Đau Đầu 2 Bên Thái Dương: Nguyên Nhân, Cách Chữa Hiệu Quả
Bị đau đầu 2 bên thái dương mang những cơn đau đặc trưng ở khu vực thái dương, đau buốt nhói và rất dễ diễn ra thường xuyên. Đối với tình trạng này, chúng ta cần biết được các nguyên nhân cụ thể, từ đó tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp. Không nên chủ quan để bệnh ngày càng nặng sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng cản trở cho công việc, học tập cũng như sức khỏe nói chung.
Đau đầu 2 bên thái dương là bệnh gì?
Theo tiếng Anh, đau đầu 2 bên thái dương được gọi là bệnh Temple Headache. Đánh giá từ y học hiện đại cho biết, đây không phải bệnh lý quá nguy hiểm như nhiều thể đau đầu khác, nhưng người bị không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống thường nhật.
Cơn đau đầu thái dương phải hoặc trái có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong ngày nhưng phần lớn sẽ xuất hiện trong lúc sáng sớm, khi bạn đang ngủ say. Lúc này giấc ngủ bị gián đoạn, làm chúng ta bị tỉnh giấc giữa chừng và sẽ rất khó ngủ lại sau đó.
Về mức độ đau, quanh đầu sẽ có cảm giác đau âm ỉ nhưng thái dương sẽ bị đau buốt, cảm nhận khá rõ cơn đau chạy theo từng đường động mạch. Có trường hợp bệnh nhân chỉ đau nhức trong ít phút, cũng có người khó chịu tới vài giờ.
Nguyên nhân bị đau đầu 2 bên thái dương
Về nguyên nhân khởi phát cơn đau đầu 2 bên thái dương, có thể xảy ra sau khi bạn gặp phải các chấn thương tại vùng đầu hoặc do các bệnh lý khác liên quan tới não bộ gây ra. Trong đó, chủ yếu nhất phải kể tới gồm:
Đau nửa đầu Migraine
Khi bị đau nửa đầu Migraine, gần như mọi người bệnh đều bị đau kèm ở hai bên thái dương. Khi này, cơn đau thể hiện rất rõ rệt với các triệu chứng đi kèm gồm nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, khi quay đầu hoặc lắc đầu đều thấy đau choáng váng. Ngoài ra có bệnh nhân còn bị nôn, buồn nôn, chân tay mất sức lực, không giữ được thăng bằng.
Đau đầu 2 bên thái dương do căng thẳng thần kinh
Những người chịu nhiều áp lực căng thẳng thần kinh rất dễ gặp phải đau nhức đầu hai bên thái dương. Cơn đau thậm chí còn lan khắp đầu với những đợt đau nhức vô cùng khó chịu. Đồng thời, bệnh nhân sẽ bị hoa mắt, buồn nôn, nặng nhất là chảy nước mắt, đỏ mắt, giảm thị lực.
Đau nhức sau chấn thương
Đây là một nguyên nhân khá nghiêm trọng bạn cần đặc biệt lưu ý. Sau khi vùng đầu xảy ra các sang chấn, các va chạm mạnh, nếu thấy xuất hiện cơn đau ở hai bên thái dương, mất ý thức, rối loạn nhận thức, trí nhớ sụt giảm, khả năng phát âm bị hạn chế cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị để tránh xảy ra những di chứng nghiêm trọng.
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên, đau đầu ở hai bên thái dương còn có thể xuất hiện khi người bệnh mắc các vấn đề sau: Bệnh viêm màng não, xuất huyết nội, viêm tế bào mạch máu lớn, viêm mạch máu thái dương và khớp hàm xảy ra bất thường.
Khi nào người bệnh cần thăm khám?
Nhiều người nghĩ rằng, đau đầu 2 bên thái dương không nhất thiết phải đi thăm khám nhưng thực tế chúng ta không được chủ quan. Dù cơn đau không xảy đến thường xuyên, mức độ không nghiêm trọng nhưng bạn cần tới bệnh viện kiểm tra để chắc chắn bản thân đang không gặp vấn đề nào đe dọa tới sức khỏe.
Đặc biệt ở những bệnh nhân xuất hiện đau đầu bất ngờ, cơn đau diễn biến xấu đi trong thời gian ngắn, cơ thể sốt, không thể đứng vững, cổ và vai gáy bị đau theo cần nhanh chóng đến cơ sở y tế. Khi này, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm hiểu nguyên do khởi phát, có biện pháp chữa trị kịp thời.
Tham khảo: Ngủ Trưa Dậy Bị Đau Đầu Do Đâu? Khắc Phục Bằng Cách Nào?
Cách chữa đau đầu 2 bên thái dương
Đau đầu giật 2 bên thái dương có rất nhiều cách điều trị khác nhau và cũng cần dựa vào nguyên nhân khởi phát bệnh. Đối với những người đau do căng thẳng, khi thay đổi lại thói quen sinh hoạt, làm việc, phân chia thời gian nghỉ ngơi hợp lý sẽ thuyên giảm tốt. Trong khi đó, người bị đau do bệnh lý gây ra cần có các phương pháp điều trị mạnh hơn.
Đối với tình trạng đau nhức này, bệnh nhân có thể chọn một trong các cách điều trị sau:
Cách giảm đau đầu 2 bên thái dương bằng thuốc Tây
Khi chữa đau đầu ở hai bên thái dương, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp, có thể dùng 1 hoặc nhiều nhóm thuốc kết hợp với nhau.
Ví dụ như:
- Nhóm thuốc kháng viêm NSAIDs: Meloxicam, Celecoxib, Ibuprofen,…
- Thuốc có tác dụng giảm đau giãn cơ: Tolperisone, Eperisone,…
- Thuốc giảm đau dây thần kinh: Pregabalin, Topiramate, Gabapentin,…
- Thuốc làm giảm cơn đau và hạ sốt: Alaxan, Efferalgan, Paracetamol,…
- Nhóm chống trầm cảm: Amitriptylin, Sertraline,…
Ngoài ra, ở các trường hợp cụ thể sau, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm một số thuốc như:
- Đau nửa đầu Migraine: Aspirin, Acetaminophen.
- Đau đầu căng thẳng: Acetaminophen.
- Viêm động mạch thái dương: Corticosteroid.
Phương thuốc Đông y
Đau đầu bên phải thái dương hay ở bên trái cũng đều có thể dùng thuốc Đông y để đẩy lùi cơn đau, giảm tải áp lực thần kinh và giúp tuần hoàn máu lưu thông hiệu quả. Những bài thuốc này cũng có thể dùng cho nhiều đối tượng bệnh nhân, không gây ra tác dụng phụ nên rất được ưa chuộng hiện nay.
Bệnh nhân khi đau đầu 2 bên thái dương có thể dùng các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1:
- Vị thuốc: Bạch thược, uất lý nhân, sài hồ, xuyên khung, cam thảo, hương phụ, bạch chỉ, bạch giới tử, hương phụ.
- Cách uống: Thuốc sắc 1 thang mỗi ngày, lượng nước sử dụng khoảng 1 lít và sắc đến khi thuốc cạn còn ⅓ so với ban đầu. Bệnh nhân chắt thuốc uống đều đặn 3 bữa trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Vị thuốc: Bạch linh, sài hồ, bạch truật, đương quy, mạn kinh tử.
- Cách uống: Sắc thuốc với 5 bát con nước, khi nước thuốc cạn còn khoảng 2 bát sẽ lấy ra để uống nhân lúc còn ấm. Thuốc nên chia thành 3 bữa và những bữa còn lại hãy hâm lại trước khi dùng.
Bài thuốc 3:
- Vị thuốc: Hoàng cầm, mạn kinh tử, đương quy, độc hoạt, xuyên khung, thương truật, phòng phong, can khương.
- Cách uống: Sử dụng 1 lít nước để sắc thuốc, phần nước thuốc thu về khoảng 1 bát con và uống hết trong ngày.
Một số mẹo trị đau đầu
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây hoặc Đông y, nếu bệnh đau đầu 2 bên thái dương ở thể nhẹ, người bệnh có thể tham khảo thêm các mẹo giảm đau đơn giản tại nhà như sau:
- Massage: Các kỹ thuật massage đầu và vai gáy sẽ hỗ trợ hoạt động của tuần hoàn máu, hạn chế đau mỏi, giảm tải áp lực tại hệ thống dây thần kinh. Đặc biệt những ai làm việc văn phòng sử dụng vi tính nhiều nên áp dụng thường xuyên.
- Uống trà gừng: Gingerol trong gừng là một hoạt chất kháng viêm, giảm đau rất nổi bật, được y học hiện đại và Đông y ghi nhận trong rất nhiều tài liệu nghiên cứu. Uống 1 tách trà gừng ấm giúp đẩy lùi nhanh cơn đau, tạo sự thư giãn cho tinh thần và giảm cảm giác buồn nôn một cách rõ rệt.
- Chả trứng ngải cứu: Từ lâu ngải cứu đã nổi tiếng với công dụng giảm đau đầu, đau xương khớp, giúp bổ máu, lưu thông khí huyết. Vì vậy người bệnh có thể dùng ngải để làm chả trứng gà ăn mỗi tuần 2 – 3 bữa.
Cách ngăn ngừa đau đầu 2 bên thái dương
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đau đầu 2 bên thái dương, do đó chúng ta nên có những biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng này. Hiện nay, những cách được nhiều người áp dụng và cho thấy có hiệu quả tốt nhất phải kể đến như:
- Luôn có chế độ sinh hoạt thích hợp, điều độ. Bạn cần phân chia thời gian nghỉ ngơi và làm việc cân đối. Nên hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng stress dài ngày. Hãy tạo cho mình thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ để não bộ có đủ thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sau một ngày lao động. Bên cạnh đó, nên giữ cho tinh thần luôn được vui vẻ, thoải mái sẽ giúp giảm sự xuất hiện của các cơn đau.
- Chế độ ăn uống hàng ngày cần có đủ các nhóm khoáng chất, vitamin, các thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Bạn hãy ăn nhiều rau màu xanh đậm, các thực phẩm có màu đỏ, màu cam. Lựa chọn rau củ và thịt cá tươi sống để bữa ăn thật chất lượng.
- Nên hạn chế các món ăn dầu mỡ, những thực phẩm đóng hộp, đồ ăn được chế biến sẵn có lượng muối, đường, màu thực phẩm và chất bảo quản nhiều.
- Không nên uống nhiều rượu bia, cà phê và các chất kích thích.
- Duy trì uống 2 lít nước hàng ngày, có thể kết hợp cả nước lọc với nước ép hoa quả, sinh tố.
- Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể lực của bản thân. Bạn có thể chạy bộ, đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông hoặc ngồi thiền, yoga cũng rất tốt.
- Khi thấy có những dấu hiệu đau đầu bất thường, cần sớm tới bệnh viện kiểm tra thăm khám cẩn thận.
Đau đầu 2 bên thái dương do nguyên nhân nào gây ra, có các cách điều trị ra sao đã được chúng tôi chia sẻ rõ ràng trong bài viết này. Tuy nhiên, bệnh nhân khi muốn áp dụng các biện pháp trên cần tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo cho kết quả tốt, không gây hại cho sức khỏe. Tránh tự ý mua thuốc về dùng tại nhà sẽ dễ để lại nhiều tác dụng phụ rất khó khắc phục.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!