Bệnh Đau Đầu Khi Mang Thai Do Đâu? Chữa Thế Nào An Toàn?
Đau đầu khi mang thai không còn là tình trạng xa lạ, nhiều chị em mắc phải bởi không ít nguyên nhân khác nhau. Khi này, việc tìm hiểu rõ yếu tố tác động và có biện pháp khắc phục kịp thời rất quan trọng để duy trì sức khỏe ổn định cho cả mẹ và bé. Dưới đây là các thông tin quan trọng về nguyên do khởi phát, cách chữa, những nguy hiểm tiềm ẩn cho bạn tìm hiểu.
Đau đầu khi mang thai là gì, biểu hiện thế nào?
Bà bầu bị đau đầu hiện nay có tỉ lệ tương đối cao, theo ghi nhận từ các cơ sở y tế, có tới gần 40% người bị đau nhức đầu trong thời kỳ mang thai. Theo đó, các chuyên gia nhận định đây là biểu hiện thường gặp bởi quá trình thay đổi tự nhiên của cơ thể nhưng cũng có khả năng do các vấn đề bệnh lý, cách sinh hoạt và môi trường sống gây ra.
Khi đau đầu, phụ nữ mang thai có thể bị đau từng cụm, đau nửa đầu, đau cả đầu hoặc đau bởi căng thẳng. Mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau, trong đó, các biểu hiện thường gặp nhất gồm:
- Xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc đau theo mạch đập.
- Một bên đầu đau dữ dội, cũng có lúc đau nhức xuất hiện cả hai bên, ngoài ra có trường hợp bệnh nhân bị đau sau hốc mắt.
- Thường rơi vào trạng thái buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, mắt xuất hiện các điểm mù.
Nguyên nhân gây đau đầu ở bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai, chúng ta có thể phân chia thành những trường hợp cụ thể dưới đây.
Mẹ bầu bị đau đầu trong giai đoạn tam cá nguyệt 1
Bà bầu khi mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt 1 (mang thai 3 tháng đầu) thường sẽ có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Nguyên do là bởi lúc này cơ thể người phụ nữ đang có nhiều thay đổi rất lớn, nội tiết tố, cân nặng, máu đều tăng cao hơn rất nhiều. Đồng thời bà bầu còn xuất hiện tình trạng: Thiếu ngủ, cơ thể thiếu nước, nhạy cảm hơn với ánh sáng, thị lực thay đổi, dễ bị căng thẳng lo lắng, các hoạt động thể chất ít đi càng làm đau đầu diễn ra mạnh hơn.
Ngoài ra, ở giai đoạn này, khi bạn ăn các thực phẩm như cà chua, các món ăn được lên men, socola cũng sẽ kích thích các cơn đau đầu.
Đau đầu khi mang thai ở tam cá nguyệt 2
Không chỉ xuất hiện đau đầu ở giai đoạn 3 tháng mang thai đầu tiên, nhiều chị em cũng bị vào cả tam cá nguyệt 2 và tam cá nguyệt 3 với các triệu chứng tương tự, không có dấu hiệu nhẹ hơn. Khi này, đau đầu có thể khởi phát bởi cơ thể tăng cân nhanh, các cơ bắp bị căng cứng, tư thế ngồi, nằm không phù hợp. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho biết, mang thai bị đau đầu ở giai đoạn này còn có thể do vấn đề tiểu đường thai kỳ – bệnh lý rất nhiều phụ nữ mắc phải.
Mắc bệnh huyết áp cao
Bà bầu hay bị đau đầu cũng đã được y học xác định xuất phát từ bệnh huyết áp cao. Những người mắc chứng bệnh này khi có thai rất dễ bị đau nhức đầu trong suốt 9 tháng 10 ngày. Theo đó, có tới gần 8% phụ nữ sẽ có biểu hiện đau đầu chóng mặt, buồn nôn trong giai đoạn mang bầu do huyết áp tăng cao, đồng thời có thể xảy ra không ít ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Khi này, bạn sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật, đột quỵ, bong nhau non, sinh non sớm hơn 37 tuần. Đối với thai nhi, bé có thể bị thiếu oxy, khi chào đời khá nhẹ cân.
Các nguyên nhân khác
Hiện tượng đau đầu khi mang thai còn có thể xuất phát từ một số bệnh lý khá nguy hiểm khác như: Bệnh liên quan tới tim mạch, xuất huyết, bị u não, cục máu đông, nhiễm trùng xoang, viêm não, viêm màng não và thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Để biết chính xác nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai là gì, bạn cần tới bệnh viện thăm khám cụ thể.
Chuyên gia cho biết đau đầu khi mang thai có sao không?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu hiện nay, chứng đau đầu khi mang thai nếu ở mức độ nhẹ, có thể xuất hiện nhiều nhưng cũng nhanh chóng dứt cơn sẽ không đáng lo ngại. Khi này, sức khỏe của cả 2 mẹ con đều không bị tác động tiêu cực, chỉ cần chú ý hơn tới vấn đề ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi sẽ cải thiện rất tốt.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị đau nhức đầu dữ dội, cơn đau kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, đau bởi bệnh huyết áp cao cần thật lưu ý. Như chúng tôi chia sẻ vừa rồi, tăng huyết áp kéo theo rất nhiều ảnh hưởng xấu ngoài chứng đau đầu, vì vậy chị em phải có biện pháp khắc phục từ sớm.
Khi này, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị hợp lý, tuyệt đối không tự mua thuốc đau đầu về uống tại nhà sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hại.
Đặc biệt, khi nhận thấy ngoài đau đầu, còn có thêm nhiều biểu hiện đáng ngờ khác dưới đây, nên lập tức cấp cứu:
- Cơn đau kéo dài và càng về sau càng nặng hơn, thậm chí ngay khi bạn đang ngủ, đau đầu cũng ập đến.
- Khuôn mặt, bàn tay, bàn chân đều sưng nề một cách bất thường.
- Có hiện tượng bị đau cứng cổ, thị giác rối loạn, xuất hiện những cơn sốt cao không kể ngày đêm.
- Khu vực vùng dưới xương sườn, vùng bụng trên của mẹ bầu có biểu hiện đau.
Xem thêm: Bệnh Đau Nửa Đầu Migraine: Chuyên Gia Giải Đáp Mọi Thông Tin
Chia sẻ các cách giảm đau đầu cho bà bầu
Bị đau đầu khi mang thai có rất nhiều cách cải thiện khác nhau. Đối với những người có bệnh lý gây đau đầu, sử dụng bất cứ loại thuốc nào đều phải có sự chỉ định của các bác sĩ. Chị em tuyệt đối không tự dùng các loại thuốc giảm đau vì nguy cơ xảy ra tác dụng phụ rất cao.
Theo đó, có một số biện pháp cải thiện không dùng thuốc được sử dụng rất phổ biến hiện nay gồm:
Thực hiện chườm ấm hoặc lạnh
Với cách chườm ấm hoặc lạnh, cơn đau đầu khi mang thai cũng như người bình thường bị đau đều có thể thuyên giảm rõ rệt.
Với chườm nóng, các mạch máu bị thu hẹp có thể giãn nở tốt hơn, giúp máu dễ dàng vận chuyển tới khắp các vị trí cơ thể, đặc biệt vùng đầu. Các cục máu xuất hiện trong mạch được loại bỏ, từ đó cơn đau đầu dịu đi đáng kể.
Trong khi đó, mạch máu mở quá rộng cũng là điều không tốt, gây ra tình trạng đau nửa đầu dai dẳng, dữ dội, cơn đau xuất hiện liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi đó, chườm lạnh là cách phù hợp để người mang thai sử dụng.
Bạn hãy dùng khăn bông sạch, nhúng vào nước lạnh hoặc nước nóng rồi đắp lên trán. Khi này, tình trạng đau nhức nhanh chóng dịu đi, các cơn đau không còn nghiêm trọng, cơ thể dễ chịu và thoải mái hơn.
Sử dụng tinh dầu oải hương
Tinh dầu oải hương từ lâu đã được sử dụng nhiều với mục đích tạo giấc ngủ ngon, an thần, cải thiện tâm trạng, hạn chế những lo lắng căng thẳng, giảm đau đầu với hương thơm dịu nhẹ, dễ chịu. Dựa vào thành phần linalool, linalyl acetate, oải hương sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả đối với hệ thần kinh viền limbic để từ đó đẩy lùi cơn đau nhanh chóng, dễ dàng. Khi phụ nữ có bầu sử dụng tinh dầu này thường xuyên, bạn sẽ thấy việc ăn ngủ tốt hơn rất nhiều.
Đẩy lùi đau đầu khi mang thai với massage
Bà bầu đau đầu phải làm sao? Bạn có thể dùng phương pháp massage để tác động lên các cơ, hệ thống thần kinh cũng như quá trình vận chuyển máu, oxy đi khắp cơ thể. Khi này, chúng ta nên áp dụng những động tác xoa bóp nhẹ nhàng cho vùng cổ, vai gáy, lưng, thái dương, đầu, có thể thực hiện đều đặn hàng ngày để giảm đau cũng như hạn chế đau nhức đầu tái phát.
Xông hơi thảo dược
Xông hơi là liệu pháp dùng được cho cả người bình thường và người có thai. Từ lâu dân gian ta đã có không ít thảo dược được sử dụng để nấu nước xông trị đau đầu, cảm cúm cho hiệu quả rất cao, an toàn với cơ thể. Với cách làm này, các chị em đang có bầu còn giảm được các biểu hiện của bệnh viêm xoang khá tốt.
Bạn hãy dùng lá sả, tía tô, chanh, rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu sôi khoảng 10 phút. Đổ nước xông ra chậu sạch, sau đó trùm khăn kín đầu và xông cho tới khi nước nguội. Lưu ý không để mặt quá gần chậu nước vì có thể bị bỏng hơi nóng.
Tập yoga, ngồi thiền
Khi mang thai, các chị em hoàn toàn có thể ngồi thiền hoặc tập yoga bầu để làm giảm các cơn đau đầu cũng như đau nhức xương khớp do áp lực chèn ép từ thai nhi. Tuy nhiên, bạn không nên tự tập tại nhà khi chưa biết kỹ thuật, tốt nhất hãy tới các trung tâm để được hướng dẫn chi tiết, đảm bảo đúng tư thế, không gây hại cho em bé.
Cách vận động cơ thể này hỗ trợ máu lưu thông tốt, thư giãn các cơ, tạo sự thoải mái, thư thái trong tinh thần. Từ đó đau đầu chóng mặt buồn nôn sẽ được đẩy lùi thật tốt.
Luôn uống đủ nước
Khi mang thai, các chị em đi vệ sinh khá nhiều do thận và bàng quan bị chèn ép. Điều này khiến nhiều người ngại uống nước, uống rất ít mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nước có rất nhiều tác động tới sức khỏe của não bộ, quá trình vận chuyển máu, oxy cùng các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ làm giảm đau đầu, cân bằng quá trình tổng hợp và chuyển hóa các vitamin, khoáng chất, enzyme và protein được cơ thể nạp vào hàng ngày.
Uống trà gừng
Từ lâu trà gừng đã là phương pháp giảm đau đầu hiệu quả được dân gian ta sử dụng rộng rãi. Trong gừng có nhiều hoạt chất như: Zingiberol, Zingiberene, Borneol, Citral, Methyl Heptenone, Gingerols, giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn đau, chống viêm, kích thích Serotonin tăng thêm để có thể đẩy lùi đau đầu và đau nửa đầu hiệu quả, giảm co thắt mạch máu an toàn. Hơn nữa, trà gừng còn giúp làm ấm bụng, loại bỏ cảm giác buồn nôn, choáng váng rất tốt. Vì vậy, khi bị đau đầu, phụ nữ mang thai có thể uống 1 cốc trà gừng ấm.
Bà bầu bị đau đầu buồn nôn nên ăn uống thế nào?
Chế độ dinh dưỡng có thể góp phần cải thiện đau đầu, hạn chế cơn đau tái phát rất tốt cho các chị em mang thai. Hơn nữa, bổ sung thực phẩm đúng cách còn giúp nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Hiện nay, các chuyên gia đang có những lời khuyên hữu ích về nhóm thực phẩm nên và không nên dùng cho mẹ bầu như sau:
Đau đầu khi mang thai nên ăn gì?
Các thực phẩm chứa nhiều omega-3, vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên là gợi ý rất tốt cho mẹ bầu.
Cá hồi
Để bổ sung lượng omega 3 dồi dào cho cơ thể, cá hồi là gợi ý rất phù hợp cho mẹ bầu, cung cấp dưỡng chất cho cả 2 mẹ con, giúp kháng viêm, giảm đau, tăng cường sức khỏe tổng thể hiệu quả. Cá hồi cũng có hương vị thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vậy nên bạn hãy sử dụng thường xuyên.
Rau chân vịt
Trong số các loại rau xanh được khuyến khích sử dụng hiện nay, rau chân vịt vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu để cung cấp các vitamin A, D, E, K. Ngoài ra, từ lâu khoa học đã nhận thấy rằng, nguồn omega 3 có trong rau chân vịt không hề nhỏ, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ. Khi cơ thể có đủ các dưỡng chất này, bà bầu sẽ giảm đau đầu rõ rệt, cơ thể khỏe mạnh hơn, sức đề kháng cũng luôn ở mức ổn định để ngăn chặn nhiều vấn đề bệnh lý khác.
Bông cải xanh
Khi mang thai, các chị em rất dễ bị thiếu sắt, từ đó gây ra thiếu máu, đau đầu, cơ thể mệt mỏi ốm yếu. Với tình trạng này, chúng ta ngoài các thực phẩm chức năng có sắt ra, bạn có thể dùng thêm bông cải xanh (súp lơ xanh) để cung cấp sắt tự nhiên. Qua đó, cơn đau đầu ít xảy ra hơn và còn được nạp thêm nhiều vitamin khác đi kèm có trong rau.
Củ gừng
Ngoài cách dùng trà gừng để trị đau đầu, trong bữa ăn hàng tuần, bạn có thể thêm vào một chút gia vị gừng cho món ăn. Nhờ vậy bữa cơm sẽ có hương vị hấp dẫn hơn, giảm cơn đau đầu buồn nôn, làm ấm bụng, hạn chế mệt mỏi, căng thẳng đầu óc.
Quả anh đào
Vì sao chị em đang có thai nên ăn quả anh đào? Lý giải cho vấn đề này, các bác sĩ chia sẻ rằng, trong anh đào, lượng anthocyanin – chất chống oxy hóa đo được tương đối dồi dào, cùng với đó là thành phần melatonin có tác dụng bổ trợ sức khỏe cho não bộ, nâng cao chất lượng giấc ngủ, hạn chế căng thẳng thần kinh. Do đó, các mẹ bầu có thể dùng anh đào làm đồ ăn tráng miệng, ăn vặt trong ngày rất tốt.
Ăn khoai tây
Đau đầu khi mang thai cũng nên bổ sung thêm khoai tây vào thực đơn để làm giảm cảm giác khó chịu. Khoai tây cung cấp potassium giúp giảm cơn đau một cách an toàn, hiệu quả. Bạn có thể ăn 2 – 3 bữa khoai tây trong tuần. Nhưng tuyệt đối không dùng bất cứ củ khoai nào có mầm vì chất solanin sẽ có nguy cơ làm sảy thai rất nguy hiểm.
Uống sữa tươi
Nhiều chị em không biết rằng, đau đầu có thể xảy ra khi lượng canxi trong cơ thể quá thấp. Các chuyên gia khuyến cáo, nên uống 2 cốc sữa tươi mỗi ngày để bổ sung đầy đủ canxi và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ cùng thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thêm sữa chua nhằm gia tăng lợi khuẩn, hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
Cần kiêng ăn gì khi bị đau đầu trong giai đoạn mang thai?
Khi có bầu, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với các loại thực phẩm, sử dụng sai loại, sai cách hoàn toàn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tức thì cho cả mẹ và bé. Đặc biệt với những chị em thường bị đau đầu, nên chú ý tránh dùng những thực phẩm dưới đây.
Các đồ ăn nhiều gia vị bột ngọt, đường hóa học
Bột ngọt và đường hóa học là 2 thành phần dễ kích thích cơn đau đầu, tạo ra nhiều áp lực ở hệ thống thần kinh, làm căng cơ, quá tải hoạt động bài tiết ở thận, gan,… Khi bạn sử dụng thường xuyên các món ăn lạm dụng bột ngọt, các thực phẩm kem, bánh kẹo, nước ngọt đều sẽ là yếu tố gia tăng đau đầu khi mang thai và cả tiểu đường thai kỳ.
Nhóm đồ ăn chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn ví dụ như xúc xích, thịt hun khói, thịt nguội, lạp xưởng,… là các món ăn có chứa lượng nitrit rất cao. Thành phần này sẽ gây đau đầu bởi mạch máu bị co thắt, cơ thể tích tụ nhiều độc tố, làm gia tăng cơn đau đầu cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hơn nữa, chúng cũng đồng thời có chứa lượng gia vị muối, đường, các chất bảo quản và tạo mùi, tạo vị khá cao. Các mẹ bầu hãy hạn chế tối đa việc sử dụng, thậm chí kiêng hoàn toàn.
Đồ uống có cồn
Đau đầu khi mang thai kiêng gì? Bạn cần tránh dùng đồ uống có cồn. Các loại bia, rượu đều kích thích tới hệ thần kinh, làm thận, gan và những cơ quan nội tạng khác phải hoạt động nhiều hơn để bài tiết, tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận và gan. Khi uống bia rượu, mẹ bầu không chỉ gặp nhiều ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe, thai nhi cũng chịu rất nhiều tác động, cản trở quá trình phát triển cả về thể chất và trí tuệ của con.
Cà phê
Chắc chắn không thể bỏ qua cà phê trong danh sách các thực phẩm, đồ uống mẹ bầu bị đau đầu cần kiêng. Cà phê tuy có khả năng tạo sự tỉnh táo tinh thần, nhưng chúng cũng là chất gây mất ngủ, đau nhức đầu nhiều hơn khi bạn thường xuyên sử dụng. Cà phê khi nạp vào cơ thể người mang thai còn là yếu tố gây sảy thai, sinh sớm khá cao. Do đó, dù đây là thức uống rất hấp dẫn nhưng các chị em hãy gạt bỏ hoàn toàn để đảm bảo an toàn.
Biện pháp phòng chống đau đầu khi mang thai hiệu quả
Ở trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, sẽ rất khó để chúng ta ngăn chặn các cơn đau đầu. Vì ngoài vấn đề bệnh lý sẵn có, sức khỏe kém, những thay đổi trong nội tiết là nguyên do tác động rất lớn tới đau đầu. Nhưng chúng ta vẫn có những biện pháp nhỏ để có thể giảm mức độ cũng như tần suất xuất hiện của tình trạng này như sau:
- Nghỉ ngơi hợp lý: Có giấc ngủ đầy đủ và khoa học sẽ quyết định rất nhiều tới việc ngăn chặn đau đầu. Các chị em nên cố gắng đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ, tránh thức khuya thường xuyên sẽ gây suy giảm sức khỏe, tăng thêm áp lực lên hệ thống thần kinh, dễ bị mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm.
- Không gian ở trong lành, sạch sẽ: Không khí luôn sạch, trong lành, dễ chịu sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ bầu. Bạn không nên bố trí không gian sinh hoạt bí bách, không khí lưu thông kém, nhiều mùi nồng, mặc đồ bó sát gây cản trở hô hấp.
- Có chế độ ăn uống cung cấp đủ các dưỡng chất: Sử dụng nhiều rau củ xanh, các loại hoa quả, thịt tươi. Không dùng những món ăn nhiều gia vị, nhiều đường, muối hay đồ chế biến sẵn. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.
- Ăn nhiều hạt ngũ cốc: Các loại ngũ cốc rất tốt cho chị em, chúng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, axit folic, carbohydrate,… cần thiết cho cả mẹ và bé.
- Vận động nhẹ nhàng: Các bác sĩ vẫn thường đưa ra lời khuyên cho các chị em trong suốt thai kỳ đó là nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày thay vì chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ. Đây là cách ngừa đau đầu, đau mỏi xương khớp, giảm lo lắng căng thẳng cũng như nâng cao sức tổng thể. Bạn có thể chọn cách tập thở, yoga bầu, đi bộ đường ngắn, ngồi thiền, bơi lội nhẹ nhàng,…
- Hạn chế tiếng ồn và ánh sáng cường độ cao: Tránh tiếp xúc với những nơi có tiếng ồn lớn từ loa đài, nguồn ánh sáng mạnh, các khu vực công trường, nhiều máy móc thi công.
- Thư giãn: Có thể thư giãn hàng ngày bằng việc đọc sách, nghe nhạc không lời sẽ giúp tinh thần thư thái cũng như kích thích sự phát triển trí tuệ cho thai nhi.
- Chủ động thăm khám: Khi gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe, nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để thăm khám sớm. Tránh chủ quan xem nhẹ có thể dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Đau đầu khi mang thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé. Theo đó, mẹ bầu cần có các biện pháp cải thiện phù hợp, lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia để cải thiện hiệu quả, an toàn. Ngoài ra, chú ý loại bỏ các thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học để có một thai kỳ thật khỏe mạnh, bé phát triển tốt, hạn chế ốm đau bệnh tật cho cả hai mẹ con.
Thông tin quan trọng:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!