Đau Đầu Sốt Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không, Chữa Thế Nào?

Đau đầu sốt là tình trạng không còn hiếm gặp nhưng không phải ai cũng rõ nguyên nhân xảy ra do đâu và cần khắc phục như thế nào tốt nhất. Để giải đáp các thông tin chi tiết về vấn đề sức khỏe này, mời bạn đọc theo dõi bài viết cụ thể về đau nhức đầu khi sốt của chúng tôi.

Đau đầu và sốt là bệnh gì?

Ngày nay, có rất nhiều người bị đau đầu sốt đi kèm cùng lúc nhưng không biết rằng đây có thể là dấu hiệu của không ít chứng bệnh khá nghiêm trọng. Theo đó, bệnh nhân sẽ có các cơn đau đầu dữ dội và những cơn sốt cao trên 38 độ không dứt. Mức độ đau sốt sẽ tùy từng người, tùy từng bệnh lý có biểu hiện khác nhau, nhưng thường sẽ xảy ra theo diễn biến từ nhẹ tới vừa và chuyển sang nặng.

Người bệnh có thể bị đau ở một vị trí hoặc đau cả đầu, thân nhiệt tăng cao nhanh chóng, trong những trường hợp nặng còn xảy ra ngất xỉu, mất ý thức. Khi này, bệnh nhân bắt buộc tới bệnh viện thăm khám để sớm tìm ra nguyên nhân, áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời.

Đau đầu sốt là tình trạng đầu đau nhức kèm các cơn sốt nặng nhẹ tùy từng người
Đau đầu sốt là tình trạng đầu đau nhức kèm các cơn sốt nặng nhẹ tùy từng người

Chuyên gia giải đáp vì sao bị đau đầu sốt?

Theo y học nghiên cứu, đau đầu sốt nhẹ hoặc cao có thể xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân nặng nhẹ khác nhau. Trong đó, những yếu tố thường gặp nhất phải kể đến gồm có:

Bệnh cảm cúm

Thông thường, bất cứ ai bị cảm cúm đều sẽ sốt đau đầu và ho, sổ mũi, cơ thể đau nhức rã rời. Thực tế, bệnh có thể tự khỏi khi cơ thể chúng ta kịp thời sản xuất các kháng thể để ức chế sự tấn công từ virus và sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng 6 – 7 ngày.

Tuy nhiên, trong thời gian mắc bệnh, cơ thể sẽ luôn mệt mỏi khó chịu, cản trở công việc và học tập. Vì vậy, chủ yếu vẫn sẽ dùng các loại thuốc trị cảm cúm, giảm đau, hạ sốt và bổ sung các khoáng chất nâng cao đề kháng, miễn dịch.

Đau đầu và sốt có thể xảy ra bởi cảm cúm
Đau đầu và sốt có thể xảy ra bởi cảm cúm

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn sẽ gây ra sốt đau đầu ở trẻ em và cả người lớn. Đồng thời còn có thêm các triệu chứng đau nhức họng, da bị vàng, nổi hạch, phát ban và co giật. Tùy từng trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc đơn giản chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bệnh thuyên giảm.

Cơ thể mất nước do nắng nóng

Đau đầu kèm sốt sẽ xảy ra khi chúng ta ở dưới nắng quá lâu khiến cơ thể mất nước trầm trọng. Để nhận biết đau đầu sốt do mất nước, bạn có thể dựa vào các biểu hiện gồm: Đầu đau nhói, sốt cao, thân nhiệt nóng bừng, mê sảng, nhịp tim đập nhanh, co giật và nặng nhất là ngất xỉu.

Tình trạng này thực tế là phản ứng sinh lý thông thường của cơ thể, sau khi bù đủ lại lượng nước đã mất, biểu hiện đau nhức và sốt sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Nhiễm trùng xoang

Nhiễm trùng xoang cũng được xác định là một trong những nguyên do gây ra sốt đau đầu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng vẫn sẽ có cả những dấu hiệu đau răng, đau tai, mặt bị sưng phù và mũi có khá nhiều dịch đặc. Trong khi bạn có xu thế ngả người về đằng trước sẽ nhận thấy các biểu hiện đau nhức khó chịu hơn.

Thông thường, viêm xoang sẽ gây ra đau đầu sốt kèm một số biểu hiện nhưng được đánh giá không có nguy cơ gây biến chứng. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn cần áp dụng các biện pháp điều trị để hạn chế tối đa các ảnh hưởng không tốt tới sinh hoạt hàng ngày.

Nhiều bệnh nhân khởi phát sốt cao và đau đầu do nhiễm trùng xoang
Nhiều bệnh nhân khởi phát sốt cao và đau đầu do nhiễm trùng xoang

Tiêm vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể chúng ta sẽ có cơ chế sản sinh ra nhiều kháng thể để đạt hiệu quả chống các tác nhân gây hại. Do vậy sẽ khó tránh các cơn đau đầu sốt và thường diễn ra trong 1 – 2 ngày đầu sau tiêm.

Viêm não gây sốt đau đầu

Viêm não là một thể nhiễm trùng xảy ra tại khu vực thần kinh trung ương gây cản trở nhiều hoạt động của não bộ. Bệnh khởi phát bởi các loại virus, vi khuẩn và nấm tấn công, gây đau nhức đầu dữ dội, sốt cao, khả năng cảm giác và vận động bị rối loạn.

Viêm màng não

Hiện nay, số lượng người mắc viêm màng não rất cao và không phân biệt trẻ nhỏ hay người trưởng thành. Các triệu chứng cũng sẽ có sự khác biệt giữa các bệnh nhân, người bệnh có thể bị đau đầu và sốt, thần kinh suy giảm, đau khớp, xuất hiện các cơn co giật.

Ngoài ra, nhiều trường hợp sẽ bị cứng cổ, phát ban toàn thân, ngày càng nhạy cảm với các loại âm thanh và ánh sáng, nhận thức bị lú lẫn, nôn cùng buồn nôn.

Viêm mang não cũng là nguyên do gây bệnh khá nguy hiểm
Viêm mang não cũng là nguyên do gây bệnh khá nguy hiểm

Bệnh áp xe não

Áp xe não có thể gây ra đau đầu và sốt cao nhưng không gặp thường xuyên so với các bệnh lý về não khác. Khi mắc loại bệnh này, người bệnh sẽ bị đau đầu, sốt thường xuyên, chức năng hệ thần kinh bất thường, dễ cứng cổ. Đặc biệt có thể gây tử vong.

Bệnh xảy ra với hiện tượng gây đè nén nhiều áp lực lên mô não và nội sọ, dịch trong não nhiễm trùng khá nghiêm trọng. Do vậy bạn cần đặc biệt lưu ý với bệnh lý này.

HIV giai đoạn đầu

HIV là căn bệnh đáng lo ngại, gây ra rất nhiều tổn thương cho sức khỏe của người bệnh. Cơ thể vừa sốt, đau đầu, vừa tụt giảm cân nặng, ban đêm đổ nhiều mồ hôi, nổi hạch, ho khan và cảm giác luôn mệt yếu.

Các nguyên nhân khác

Ngoài một số vấn đề bệnh lý dẫn tới đau đầu sốt ở trên, cũng có những bệnh nhân bị tình trạng đầu đau nhức dữ dội kèm các cơn sốt cao liên tục bởi những nguyên nhân sau: Bị u tuyến yên, viêm động mạch tế bào khổng lồ, lupus ban đỏ, xuất huyết dưới nhện,… Để biết được chính xác bệnh khởi phát do đâu, chúng ta cần sớm tới các cơ sở y tế thực hiện thăm khám, xét nghiệm.

Có thể bạn quan tâm: Đau Đầu Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Nhanh Chóng Nhất

Nên đi thăm khám đau đầu và sốt khi nào?

Nếu bệnh nhân bị đau đầu sốt do cảm cúm, tiếp xúc dưới nắng quá lâu hay do các phản ứng sinh lý thông thường của cơ thể, chúng ta không nhất thiết phải đi khám tại bệnh viện. Nhưng với những trường hợp xuất phát từ bệnh lý, cần sớm đi gặp bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tìm cách chữa trị tại nhà sẽ rất gây hại cho cơ thể.

Theo chia sẻ chi tiết từ các chuyên gia, bệnh nhân cần nhanh chóng đi thăm khám khi xuất hiện cơn sốt cao hơn 39 độ và không hạ sốt dù đã dùng các loại thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân nếu còn có thêm các biểu hiện dưới đây, cần đặc biệt lưu ý tới bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Bị lú lẫn, tinh thần không tỉnh táo.
  • Bụng đau quặn, nôn mửa liên tục.
  • Rơi vào trạng thái khó thở, khả năng hô hấp bị giảm.
  • Cơ thể phát ban, khi đi tiểu thấy đau buốt rất rõ rệt.
  • Người bệnh bị co giật và ngất xỉu.

Riêng với trẻ nhỏ, khi trẻ thuộc đối tượng dưới 12 tuổi bị sốt đau đầu, quấy khóc 3 – 4 giờ trở đi, khi được người thân gọi nhưng không có phản ứng đáp lại, da xuất hiện không ít vết mụn nước và phồng rộp, sốt hơn 72 giờ, cơ thể không cử động,… phải lập tức đưa đi cấp cứu.

Bệnh nhân nên đi thăm khám ngay khi thấy các dấu hiệu đau nhức bất thường
Bệnh nhân nên đi thăm khám ngay khi thấy các dấu hiệu đau nhức bất thường

Làm sao để đẩy lùi đau đầu sốt?

Khi bị đau đầu kèm theo sốt, bệnh nhân cần chủ động trong việc thăm khám và thực hiện những chỉ dẫn điều trị của các bác sĩ. Tùy vào mức độ bệnh lý, các nguyên nhân khởi phát sẽ có những phác đồ điều trị riêng. Trong đó, thuốc đau đầu Tây y, Đông y hoặc mẹo dân gian sẽ được vận dụng sao cho phù hợp.

Y học hiện đại trị đau đầu sốt

Với Tây y, có rất nhiều phương thuốc có thể sử dụng để loại bỏ những cơn đau đầu cũng như cắt sốt. Thuốc sẽ có sự khác biệt về liều lượng, loại thuốc cũng như liệu trình giữa mỗi người.

Hiện nay, bệnh nhân chủ yếu sẽ được kê đơn những loại sau: Nhóm thuốc kháng Histamin, thuốc trị ho, giảm đau Paracetamol, thuốc làm thông dịch mũi, nước muối nhỏ mũi, thuốc corticosteroid.

Ngoài ra, tùy vào từng bệnh nhân sẽ có thể được kê đơn thêm một số thuốc gồm: Nhóm thuốc chống nấm, kháng virus, thuốc trị dị ứng,…

Dù hiện nay có rất nhiều loại thuốc bệnh nhân có thể tự mua ở hiệu thuốc để về dùng tại nhà, nhưng chúng ta tuyệt đối không tự kê đơn trị bệnh. Bất cứ loại thuốc nào khi dùng đều phải có sự chỉ định từ các bác sĩ. Lạm dụng thuốc hoặc dùng sai cách đều có nguy cơ làm bệnh tình càng nghiêm trọng hơn, cơ thể xảy ra nhiều tác dụng phụ rất nguy hiểm.

Thuốc Tây được rất nhiều bệnh nhân chọn dùng nhưng cũng sẽ có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ
Thuốc Tây được rất nhiều bệnh nhân chọn dùng nhưng cũng sẽ có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ

Y học cổ truyền

Cùng với thuốc Tây y, Đông y cũng là giải pháp điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Mặc dù sẽ cần tốn công sắc thuốc và phải kiên trì trong thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, nhưng thuốc cho tác dụng tốt trong việc chữa đau đầu sốt. Thuốc được kết hợp từ các loại dược liệu tự nhiên quý hiếm, có tính an toàn cao, thích hợp với nhiều lứa tuổi bệnh nhân, đi vào loại bỏ triệt để gốc rễ của bệnh.

Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Đông y trị đau đầu sốt, trong đó những thang thuốc được bệnh nhân dùng nhiều nhất gồm:

Bài thuốc 1:

  • Dược liệu: Sài hồ, thục địa, mạn kinh tử, bạch truật, đương quy, bạch linh.
  • Cách dùng: Thuốc sắc với lượng nước vừa đủ, uống 1 thang mỗi ngày và nên chia làm các bữa sáng, trưa, tối để cho hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc 2:

  • Dược liệu: Xuyên khung, tang ký sinh, cam thảo, bạch thược, đẳng sâm, địa long, thạch quyết minh, bạch truật, phục linh, mẫu lệ.
  • Cách dùng: Thuốc sắc với 600ml nước, thu về 200ml và chia thành 3 bữa uống hết trong ngày.

Bài thuốc 3:

  • Dược liệu: Chỉ thực, địa long, trần bì, bạch thược, cam thảo, bán hạ chế, thạch xương bồ, phục linh, trúc nhự.
  • Cách dùng: Thuốc uống mỗi ngày 1 thang, sắc thuốc chung với 3 bát nước con, phần nước khi cạn còn khoảng 1 bát sẽ lấy ra để dùng.
Đông y có nhiều bài thuốc trị đau đầu sốt rất hiệu quả
Đông y có nhiều bài thuốc trị đau đầu sốt rất hiệu quả

Mẹo chữa đau đầu và sốt của dân gian

Đối với những bệnh nhân đau đầu sốt bởi cảm cúm hay mất nước, sau khi tiêm vacxin, có thể dùng một số cách giảm đau đầu của dân gian rất an toàn và cho hiệu quả tốt thay vì lạm dụng thuốc giảm đau. Các cách này khá tiết kiệm chi phí, nguyên liệu dễ kiếm và cũng dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Mật ong: Bằng khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, mật ong mang tác dụng rất tốt trong điều trị đau đầu, cảm cúm, có thể nhanh chóng chống lại sự phát triển của các vi khuẩn, virus đang phát tán bệnh trong cơ thể. Đặc biệt người bị xuất hiện các triệu chứng về đêm nên sử dụng nguyên liệu này để thấy dễ chịu hơn, dễ ngủ hơn. Bạn hãy pha 1 – 2 thìa mật ong với nước ấm và uống vào buổi sáng sẽ cho hiệu quả cao nhất.
  • Trà gừng: Trà gừng cũng là nguyên liệu làm giảm cơn đau đầu và sốt, nôn rất tốt. Gừng vốn dĩ nổi tiếng với khả năng giảm các cơn đau nhức, kháng viêm, tạo sự thư giãn cho tinh thần và ngăn ngừa nguy cơ sưng tấy bởi lượng hoạt chất quan trọng, đặc biệt là gingerol. Bạn hãy rửa sạch 1 củ gừng, thái thành các lát mỏng và cho vào nước nóng pha trà, uống mỗi ngày 1 cốc trà gừng nóng để thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt.
  • Xông hơi với tinh dầu: Nếu bạn có sẵn tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, dầu tràm, hãy tận dụng ngay để cho vào nước nóng xông hơi mỗi ngày. Các tinh dầu này nổi tiếng với vai trò giảm tải áp lực hệ thống thần kinh, giúp tinh thần thoải mái, thư thái, giảm cơn đau cũng như nâng cao khả năng đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, cũng có thể pha tinh dầu vào nước ấm để tắm cũng là biện pháp cho hiệu quả tốt.
Có thể dùng mật ong để cải thiện cơn đau tại nhà
Có thể dùng mật ong để cải thiện cơn đau tại nhà

Ngoài những cách trị đau đầu sốt trên, bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước ấm giúp dịch không còn bị ứ đọng nhiều trong mũi, có thể kết hợp chườm mát, xoa bóp đầu và thái dương cũng cho tác dụng đẩy lùi các triệu chứng buồn nôn, đau nhức đầu, sốt cao, mệt mỏi.

Làm thế nào để phòng ngừa tối đa chứng đau đầu sốt?

Đau đầu sốt sẽ khiến cơ thể người bệnh rơi vào mệt mỏi, mất sức, giảm khả năng lao động, học tập. Để trị dứt điểm, cần xác định được nguyên nhân khởi phát, đồng thời có những biện pháp phòng ngừa một cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Cụ thể các lưu ý giúp chúng ta bảo vệ cơ thể tốt hơn như sau:

  • Cần có giờ giấc sinh hoạt phù hợp, phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để không làm sức khỏe tổng thể sụt giảm.
  • Có giấc ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và nên nghỉ trưa khoảng 30 phút.
  • Luôn vệ sinh tai mũi họng cẩn thận, sạch sẽ, nếu có bệnh lý liên quan tới những cơ quan này, cần sớm điều trị dứt điểm.
  • Nên tập thể dục, thể thao thường xuyên, nâng cao hệ miễn dịch và khả năng đề kháng sẽ giúp ngăn ngừa đau đầu sốt cùng nhiều bệnh lý khác nhau.
  • Chế độ ăn uống cần đảm bảo có đủ dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt các khoáng chất và vitamin như: Vitamin A, B, C, D, kẽm, magie, kali, natri, sắt,… Nên ăn nhiều rau củ quả, các thực phẩm chế biến dạng hấp, luộc.
  • Hạn chế các món ăn có chứa lượng dầu mỡ hay muối, đường lớn, các chất bảo quản, thực phẩm đóng hộp hoặc đã để trong tủ lạnh quá lâu.
  • Uống đủ 2 lít nước hàng ngày, bao gồm cả nước lọc, nước ép từ rau củ quả. Như vậy, cơ thể sẽ đào thải độc tố tốt hơn.
  • Để ngăn chặn nhiều bệnh lý truyền nhiễm thông qua hô hấp, chúng ta nên giữ thói quen đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà cũng như súc miệng và họng với nước muối hàng ngày.

Đau đầu sốt là tình trạng không thể xem thường, khi thấy tái phát thường xuyên và ngày càng có dấu hiệu chuyển nặng cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám và điều trị. Bệnh nhân chú ý tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học, nâng cao sức khỏe tổng thể sẽ giúp cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.

Tham khảo:

5/5 - (1 vote)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua