nếu chụp CT không thể cho hình ảnh chi tiết nhất, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện MRI. Khi này sẽ xác định được rất cụ thể những vấn đề ở một số vị trí đặc biệt trong não.
- Chụp X quang: Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị đau nửa đầu sau gáy trái do viêm xoang tác động. Với nhóm này, thường được yêu cầu chụp X quang.
Chữa trị đau nửa đầu sau gáy bên trái như thế nào?
Hiện nay, cả y học cổ truyền và hiện đại đều có rất nhiều bài thuốc trị đau nửa đầu sau gáy trái. Bệnh nhân có thể lựa chọn hướng chữa bệnh tùy theo nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, dù áp dụng theo phương pháp nào cũng cần phải thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Tây y chữa đau nửa đầu sau gáy bên trái
Tây y thường sử dụng các loại thuốc cho công dụng rất nhanh, đẩy lùi cơn đau tức thì, làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh bị tổn thương để ngăn chặn truyền dẫn tín hiệu đau. Thuốc chữa đau nửa đầu được phân chia thành một số nhóm cụ thể gồm:
- Nhóm Triptan: Rizatriptan, Eletriptan, Naratriptan, Almotriptan Sumatriptan, Frovatriptan, Zolmitriptan,… Thuốc giúp giảm nhanh các cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, không còn nhức mỏi tại khu vực vai gáy.
- Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện: Chủ yếu là Narcotic, dùng cho những bệnh nhân đau nhức không thường xuyên. Nếu lạm dụng có thể dẫn tới hội chứng đau đầu hồi ứng, tức là cơn đau càng nặng hơn.
- Nhóm thuốc khác: Gồm có thuốc chống nôn dạng tiêm và thuốc kháng viêm không Steroid, Dihydroergotamine xịt mũi hoặc tiêm tĩnh mạch, Kali Diclofenac dạng uống,…
Thuốc Tây có hiệu quả tốt nhưng cũng có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ, do đó người bệnh cần hết sức nghiêm túc trong việc sử dụng đơn thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ. Dùng thuốc quá liều, tự kê đơn về chữa tại nhà hay thay đổi đơn thuốc đều có thể dẫn tới các biểu hiện nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng thận và gan, rụng tóc, vàng da,…
Phương pháp chữa của Đông y
Y học cổ truyền có không ít phương thuốc được vận dụng trong việc điều trị đau nửa đầu sau gáy bên trái cùng nhiều thể đau đầu khác. Thuốc có tính an toàn cao, phù hợp với nhiều độ tuổi bệnh nhân, không gây tác dụng phụ khi sử dụng theo liệu trình dài. Cho hiệu quả tốt nhưng nhược điểm của thuốc là cần thời gian dài hơn thuốc Tây để có thể thấy được công dụng rõ ràng, ngoài ra bệnh nhân cũng cần phải sắc hoặc tán thuốc thành bột mịn trước khi dùng.
Một số bài thuốc:
Bài số 1:
- Dược liệu: Phòng phong, cam thảo chích, mạn kinh tử, khương hoạt, độc hoạt, xuyên khung.
- Cách dùng: Thuốc sắc với 500ml nước cho tới khi còn khoảng 150ml, chắt thuốc uống khi còn ấm sau bữa ăn sẽ tốt nhất.
Bài thuốc 2:
- Dược liệu: Xuyên ngưu tất, sơn chi, tang ký sinh, hoàng kỳ, thiên ma, thạch quyết minh, chu phục linh, đỗ trọng, ích mẫu thảo, dạ giao đằng.
- Cách dùng: Thuốc sắc với lượng nước khoảng 600ml, thu về 200ml và uống hết trong ngày.
Bài thuốc 3:
- Dược liệu: Cam thảo, mẫu lệ, bạch thược, giá thạch, hoài ngưu tất, long cốt, huyền sâm, xuyên luyện tử, mạch nha, liên trần.
- Cách dùng: Bài thuốc sắc theo mỗi ngày 1 thang, nước thuốc nên chia làm 2 bữa dùng đều đặn.
Tham khảo mẹo dân gian
Với những người sau khi thăm khám được xác định bệnh lý không có gì đáng lo ngại, có thể cải thiện thông qua các biện pháp ăn uống sinh hoạt hàng ngày, các cách chữa đơn giản với nguyên liệu tự nhiên, có thể tham khảo áp dụng các gợi ý sau:
- Cách số 1: Bệnh nhân sử dụng lá bưởi, hương nhu, đại bi, lá quýt, lá cúc tần, lá sả, lá chanh. Đem rửa sạch rồi nấu nước xông hơi khi xảy ra đau nửa đầu sau gáy trái.
- Cách số 2: Nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc không thuận tiện cho việc nấu nước xông, hãy dùng tinh dầu bạc hà. Chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng sau đó đưa lại gần mũi để hít sẽ thấy dễ chịu hơn.
- Cách số 3: Rửa sạch 2 lá bưởi và thêm vào 2 nhánh tỏi đã bóc vỏ để giã nát. Đắp hỗn hơn lên thái dương và cố định bằng băng gạc, sau 30 – 60 phút rửa lại thật sạch.
Một số lưu ý khi bị đau nửa đầu sau gáy bên trái
Bên cạnh việc quan tâm tìm hiểu những nguyên nhân, triệu chứng hay cách chữa đau nửa đầu sau gáy trái, người bệnh cũng nên lưu lại thêm một số chú ý như sau để hỗ trợ trị bệnh tốt hơn.
- Khi xuất hiện các cơn đau, không nên mua thuốc giảm đau về uống để cắt cơn ngay lập tức, thay vào đó hãy áp dụng các biện pháp chườm, xông hơi, massage trước. Sau đó cần tới bệnh viện thăm khám để được xác định tình trạng bệnh lý cụ thể.
- Nên phân bố thời gian lao động, nghỉ ngơi hàng ngày hợp lý. Tránh tình trạng thức khuya xem phim, chơi game sẽ làm gia tăng các cơn đau đầu.
- Tránh việc dùng các đồ uống có cồn, nước ngọt, nước có ga, chất kích thích.
- Không nên vận động mạnh, chạy, nhảy hay bê vác đồ nặng khi đang khởi phát các cơn đau nhức.
- Không cùng lúc uống cả thuốc Tây và Đông y, điều này có thể gây ra tương tác giữa các thành phần thuốc rất nguy hiểm.
Với những chia sẻ về bệnh đau nửa đầu sau gáy bên trái ở trên, hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích về bệnh lý này để dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường, hãy sớm tới bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.
Thông tin quan trọng:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!