Đau Đầu Nhức Mắt Xảy Ra Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị Hiệu Quả?

Đau đầu nhức mắt thường xảy ra với các cơn đau lan khắp đầu và kéo cả về khu vực mắt, làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu không biết làm thế nào. Để chấm dứt tình trạng này hiệu quả, người bệnh cần biết rõ các nguyên nhân, cách sử dụng thuốc cũng như những biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Đau đầu nhức mắt là bệnh gì?

Hiện tượng đau đầu nhức mắt hiện nay gặp phải ở nhiều đối tượng, không phân biệt lứa tuổi cũng như giới tính. Bệnh có biểu hiện đau đầu, đau nửa đầu hoặc cả đầu kèm theo triệu chứng đau nhức ở khu vực hốc mắt, ngoài ra có cả tình trạng chảy nước mắt thường xuyên và giảm tầm nhìn.

Nhiều người khi gặp phải tình trạng này tỏ ra rất lo lắng không biết nguyên nhân là gì, có cách nào để điều trị tốt hay không. Theo đó, bệnh sẽ có một số khác biệt nhất định về biểu hiện tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát. Trước tiên, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu theo từng thể bệnh đau đầu.

Đau đầu nhức mắt gây ra các cơn đau ở vùng đầu và hốc mắt
Đau đầu nhức mắt gây ra các cơn đau ở vùng đầu và hốc mắt

Triệu chứng đau đầu nhức mắt biểu hiện thế nào?

Cơn đau đầu nhức mắt sẽ có mức độ thể hiện khác nhau ở mỗi người, theo đó, y học hiện nay đang đưa ra các triệu chứng cụ thể cho từng thể bệnh đau đầu thường gặp như sau:

  • Đau nửa đầu Migraine: Đau đầu nhức mắt ở thể bệnh này sẽ xuất hiện nửa bên đầu phải hoặc trái và hốc mắt tương ứng. Thông thường, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau chạy rất rõ ràng và có thêm triệu chứng nhạy cảm với ánh sáng. Hiện nay đây là thể bệnh thường gặp nhất theo số liệu thống kê từ các cơ sở y tế.
  • Đau đầu căng thẳng: Khi căng thẳng quá mức, người bệnh bị đau đầu, nhức mắt và có thêm tình trạng vùng trán như bị bó chặt, tần suất xuất hiện khá thường xuyên trong tháng. Cơn đau ở mắt có thể diễn ra theo cảm giác nhói từng cơn hoặc đau âm ỉ.
  • Đau từng cụm: Đau đầu từng cụm sẽ có biểu hiệu đau nhức ở vùng mắt và cả đầu theo các chu kỳ khá đều đặn trong một khoảng thời gian ngắn. Những biểu hiện đi kèm dễ nhận biết nhất gồm chảy nước mũi, mắt ửng đỏ và chảy lệ, nhiều người lầm tưởng rằng đây là triệu chứng của viêm xoang.
  • Đau đầu viêm xoang: Với bệnh nhân mắc viêm xoang, sẽ khó tránh khỏi tình trạng đau đầu nhức mắt, má, mũi, trán và cả răng. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng khá giống với đau đầu từng cụm, tuy nhiên còn có thêm các cơn sốt cao và có xu hướng phát triển mạnh hơn trong suốt thời gian bùng phát.

Xác định nguyên nhân gây bệnh

Qua các biểu hiện được đề cập ở trên, chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra những nguyên nhân gây bệnh đau đầu nhức mắt. Những đối tượng mắc các bệnh dưới đây sẽ khó tránh khỏi biểu hiện khó chịu này:

  • Đau nửa đầu Migraine: Bệnh thường xảy ra bởi thói quen ngồi, nằm sai tư thế, lạm dụng các loại thuốc, ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra còn có yếu tố môi trường tác động, tâm lý chịu nhiều áp lực và hormone mất cân bằng.
  • Đau đầu từng cụm: Các chuyên gia cho biết, bệnh lý gặp ở đàn ông nhiều hơn nhưng cho tới nay vẫn chưa tìm được căn nguyên khởi phát cụ thể.
  • Đau đầu căng thẳng: Những người thường xuyên chịu nhiều áp lực đè nén trong công việc, học tập, sử dụng máy tính trong nhiều giờ liên tục rất dễ bị đau đầu căng thẳng và dẫn tới nhức hốc mắt.
  • Đau đầu viêm xoang: Khi thời tiết thay đổi, môi trường có nhiều yếu tố gây kích ứng tới hệ thống tai mũi họng, bệnh viêm xoang dễ khởi phát. Khi này, người bệnh sẽ liên tục đau đầu nhức mắt kèm theo nhiều triệu chứng rất khó chịu.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, các bác sĩ cũng cho biết, đau đầu nhức mắt còn xảy ra bởi những vấn đề liên quan trực tiếp tới mắt như: Cận thị, viêm xung quanh hoặc trong mắt, tăng nhãn áp, mỏi mắt, viêm xơ cứng, mắt có khối u, dây thần kinh thị giác bị viêm nhiễm.

Bệnh có thể khởi phát do đau đầu Migraine
Bệnh có thể khởi phát do đau đầu Migraine

Chẩn đoán bệnh

Để có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất, bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán bởi các bác sĩ, chuyên gia.

Hiện nay, trong quá trình khám bệnh, bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể với bệnh nhân về các dấu hiệu thường gặp, tần suất, mức độ cơn đau. Xác định vị trí xảy ra đau đầu để có thể đánh giá được nguyên nhân cụ thể. Đồng thời khai thác tiền sử bệnh, đánh giá mức độ phản xạ của thần kinh và thị giác để tìm ra nguyên do khởi phát.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bạn sẽ phải thăm khám ở cả khoa thần kinh và nhãn khoa. Do vậy, bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra, tránh tình trạng tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà dễ bị sai bệnh, sai thuốc rất nguy hiểm.

Tham khảo: Bệnh Đau Đầu Khi Mang Thai Do Đâu? Chữa Thế Nào An Toàn?

Khi nào cần thăm khám?

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị đau đầu nhức mắt nhẹ, không liên tục và qua một số thay đổi về ăn uống, sinh hoạt thấy thuyên giảm, chúng ta không cần thăm khám thường xuyên. Với các bệnh nhân bị đau nhức kéo dài, ngày càng nặng hơn, bệnh gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống cần tiến hành khám định kỳ. Đặc biệt nếu bạn có các biểu hiện gồm:

  • Bị nôn, buồn nôn mỗi đợt đau đầu nhức mắt tái phát.
  • Cơ thể uể oải, luôn cảm thấy mệt mỏi và xuất hiện sốt cao.
  • Người bệnh bị rối loạn, mất kiểm soát hành vi, tâm lý và cả ý thức.

Khi này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể, kết hợp thêm chụp CT não, siêu âm, làm xét nghiệm máu và một số kiểm tra cần thiết khác.

Cần thăm khám khi cơ thể sốt cao, rối loạn ý thức
Cần thăm khám khi cơ thể sốt cao, rối loạn ý thức

Cách chữa đau đầu nhức mắt hiệu quả

Hay bị đau đầu nhức mắt cần phải làm gì để cải thiện hiệu quả? Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân khởi phát ở từng người, từ đó cách điều trị cũng sẽ có sự khác biệt. Hiện nay, cả y học cổ truyền và hiện đại đều có các bài thuốc, liệu trình cụ thể để chữa trị, ngoài ra một số bệnh nhân sẽ kết hợp thêm các mẹo dân gian được lưu truyền.

Y học hiện đại

Với y học hiện đại, bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc đau đầu cũng như thuốc đặc trị theo từng bệnh lý.

Đối với cơn đau đầu xảy ra bởi đau đầu căng thẳng, đau nửa đầu Migraine,… các bác sĩ chủ yếu chỉ định dùng nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid NSAIDs, ngoài ra có cả thuốc giãn cơ, giảm áp lực dây thần kinh và nhóm Triptans. Với nhóm bệnh lý như viêm xoang, viêm thị thần kinh, viêm động mạch thái dương,…. sẽ cần điều trị triệt để bệnh trước, từ đó cơn đau đầu nhức mắt sẽ biến mất.

Bệnh nhân không tự ý mua các loại thuốc giảm đau về dùng tại nhà sẽ dễ bị nhờn thuốc, làm bệnh chuyển nặng hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.

Thuốc Tây y tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể để điều trị đau đầu nhức mắt
Thuốc Tây y tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể để điều trị đau đầu nhức mắt

Mẹo dân gian giảm đau đầu nhức mắt

Với những người bị đau đầu nhức mắt thể nhẹ, có thể áp dụng một số mẹo dân gian nhằm giảm tần suất dùng thuốc giảm đau. Trong đó phổ biến nhất là cách chườm nóng/lạnh, uống trà gừng và massage.

  • Chườm nóng/lạnh: Các cơn đau đầu nhức mắt có thể thuyên giảm rất tốt khi chúng ta dùng các túi chườm nóng hoặc lạnh để áp lên trán. Nguồn nhiệt tỏa ra giúp giảm tải áp lực ở mạch máu và hệ thần kinh, đặc biệt hữu ích với những người bị đau nhức đầu do căng thẳng hoặc viêm xoang.
  • Trà gừng: Gừng được dân gian sử dụng từ xa xưa trong các bài thuốc trị đau đầu, đau nhức xương khớp. Uống 1 tách trà gừng ấm sẽ giúp giảm cơn đau rõ rệt, đẩy lùi cảm giác đau đầu nhức mắt buồn nôn, cơ thể tỉnh táo, tập trung hơn.
  • Xoa bóp: Cách massage xoa bóp cũng được nhiều người áp dụng hiện nay và cho thấy có hiệu quả rất tích cực. Bạn có thể tham khảo một số bài massage, day ấn quanh đầu và thái dương. Những thao tác này giúp cho mạch máu lưu thông tốt, tạo sự thư giãn cho da đầu và giảm mỏi mắt một cách rõ rệt.
Uống trà gừng giúp xua tan cảm giác khó chịu nhanh chóng
Uống trà gừng giúp xua tan cảm giác khó chịu nhanh chóng

Y học cổ truyền

Theo quan niệm của Đông y, đau đầu nhức mắt xảy ra khi khí huyết bị ứ trệ, hàn nhiệt, khí hư,… Các bài thuốc sẽ trực tiếp loại bỏ các triệu chứng khó chịu, đồng thời chấm dứt gốc rễ khởi phát bệnh. Hàng ngàn bệnh nhân đã lựa chọn dùng thuốc và cho thấy có hiệu quả tốt khi theo sát liệu trình, cơ thể không xảy ra tác dụng phụ và sức khỏe tổng thể cũng tốt hơn rất nhiều.

Một số bài thuốc gồm:

Bài thuốc 1:

  • Dược liệu: Hoài sơn, xuyên khung, tang ký sinh, kỷ tử, thục địa, long nhãn, ngưu tất, cỏ nhọ nồi, hà thủ ô.
  • Cách uống: Thuốc sắc theo thang, mỗi lần dùng 4 bát nước con, khi nước thuốc cạn còn một nửa sẽ dừng lại và chia nhỏ thuốc làm 3 bữa uống.

Bài thuốc 2:

  • Dược liệu: Hà thủ ô, a giao, long nhãn, thục địa, ngưu tất, đương quy, bạch thược.
  • Cách uống: Sắc thuốc với 1 lít nước, đợi cho phần thuốc cạn còn khoảng 300ml sẽ chia 3 bữa. Bệnh nhân nên uống thuốc khi còn ấm, các bữa còn lại trong ngày nên hâm nóng thuốc.

Bài thuốc 3:

  • Dược liệu: Bán hạ chế, chỉ thực, trần bì, bạch thược, cam thảo, phục linh, thạch xương bồ, địa long.
  • Cách uống: Sắc thuốc tương tự như bài thuốc 2, duy trì cho tới khi hết liệu trình được hướng dẫn.
Các bài thuốc Đông y cho hiệu quả lâu dài và an toàn với cơ thể
Các bài thuốc Đông y cho hiệu quả lâu dài và an toàn với cơ thể

Cách ngăn chặn đau đầu nhức mắt hiệu quả

Để có thể hạn chế tối đa các cơn đau nhức đầu và đau hốc mắt, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới các biện pháp chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Theo đó, các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên hữu ích như sau:

  • Cần hạn chế việc dùng các loại bia, rượu, những đồ uống chứa chất kích thích.
  • Không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp.
  • Cân bằng dưỡng chất cho cơ thể hàng ngày với các loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, hạn chế thức khuya hay sử dụng các thiết bị điện tử trước lúc đi ngủ.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, kết hợp với các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt để giải tỏa căng thẳng, tạo sự thư giãn toàn thân.

Đau đầu nhức mắt là bệnh lý không thể xem nhẹ, người bệnh cần chủ động thăm khám kịp thời, thực hiện theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý vấn đề ăn uống và nghỉ ngơi hàng ngày, nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra.

Tìm hiểu thêm:

5/5 - (1 vote)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua