Bệnh Đau Đầu Sau Gáy Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Đau đầu sau gáy nếu không chữa sớm sẽ gây ra rất nhiều tiêu cực tới cuộc sống của bệnh nhân, ảnh hưởng tới công việc và học tập. Theo đó, việc nắm rõ các thông tin về nguyên nhân, cách điều trị sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong vấn đề chăm sóc, cải thiện sức khỏe, nhanh chóng đẩy lùi bệnh lý.
Đau đầu sau gáy là gì? Biểu hiện bệnh cụ thể
Đau đầu sau gáy là tình trạng các dây thần kinh bị rối loạn dẫn tới cứng cơ. Bệnh lý này có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi nào, không phân biệt giới tính. Hiện tượng thường sẽ có biểu hiện là các cơn đau mỏi ở vùng cổ, sau đầu và gáy. Ngoài ra, khi bệnh tiến triển nặng sẽ có thêm các cơn đau kéo tới hai bên thái dương, vùng ngực và vai khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu, làm giảm chất lượng đời sống. Diễn biến bệnh nặng hay âm ỉ sẽ có sự khác biệt ở tùy từng người.
Trong đó, có một số ít bệnh nhân có thể bị thêm chứng rối loạn cảm giác, buồn nôn, chóng mặt, giấc ngủ bị gián đoạn, thường có dấu hiệu như điện giật.
Vậy cụ thể các dấu hiệu của bệnh thế nào?
Thông thường, chủ yếu người bị đau đầu sau gáy thuộc tình trạng lành tính, nhưng cũng có thể là triệu chứng cho thấy bạn đang gặp bệnh lý nào đó. Do vậy, ngay khi phát hiện các biểu hiện đau đầu sau gáy, cần nhanh chóng tới bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra cho bạn liệu trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh gồm:
- Đầu có cảm giác đau nhức ở mức độ vừa hoặc nặng, cơn đau âm ỉ hoặc đột ngột trở nên dữ dội, dù đã dùng thuốc giảm đau tức thì nhưng không có hiệu quả tốt.
- Phần nửa đầu sau gáy có cảm giác tê, co cứng.
- Bệnh nhân thấy các cơn đau nặng hơn cả về tần suất cũng như mức độ.
- Xuất hiện sốt, co giật, chân tay tê liệt tạm thời.
- Một số người có thể bị yếu vận động, khi di chuyển gặp nhiều khó khăn, buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, rối loạn thị giác, rối loạn tâm lý hoặc ý thức.
Theo kết quả nghiên cứu của các bác sĩ, khi bệnh đau đầu sau gáy cổ diễn ra liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này bệnh sẽ thường chuyển sang mãn tính và có thể thành ác tính. Trong trường hợp đau đầu sau gáy phải và trái ở thể lành tính, người bệnh sẽ không cần quá lo lắng tới sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, để có thể xác định được đây là dạng đau nào, cần phải có quá trình thăm khám cụ thể.
Thông qua các thăm khám lâm sàng và kỹ thuật xét nghiệm máu, chụp XQ cột sống cổ, MRI não và cột sống cổ,…. khai thác tiền sử dụng bệnh lý, bác sĩ sẽ đánh giá được bạn đau do nguyên nhân nào, có liên quan tới bệnh gì khác hay không.
Bị đau đầu sau gáy cảnh báo bệnh gì? Các nguyên nhân cụ thể
Đau nhức thường xuất hiện ở khu vực cổ và gáy, tuy nhiên, cũng có thể dẫn tới đau đầu sau gáy và thái dương, đỉnh đầu, vùng chẩm. Mức độ đau bắt đầu từ âm ỉ tới dữ dội, gây co thắt hoặc rối loạn cảm giác da đầu. Y học đã tiến hành nghiên cứu rất kỹ lưỡng để đưa ra được những yếu tố cụ thể như sau:
Thói quen sinh hoạt
Đau đầu ở vùng sau gáy bởi các thói quen sinh hoạt là tình trạng phần lớn người bệnh gặp phải hiện nay. Cụ thể là những trường hợp sau:
- Thường xuyên làm việc sai tư thế, khuân vác nặng, ngồi bàn làm việc khom lưng, ít khi đi lại.
- Khi đọc sách cúi đầu quá thấp, nằm xem tivi, điện thoại kê gối quá cao, vận động cường độ mạnh ở vùng cổ và vai, nằm ngủ sai tư thế.
- Có một số chấn thương trong sinh hoạt, lao động hàng ngày hoặc do tập luyện thể thao sẽ gây ảnh hưởng tới vùng cổ và gáy. Khi này, cột sống, cơ, dây thần kinh, mạch máu bị tổn thương đều sẽ gây ra đau mỏi cùng nhiều triệu chứng khác.
- Căng thẳng mệt mỏi thường xuyên bởi công việc, học tập cũng được coi là yếu tố gây ra đau mỏi. Bệnh nhân sẽ thấy tinh thần trì trệ, vùng cổ, gáy luôn đau mỏi và khó cử động, sức lực giảm sút đi rất nhiều.
Đau đầu sau gáy bởi bệnh lý
Ngoài ra, chứng đau đầu sau gáy liên tục còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải một trong những bệnh lý sau đây:
- Bệnh nhiễm siêu vi: Là loại cúm sốt siêu vi, sốt xuất huyết không ít người bị hiện nay. Bệnh lý này khiến người bị mệt mỏi toàn thân, cơ thể mất sức lực, bị đau đầu, cổ gáy mỏi, luôn thấy rất khó chịu trong người.
- Cao huyết áp: Những người cao huyết áp đều không tránh khỏi các cơn đau đầu, đau sau gáy, cơn đau sẽ có mức độ khá nặng, khiến bệnh nhân cảm thấy như đang bị dây buộc chặt quanh đầu.
- Viêm màng não và xuất huyết bên dưới nhện: Bệnh khá nguy hiểm, gây ra các cơn đau nhức tương đối nặng, bệnh nhân lúc này vừa đau mỏi cổ cùng sau gáy, vừa bị cứng cổ, gây cản trở trong các cử động xoay hay cúi đầu.
- Tăng áp lực nội sọ: Gây ra những tình trạng đau nhức sau gáy, thường xuyên buồn nôn và ý thức xảy ra rối loạn.
- Bệnh u não: Não khi xuất hiện khối u sẽ tạo ra sức ép lớn lên hệ thống dây thần kinh, tổn thương lớp vỏ bọc myelin bao ngoài. Cùng với đó, người bệnh còn bị rò rỉ xung điện khiến cơn đau nửa đầu sau gáy luôn dữ dội. Hơn nữa, u não còn là bệnh lý đe dọa tới tính mạng rất đáng lo ngại.
- Bệnh về đốt sống cổ: Thông thường, những người bị thoát vị đĩa đệm cổ thường sẽ mắc đau nhức đầu sau gáy, cổ và gáy luôn tê mỏi, đau như điện giật và kéo theo nhiều biểu hiện mệt mỏi khác.
- Bệnh hố sau: Bệnh gây ra các cơn đau đầu sau gáy và có dấu hiệu thần kinh khu trú.
Ai dễ mắc đau đầu sau gáy?
Qua các nguyên nhân chúng tôi vừa liệt kê ở trên, có thể dễ dàng đưa ra nhóm đối tượng có nguy cơ bị đau đầu ở sau gáy cao nhất. Bao gồm:
- Những người làm việc văn phòng, lái xe, ngồi ở một tư thế quá lâu, hạn chế vận động, xương khớp toàn thân đều trở nên cứng hơn, không còn linh hoạt và trơn tru.
- Những người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên phải bê vác sẽ làm tổn thương khá nhiều tới xương khớp khu vực cổ và sau gáy.
- Nữ giới rối loạn estrogen.
- Người cao tuổi khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu gây ảnh hưởng nhiều tới hệ thống thần kinh.
Bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ khi nào?
Nếu bạn phát hiện cơ thể có triệu chứng đau mỏi với những dấu hiệu sau đây, nên sớm tới cơ sở y tế để thăm khám:
- Các cơn đau đã kéo dài vài ngày, cùng với đó là cảm giác đau nhức ở hai bên thái dương.
- Đau đầu sau gáy làm giảm khả năng hoạt động, sinh hoạt đời thường của bệnh nhân.
- Ngày càng đau đầu dữ dội, cơn đau làm cản trở khả năng suy nghĩ của bạn.
Đặc biệt, các bác sĩ cũng cho biết, khi bệnh nhân có những biểu hiện dưới đây, cần lập tức đưa đi cấp cứu để không xảy ra các rủi ro nghiêm trọng:
- Người bệnh xuất hiện các khác thường trong tính cách, tâm trạng, dễ bị kích động đột ngột.
- Rơi vào mê sảng, sốt cao, bất tỉnh, không có khả năng tập trung.
- Nói chậm, mất trương lực một hoặc cả hai bên mặt, rối loạn thị giác và nhiều bộ phận trên cơ thể bị tê liệt.
- Khi chịu các tác động mạnh vào đầu bị đau dữ dội.
- Bất ngờ có cảm giác đau ở phía sau gáy.
Tham khảo: Bệnh Đau Đỉnh Đầu: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Tránh
Cách trị đau đầu sau gáy hiệu quả nhất
Đau đầu sau gáy cần được điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân. Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh sẽ có những phác đồ riêng được áp dụng cho người bệnh. Theo đó, bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và luôn thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.
Tây y chữa đau đầu sau gáy
Thuốc Tây luôn mang đến hiệu quả điều trị đau đầu sau gáy rất nhanh, giúp bệnh nhân sớm loại bỏ những cơn đau mỏi ở sau gáy, kháng viêm và cải thiện tuần hoàn máu một cách rõ rệt. Tùy theo từng tình trạng bệnh thực tế sẽ có các đơn thuốc đau đầu khác nhau, tuy nhiên một số loại thuốc dưới đây được dùng khá phổ biến:
- Thuốc giảm đau: Chủ yếu cho bệnh nhân sử dụng Acetaminophen, Paracetamol để kiểm soát cơn đau, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu nhanh chóng. Tuy vậy, nhược điểm của nhóm thuốc này chính là dễ gây nghiện và gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe tổng thể khi dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Thuốc giãn cơ: Để cải thiện tốt tình trạng đau co cứng cơ, thuốc giãn cơ Myonal dùng khá nhiều. Khi sử dụng, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt, cổ cũng không còn căng cứng khó cử động như trước. Nhưng thuốc cũng có thể gây ra một vài phản ứng phụ cho người bệnh khi lạm dụng.
- Nhóm thuốc kháng viêm: Ibuprofen và Aspirin là hai loại thuốc kháng viêm được kê đơn rất nhiều khi bệnh nhân mắc đau đầu sau gáy. Thuốc cho công dụng giảm đau đầu, giảm viêm lan sang các vùng cơ xương khỏe mạnh quanh gáy và cổ.
Ngoài những loại thuốc trên, tùy theo nguyên nhân bệnh lý cụ thể, bệnh nhân sẽ được kê thêm các loại thuốc uống, thuốc tiêm khác nhau. Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng thuốc Tây điều trị bệnh rất nhanh, cho tác dụng tức thì. Tuy nhiên, thuốc cũng tiềm ẩn không ít tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách. Vì vậy, để trị bệnh hiệu quả và an toàn, cần hết sức lưu ý tới những chỉ dẫn liều dùng từ các bác sĩ.
Mẹo dân gian an toàn và tiết kiệm
Dân gian vốn có rất nhiều bài thuốc trị chứng đau đầu sau gáy, có hiệu quả rõ rệt, an toàn với cơ thể và các nguyên liệu cũng vô cùng dễ kiếm. Theo đó, chúng ta có thể vận dụng một số thảo mộc quen thuộc trong cuộc sống như sau:
Lá tía tô đất: Giúp an thần nhẹ, giảm đau với hương thơm khá dịu nhẹ, cho cảm giác thư thái, thoải mái. Bệnh nhân có thể dùng tía tô trị đau đầu sau gáy bằng cách pha trà khá đơn giản dưới đây.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá tía tô đã rửa sạch, ngâm nước muối trong 15 phút và để ráo nước.
- Sau đó cho vào ấm, thêm nước nóng và trà như bình thường. Bạn đợi khoảng 15 – 20 phút cho trà ngấm đều rồi uống thay nước lọc.
- Hàng ngày, uống 1 ấm trà tía tô sẽ giúp cơn đau đầu giảm đi rõ rệt.
Trà đinh hương: Thuộc nhóm thảo dược có khả năng giảm đau nửa đầu, đau đầu và chống viêm mạnh mẽ, đinh hương được dân gian ta tận dụng nhiều trong đời sống hàng ngày.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị một nắm đinh hương, ngâm với nước muối và rửa sạch hết bụi bẩn.
- Cho vào một ấm sạch, nấu với lượng nước vừa đủ cho tới khi sôi đều.
- Phần nước chắt ra và uống hết trong ngày sẽ giúp đẩy lùi đau đầu sau gáy một cách rõ rệt.
Uống trà gừng: Với khả năng giảm đau cũng như chống viêm khá tốt, gừng cũng có thể dùng cho những bệnh nhân bị đau đầu sau gáy. Vị thuốc này còn giúp giãn đều mạch máu, ngăn chặn sưng não, từ đó cơn đau đầu ở sau gáy có thể giảm đi rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng đã rửa sạch, bạn thái ra những lát mỏng.
- Cho vào ấm cùng 2 thìa đường nâu, nấu sôi trà trong vòng 5 phút.
- Nước trà nên uống khi còn ấm sẽ cho tác dụng tối đa.
Thuốc Đông y điều trị đau nhức đầu sau gáy
Để có thể chữa trị đau đầu sau gáy một cách tốt nhất, ngăn chặn các tác dụng phụ, thuốc Đông y là giải pháp nhiều người lựa chọn hiện nay. Những bài thuốc này đều dùng nguồn dược liệu quý hiếm từ thiên nhiên, đi sâu vào căn nguyên gây bệnh, loại bỏ tận gốc các yếu tố gây đau đầu và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, thuốc là các loại thảo dược tự nhiên nên sẽ cần có thời gian nhất định để người bệnh thấy được kết quả rõ rệt nhất, vì vậy cần kiên trì sử dụng.
Có thể tham khảo một số bài thuốc chữa đau đầu sau gáy của Y học cổ truyền như sau:
Định tâm An thần thang:
- Vị thuốc: Dạ giao đằng, bạch truật, long nhãn, viễn chí, củ bình vôi, liên nhục, phục thần, toan táo nhân, hoàng kỳ,…
- Công dụng: Bài thuốc đẩy lùi tình trạng đau đầu sau gáy, đau nửa đầu, đau cả đầu, suy nhược thần kinh, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, rối loạn tiền điền,…
Nhất Nam Định tâm thang:
- Vị thuốc: Táo nhân, phục thần, sinh địa, trám đen, bành vô, lạc tiên, bá tử nhân, đan sâm, đương quy, huyền sâm, sài hồi, mạch môn, đẳng sâm, thiên ma,…
- Công dụng: Bài thuốc được dùng để điều trị chứng đau đầu, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, người thường bị mộng mị, cơ thể mệt mỏi uể oải,…
Biện pháp phòng ngừa đau đầu sau gáy
Đau đầu sau gáy làm cản trở rất nhiều hoạt động sinh hoạt, lao động và học tập của bệnh nhân. Theo đó, chúng ta cần có các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Luôn duy trì ngủ đủ giấc mỗi ngày, hạn chế thức khuya sẽ giúp chúng ta giảm được nguy cơ đau đầu, đau sau gáy rất tốt.
- Khi xảy ra căng thẳng stress, nên dành thời gian thời gian nghỉ ngơi, nghe nhạc không lời, ngồi thiền hoặc tập yoga để giảm tải áp lực lên hệ thống thần kinh.
- Nên bổ sung các thực phẩm nhiều dưỡng chất vitamin, khoáng chất, các loại rau củ, hoa quả tươi. Hạn chế dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, các món ăn nhiều chất bảo quản hoặc dầu mỡ.
- Tích cực tập luyện thể dục, thể thao mỗi tuần. Bạn có thể dành ra mỗi ngày 30 phút để vận động nhẹ nhàng sẽ giúp hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể lưu thông ổn định, não bộ được cung cấp đủ máu và oxy.
- Tránh những không gian có tiếng ồn lớn, nguồn ánh sáng quá mạnh.
- Ngay khi thấy các dấu hiệu đau nhức đầu bất thường, nên thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.
Đau đầu sau gáy tùy theo từng nguyên nhân sẽ có những cách điều trị phù hợp. Bệnh nhân nên tới bệnh viện để thăm khám cụ thể, thực hiện theo phác đồ bác sĩ chỉ dẫn sẽ cho kết quả tốt. Đồng thời, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng là cách để giảm đau nhức đầu hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!