Đau Đầu Sau Tai Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau đầu sau tai được xếp vào nhóm đau không phổ biến, tuy nhiên việc nắm rõ các kiến thức về bệnh sẽ giúp chúng ta có biện pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả hơn. Để biết bệnh xảy ra do đâu, có mức độ biểu hiện thế nào và đâu là cách chữa tốt nhất, bạn đọc hãy xem ngay chia sẻ dưới đây.

Đau đầu sau tai là gì?

Đau đầu sau tai tuy không có tỷ lệ người bệnh mắc phải nhiều như những thể đau đầu khác, nhưng lại là bệnh lý không thể chủ quan xem nhẹ vì có sự liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe hiện nay.

Đây là bệnh gây ra những biểu hiện đau nhức đầu ở khu vực sau tai, có thể là đau đầu sau tai trái hoặc phải, ngoài ra cũng có thêm những triệu chứng đi kèm khác tùy theo mức độ đau của từng người. Bệnh cũng sẽ khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó để có thể điều trị hiệu quả, người bệnh bắt buộc cần tới các cơ sở y tế thăm khám theo đúng hướng dẫn.

Đau đầu sau tai có thể xảy ra ở bên phải hoặc trái
Đau đầu sau tai có thể xảy ra ở bên phải hoặc trái

Bị đau đầu sau tai do những nguyên nhân nào?

Vùng đầu sau tai bị đau nhức xuất phát từ một số bệnh lý liên quan tới hệ thống tai mũi họng là chủ yếu. Ngoài ra, cũng có thể bởi các dây thần kinh quanh khu vực này bị tổn thương. Hiện nay, các chuyên gia hàng đầu đã đưa ra những nguyên nhân gây bệnh cụ thể như sau:

Viêm dây thần kinh chẩm

Dây thần kinh chẩm bắt đầu từ đốt sống cổ C2 và C3, chạy dọc lên trên và có sự tác động trực tiếp tới khu vực gáy. Nếu dây thần kinh chẩm bị tổn thương sẽ gây ra đau dây thần kinh chẩm và từ đó xuất hiện các cơn đau đầu sau tai.
Với các trường hợp đau sau tai do viêm dây thần kinh chẩm, bệnh nhân có thể đau ở cả hai bên đầu nhưng đa số vẫn xảy ra ở một bên nhất định. Cơn đau thường sẽ biểu hiện với các đợt liên tục, bệnh nhân sẽ thấy đau lan dọc trên đầu và có lúc đau theo nhịp như nhịp mạch đập. Cũng có không ít bệnh nhân ngoài đau đầu sau tai còn bị đau ở vùng lưng, cổ, đau khu vực sau mắt và cả ở trán.

Hiện nay, do chưa thật sự hiểu rõ về đau đầu ở sau tai nên nhiều người vẫn nhầm lẫn đây là tình trạng đau nửa đầu, từ đó dẫn tới việc tự mua thuốc về chữa trị tại nhà nhưng bệnh không thuyên giảm.

Rối loạn khớp thái dương hàm gây đau đầu sau tai

Hiện nay, tỷ lệ người mắc rối loạn khớp thái dương hàm gây ra đau đầu ở sau tai khá cao. Bệnh lý này còn được gọi với tên là hội chứng TMJ, tức là chỉ tình trạng khớp hàm bị chấn thương, trật, viêm khớp gây cản trở quá trình mở miệng, khi cử động cơ miệng sẽ thấy tiếng kêu rất rõ ràng.

Khi bệnh nhân cử động phần hàm sẽ có cảm giác đau hàm, ăn uống khó khăn, cùng với đó là tình trạng đau nhức ở khu vực sau tai. Cơn đau có mức độ nặng hoặc nhẹ sẽ tùy thuộc vào tình trạng rối loạn khớp.

Nhiều người đau nhức đầu sau tai do rối loạn khớp thái dương hàm
Nhiều người đau nhức đầu sau tai do rối loạn khớp thái dương hàm

Bệnh viêm xương chũm

Nếu phần xương chũm (nằm sau tai) bị các loại vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm sẽ dẫn tới nhiễm trùng tai giữa, đau đầu sau tai rất khó chịu, làm người bệnh mệt mỏi, ăn uống và nghỉ ngơi đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê gần đây, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trưởng thành.

Ngoài triệu chứng đau nhức vùng đầu ở sau tai, bệnh nhân viêm xương chũm còn bị sưng đỏ tai, chảy ra khá nhiều dịch, gây suy giảm khả năng thính giác, sốt cao khá nghiêm trọng. Bệnh lý này cần phải điều trị ngay khi phát hiện.

Bệnh liên quan tới nha khoa

Có thể bạn chưa biết, đau đầu sau tai hoàn toàn có thể xảy ra bởi các bệnh lý liên quan tới nha khoa. Trong đó nổi bật nhất là áp xe răng. Người bệnh sẽ có những cơn đau nhức ở sau vành tai với diễn biến đau nhói rất khó chịu, cơn đau có thể kéo dài tới vài ngày liên tục. Cùng với đó, việc ăn uống cũng bị cản trở, giảm khả năng nhai thức ăn, hơi thở có mùi và nướu sưng đau.

Áp xe răng có thể dẫn tới đau nhức đầu sau tai
Áp xe răng có thể dẫn tới đau nhức đầu sau tai

Đau đầu sau tai có biến chứng gì không?

Nhiều người khá chủ quan khi mắc đau đầu sau tai, chậm trễ điều trị hoặc tự áp dụng các bài thuốc tại nhà khi chưa có sự tư vấn từ các bác sĩ. Về lâu dài, bệnh nhân hoàn toàn có nguy cơ gặp phải những biến chứng khá đáng lo ngại như:

  • Các tổn thương viêm nhiễm có thể lây lan mạnh trong hệ thống tai mũi họng, thậm chí làm nhũn xương.
  • Ống tai bị thu hẹp, thủng màng nhĩ gây mất khả năng nghe của người bệnh.
  • Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có nguy cơ bị đe dọa tới tính mạng.

Kết luận chung rằng, đau đầu sau tai là bệnh lý cần đặc biệt quan tâm, dù không có tỷ lệ mắc cao như những loại đau đầu khác nhưng có khả năng gây tử vọng, làm sức khỏe người bệnh suy giảm nhiều. Do đó, việc chữa trị ngay từ sớm khi thấy các triệu chứng nghi ngờ của bệnh là rất cần thiết để đạt được hiệu quả phục hồi cao nhất.

Tìm hiểu: Bệnh Đau Nửa Đầu Migraine: Chuyên Gia Giải Đáp Mọi Thông Tin

Bệnh nhân nên đi thăm khám khi nào?

Trong một số trường hợp, chúng ta có thể bị đau đầu sau tai ở mức độ nhẹ, cơn đau tự dứt và rất hiếm khi xảy ra, sẽ chưa thật sự cần thiết thăm khám. Nhưng nếu bạn phát hiện có những triệu chứng dưới đây cần phải lập tức tới bệnh viện để kiểm tra cụ thể, tránh tâm lý để bệnh tự khỏi sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng.

  • Có các cơn đau nhức đầu sau tai ngày càng nặng hơn, nghiêm trọng hơn, đau một cách đột ngột bất cứ thời điểm nào trong ngày.
  • Bệnh nhân bị cứng hẳn một bên hàm, xuất hiện co giật, dễ bị đãng trí và tính cách trở nên nóng nảy cáu gắt vô cớ.
  • Thường bị buồn nôn, nôn, sốt cao, cân nặng sụt giảm một cách bất thường.
Bệnh nhân cần đi thăm khám khi thấy cơn đau đầu xuất hiện ngày càng nặng
Bệnh nhân cần đi thăm khám khi thấy cơn đau đầu xuất hiện ngày càng nặng

Phương pháp chẩn đoán

Để đưa ra được kết luận chính xác nhất về nguyên nhân cũng như phác đồ chữa trị bệnh đau đầu sau tai, bệnh nhân sẽ trải qua quá trình thăm khám, xét nghiệm cụ thể.

Các bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh nhân về những biểu hiện đau nhức trước, các tiền sử bệnh lý nếu có. Sau khi đã quan sát sơ lược bên ngoài sẽ được chỉ định kiểm tra cụ thể bên trong tai xem có xảy ra hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương hay không.

Bạn có thể sẽ cần phải thực hiện thăm khám ở các khoa thần kinh, khoa tai mũi họng với các kỹ thuật xét nghiệm gồm: Chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT, CAT, tia X,…

Khi đã có kết quả cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các biện pháp chăm sóc cơ thể, đơn thuốc phù hợp để nhanh chóng đẩy lùi đau đầu sau tai bên phải và trái.

Cách chữa đau đầu sau tai phổ biến nhất

Ngày nay, cả Tây y và Đông y đều có những liệu trình điều trị đau đầu sau tai hiệu quả. Cùng với đó, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thêm những mẹo dân gian để hỗ trợ tốt nhất cho việc chữa bệnh.

Cách điều trị trong Tây y

Đau đầu sau tai khi chữa bằng Tây y sẽ có khá nhiều kỹ thuật khác nhau, bao gồm cả việc dùng thuốc và vật lý trị liệu. Cụ thể trong từng trường hợp như sau:

  • Viêm xương chũm: Chủ yếu sẽ điều trị thông qua các loại thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu bệnh đã trải qua một thời gian nhưng không có dấu hiệu chuyển biến tốt sẽ cần phải thực hiện kỹ thuật rạch màng nhĩ hoặc là cắt xương chũm.
  • Đau dây thần kinh chẩm: Thường sẽ kết hợp cả nhóm thuốc chống viêm với giảm đau để cho tác dụng tốt nhất, ngoài ra trong một vài ca bệnh sẽ có sự yêu cầu sử dụng thuốc giãn cơ và phong bế thần kinh. Nếu đã dùng những thuốc này nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả điều trị như mong đợi, sẽ cần tiêm corticosteroid. Để hỗ trợ cho bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, các bác sĩ cũng khuyến khích nên thực hiện các liệu pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, thiền định và liệu pháp nhiệt.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Khi mắc rối loạn khớp thái dương hàm, trước tiên bệnh nhân cần phải bỏ ngay thói quen nghiến răng. Bên cạnh đó, sẽ có các loại thuốc chống viêm, giãn cơ, giảm đau, tiêm corticosteroid được chỉ định. Ngoài ra, có sự can thiệp bằng phẫu thuật mở khớp, nội soi, chọc khớp và kết hợp với vật lý trị liệu.
Các loại thuốc Tây dùng theo từng trường hợp bệnh lý cụ thể
Các loại thuốc Tây dùng theo từng trường hợp bệnh lý cụ thể

Mẹo dân gian hỗ trợ giảm đau đầu sau tai

Có khá nhiều mẹo dân gian có thể áp dụng cho người bị đau nhức đầu sau tai cải thiện bệnh lý ngay tại nhà. Các cách làm nhìn chung đều đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm và có hiệu quả tương đối tốt. Ví dụ như:

  • Ăn tỏi sống: Tỏi là vị thuốc kháng viêm, chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên đã được y học ghi nhận. Do đó, trị đau đầu bằng tỏi sẽ cho khả năng loại bỏ các vi khuẩn gây viêm nhiễm, giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức ở đầu và trong tai. Bạn hãy ăn 1 – 2 tép tỏi sống hàng ngày khi xuất hiện cơn đau đầu.
  • Chườm lạnh: Có thể chườm lạnh để làm tê liệt tạm thời các cơ và dây thần kinh đang tổn thương, giảm việc truyền dẫn cảm giác đau tới não bộ và làm dịu các khu vực bị sưng tấy. Bạn hãy cho đá lạnh vào một khăn vải sạch rồi chườm nhẹ nhàng lên khu vực sau tai khoảng 20 phút. Ngay lập tức cảm giác đau nhức sẽ giảm đi rõ rệt.
  • Chườm nóng: Cùng với chườm lạnh, bệnh nhân có thể tham khảo cả cách chườm nóng. Đây là biện pháp giúp máu lưu thông quanh khu vực cổ, sau tai và đầu tốt hơn, giảm cơn đau tại chỗ và giúp giãn cơ. Bệnh nhân hãy dùng khăn bông sạch để nhúng vào nước ấm, vắt cho hết nước rồi chườm lên tai cho tới khi khăn nguội hẳn.
  • Kê cao gối khi nằm: Thông thường, khi nằm ngủ, những người bị đau đầu sau tai sẽ thấy rất khó chịu, cảm giác cơn đau tăng nặng hơn khi nằm ngửa. Do vậy, bạn nên kê cao gối khi nằm sẽ giúp vùng tai không bị các áp lực chèn ép, cơn đau cũng sẽ dịu đi.
Tỏi sống có thể giảm đau khá tốt
Tỏi sống có thể giảm đau khá tốt

Thuốc Đông y

Chữa đau đầu sau tai cũng có thể dùng thuốc Đông y để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thuốc Đông y tuy cần có thời gian nhất định để có thể thấy được tác dụng rõ rệt nhất nhưng đổi lại thuốc an toàn, lành tính nhờ nguồn dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên. Bài thuốc cũng có thể dùng cho nhiều đối tượng bệnh nhân, vừa giúp trị bệnh vừa bồi bổ khí huyết, hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể.

Những bài thuốc Đông y trị đau đầu ở sau tai thường dùng gồm có:

Bài thuốc 1

  • Vị thuốc: Bạch thược, chỉ thực, cam thảo, trạch tả, đẳng sâm, thạch xương bồ, trần bì, bán hạ chế, địa long, trúc nhự.
  • Cách dùng: Bài thuốc sắc cùng 800ml nước, khi sắc xong sẽ chia thuốc thành 3 bữa để uống đều đặn mỗi ngày.

Bài thuốc 2

  • Vị thuốc: Phục linh, thục địa, sơn thù, câu kỷ tử, sơn dược, trạch tả, bạch cúc hoa, đan bì.
  • Cách dùng: Thuốc được tán thành bột thật mịn để uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 8g pha cùng nước.

Bài thuốc 3:

  • Vị thuốc: Phụ tử, sơn thù, nhục quế, thỏ tỷ tử, hoài sơn, quy đầu, lộc giác, đỗ trọng, thục địa, kỷ tử.
  • Cách dùng: Thuốc cũng đem tán làm bột mịn, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 4g.
Thuốc Đông y được nhiều người chọn dùng hiện nay
Thuốc Đông y được nhiều người chọn dùng hiện nay

Đau đầu sau tai nên ăn gì và kiêng gì?

Ngoài áp dụng các loại thuốc điều trị, bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm có lợi và tránh đồ ăn gây hại để cơ thể có thể hồi phục nhanh, giảm đau đầu hiệu quả. Cụ thể như sau:

Đau đầu sau tai nên ăn các thực phẩm:

  • Quả bơ: Bơ chứa nhiều Zeaxanthin cùng Lutein giúp giảm đau đầu, hạn chế tái phát đau nhức và còn tốt cho hệ tim mạch.
  • Khoai lang: Vitamin B1, C cùng kali trong khoai lang sẽ giúp giảm đau, hạn chế căng thẳng, mất bình tĩnh.
  • Chuối: Trong chuối có chứa Alkaloid, vitamin B6, Tryptophan cho khả năng đẩy lùi các căng thẳng thần kinh, kích thích serotonin sản sinh để hạn chế lo lắng stress.
  • Cá hồi: Cung cấp omega 3 rất cần thiết cho sức khỏe của não bộ, ngăn chặn tình trạng ngưng tụ tiểu cầu, chống viêm và làm giảm cơn đau rất tốt.
  • Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều vitamin B giúp giảm cơn đau đầu, đau nửa đầu, kích thích tiêu hóa, tăng cường nhiều lợi khuẩn cho cơ thể. Vì vậy bạn có thể ăn 1 hũ sữa chua mỗi ngày.
  • Cải bó xôi: Magie và vitamin B2 trong cải bó xôi giúp đẩy lùi cơn đau đầu, cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe đã được khoa học xác nhận.

Thực phẩm nên kiêng:

  • Các loại xúc xích, thịt nguội: Nhóm thực phẩm này chứa rất nhiều Tyramine gây kích thích đau đầu, nitrat gây gia tăng giải phóng oxit nitric làm giãn mạch máu não, từ đó khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Cà phê: Cà phê tuy giúp tinh thần tỉnh táo nhưng cũng là yếu tố kích thích cơn đau đầu sau tai trở nên nghiêm trọng hơn, làm bệnh khó thuyên giảm dù đã sử dụng nhiều loại thuốc.
  • Đồ ăn lên men: Chứa khá nhiều Tyramine tương tự như nhóm thịt nguội. Vì vậy bạn nên tránh ăn kim chi, kombucha, dưa muối, đậu ngâm.
Nên bổ sung rau cải bó xôi sẽ rất tốt cho sức khỏe
Nên bổ sung rau cải bó xôi sẽ rất tốt cho sức khỏe

Cách ngăn ngừa đau đầu sau tai hiệu quả

Cơn đau đầu sau tai có thể hạn chế tốt khi bạn áp dụng những biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Tránh ngồi nghịch điện thoại hay ngồi trước máy tính làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, cần có thời gian đứng dậy nghỉ ngơi, đi lại để thư giãn đầu óc và xương khớp.
  • Khi ngồi cần tránh cúi gằm đầu và cổ sẽ gây tổn thương cho dây thần kinh và đốt sống cổ.
  • Hạn chế các căng thẳng thần kinh, stress, nên tập luyện thể dục thể thao, thư giãn với các bộ môn yoga, ngồi thiền.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều chất chống oxy hóa sẽ rất tốt cho sức khỏe tổng thể.
  • Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh tình trạng thường xuyên thức khuya nghịch điện thoại.

Đau đầu sau tai là bệnh lý không thể xem nhẹ, phải điều trị dứt điểm ngay khi phát hiện các triệu chứng. Bệnh nhân cần chủ động thăm khám và hãy tuân thủ theo đúng chỉ dẫn chữa trị của các bác sĩ cho tới khi bệnh đã khỏi hẳn.

Có thể bạn quan tâm:

4.5/5 - (2 votes)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua