Đau Đầu Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Điển Hình Và Cách Chữa

Đau đầu ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, không biết có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào. Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Trẻ bị đau đầu do đâu?

Triệu chứng đau đầu ở trẻ em ngày càng phổ biến, gây hoang mang, lo lắng tới các bậc phụ huynh. Con số cụ thể cho ước tính này là khoảng 40% trẻ 7 tuổi đã từng gặp phải những cơn đau đầu. Hậu quả của vấn đề là những căn bệnh thông thường như xoang, tai, họng, đau răng, cảm lạnh. Bên cạnh đó, chứng đau đầu ở trẻ có thể xảy ra do áp lực với việc học tập tập hay những vấn đề liên quan đến tâm lý.

Triệu chứng đau đầu ở trẻ em ngày càng phổ biến, gây hoang mang, lo lắng
Triệu chứng đau đầu ở trẻ em ngày càng phổ biến, gây hoang mang, lo lắng

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu ở trẻ em:

  • Do bệnh về mắt: Một số bệnh lý liên quan đến mắt như loạn thị, cận thị, viễn thị cũng có khả năng dẫn đến đau đầu ở trẻ em nếu không được hỗ trợ loại kính phù hợp. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến những bệnh lý viêm nhiễm ở mắt như viêm tuyến lệ cấp, viêm kết mạc,… để tráng gây khó chịu cho các bé.
  • Nhiễm trùng: Trẻ nhỏ bị đau đầu có thể do ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng như nhiễm trùng tai, cảm lạnh, xoang,…; thậm chí nghiêm trọng hơn là viêm màng não, viêm não,… Triệu chứng của tình trạng đau đầu xuất phát từ nguyên nhân này có thể đi kèm với hiện tượng sốt, cứng cổ,…
  • Chấn thương: Các vết bầm tím, sưng tại phần đầu do chấn thương nhẹ có thể dẫn đến chứng đau đầu ở trẻ em. Nghiêm trọng hơn, những tác động mạnh vào phần đầu có thể gây ảnh hưởng đến não bộ. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để kịp thời điều trị.
  • Cơn Migraine: Migraine là hội chứng đau đầu cấp, phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 5 – 8 tuổi. Tuy nhiên, thực tế nó có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào. Theo thống kê, trung bình khoảng 5% trẻ 10 tuổi gặp phải với ít nhất một cơn migraine, sau đó sẽ tự biến mất khi đến tuổi dậy thì. Cơn migraine sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu, thường xảy ra với 1 bên đầu kèm theo các cơn đau nhói. Đặc biệt nếu trẻ hoạt động gắng sức, các cơn đau sẽ ngày một nghiêm trọng hơn, kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Do cảm xúc: Đây là cũng một nguyên nhân dẫn đến đau đầu ở trẻ nhỏ, phổ biến ở những bé bị trầm cảm, tự kỷ, có vấn đề về khả năng điều chỉnh cảm xúc. Ngoài ra, những căng thẳng, lo lắng và áp lực gia đình, việc học tập cũng khiến tình trạng này trầm trọng hơn.
  • Yếu tố di truyền: Nếu có người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu, khả năng di truyền rất lớn. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ càng xem gia đình mình có ai từng mắc bệnh lý này không để có phương pháp xử lý phù hợp.
  • Do thực phẩm: Dù ít gặp nhưng vẫn có trường hợp trẻ nhỏ gặp phải tình trạng đau đầu do sử dụng những thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm chế biến sẵn, có chứa chất bảo quản, bao gồm xúc xích, thịt xông khói,… Bên cạnh đó, việc sử dụng những thực phẩm chứa cafein gồm soda, socola,… cũng dễ dẫn đến đau đầu trong thời gian ngắn.
Thực phẩm chế biến sẵn, có chứa chất bảo quản cũng có thể dẫn đến bệnh
Thực phẩm chế biến sẵn, có chứa chất bảo quản cũng có thể dẫn đến bệnh
  • Viêm màng não: Tình trạng đau đầu ở trẻ em cũng có thể do nguyên nhân viêm màng não gây ra. Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm, ngoài đau đầu còn kéo theo nhiều vấn đề khác như nôn mửa, sốt cao, mất vị giác, xuất hiện ban đỏ,…
  • U não: Tỷ lệ trẻ mắc bệnh này là 1/40.000, triệu chứng điển hình của u não là cảm thấy đau đầu với mức độ từ nhẹ đến nặng. Đồng thời, ba mẹ sẽ thấy các bé quấy khóc, khó chịu không ngủ ngon, vào lúc này hãy đưa con đi khám để được chẩn đoán sớm.
  • Do vấn đề khác liên quan đến não: Các vấn đề như áp xe, chảy máu não,… cũng có thể dẫn đến tình trạng đau đầu mãn tính ở trẻ nhỏ. Một số dấu hiệu nhận biết điển hình là suy giảm thị giác, chóng mặt,…

Triệu chứng đau đầu điển hình ở trẻ em

Biểu hiện của chứng đau đầu ở các bé không giống nhau, điều này phụ thuộc vào nguyên nhân và thể trạng của từng bé. Trong đó thường sẽ gồm 3 triệu chứng điển hình là đau nửa đầu, đau căng thẳng và đau đầu chùm. Cụ thể:

Đau nửa đầu

Triệu chứng đau nửa đầu ở trẻ có thể diễn ra ở một hoặc cả 2 bên trán. Các cơn đau có thể chỉ từng cơn hoặc kéo dài âm ỉ nhiều ngày. Đối tượng gặp phải tình trạng này khá đa dạng, trẻ sơ sinh cũng không phải đối tượng ngoại lệ. Do đó khi thấy con quấy khóc suốt không rõ nguyên nhân, các bạn nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra chính xác.

Hiện tượng đau đầu ở trẻ cần được khắc phục và điều trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ nhanh chóng tiến triển nặng hơn. Vào lúc này thường ở các bé có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, sợ ánh sáng, mệt mỏi,…

Đau đầu căng thẳng

Triệu chứng đau đầu kiểu căng thẳng thường liên quan đến vấn đề căng cơ. Cụ thể các bé sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó tập trung, khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do yếu tố tâm lý.

Triệu chứng đau đầu kiểu căng thẳng thường liên quan đến vấn đề căng cơ
Triệu chứng đau đầu kiểu căng thẳng thường liên quan đến vấn đề căng cơ

Vào lúc này cách giải quyết triệt để nhất là các bé cần được giải tỏa tâm lý. Các bậc phụ huynh cần cân bằng lại việc học tập và thời gian vui chơi, nghỉ ngơi của con cho hợp lý.

Đau đầu chùm

Các cơn đau đầu chùm thường xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Vị trí của cơn đau thường nằm ở phía trong hoặc xung quanh một bên mắt. Thậm chí một số trường hợp nguy hiểm hơn, nó có thể nhanh chóng lan sang các vị trí khác ở cổ, đầu và trên khuôn mặt.

Khi trẻ xuất hiện dấu hiệu đau đầu chùm thường kèm theo trạng thái bồn chồn không yên và chảy nhiều nước mắt.  Bên cạnh đó, trẻ có thể bị sụp mí mắt ở bên đau, da mặt có dấu hiệu ửng lên hoặc nhợt nhạt.

Xem thêm

Bệnh đau đầu ở trẻ em khi nào nguy hiểm?

Thông thường bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ thường diễn ra trong thời gian ngắn nên các bố mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp các cơn đau đầu xuất hiện vào buổi sáng sớm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé hoặc khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn với tần suất tăng dần lại là dấu hiệu báo động.

Ngoài ra, nếu trẻ xuất hiện một số biểu hiện khác như thay đổi thị lực, co giật, các cơ suy giảm chức năng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt đồng hàng ngày của trẻ, cũng như tiềm tàng nhiều nguy hiểm với bé. Thậm chí trong trường hợp xấu hơn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.

3 cách chữa đau đầu ở trẻ em hiệu quả nhất

Để xác định chính xác tình trạng đau đầu ở trẻ do đâu và làm sao điều trị, các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ nọ, chụp cộng hưởng từ sọ não hay không. Đồng thời, trong một vài trường hợp cần tiến hành chọc dò tủy sống và làm những kiểm tra cần thiết khác.

Các bạn nên đưa trẻ tới thăm khám ở những bệnh viện và cơ sở y tế uy tín, có như vậy mới đảm bảo đem đến kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó, họ đưa ra phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cao nhất.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn, gồm có:

Mẹo dân gian

Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà được khá nhiều người áp dụng. Phương pháp này tận dụng các nguyên liệu từ tự nhiên bao gồm:

Uống trà gừng

Gừng là nguyên liệu có khả năng chống viêm, mang đến tác dụng giảm các cơn đau nhức đầu hiệu quả cao. Với nguyên liệu này sẽ giúp các mạch máu giãn đều, giảm sưng nào – nguồn gốc của những cơn đau đầu. Bên cạnh đó, khi sử dụng nguyên liệu này thường xuyên còn giúp phòng tránh bệnh yếu sinh lý, giảm căng thẳng, mất ngủ,…

Uống trà gừng để cải thiện bệnh
Uống trà gừng để cải thiện bệnh

Hướng dẫn sử dụng:

  • Các bạn thái vài lát gừng, sau đó cho vào ấm đun cùng nước và 2 thìa cà phê đường nâu trong khoảng 5 phút.
  • Lọc lấy phần nước trà và uống ngay khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Lưu ý không nên uống quá nhiều gừng vì có thể gây ợ nóng, kích ứng trong khoang miệng và tiêu chảy.

Bài thuốc từ hoa cúc

Theo nghiên cứu trong cúc La Mã chứa hợp chất chamazulene với đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, đồng thời hỗ trợ giảm đau, sát trùng và hạ sốt hiệu quả. Chính vì vậy, sử dụng trà hoa cúc là cách chữa đau đầu dân gian mang lại hiệu quả cao được nhiều người áp dụng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Các bạn chuẩn bị 5 thìa hoa cúc tươi hoặc 2 thìa hoa cúc khô, cho vào một cốc nước sôi.
  • Ngâm trong khoảng 10 – 15 phút là có thể lấy ra sử dụng, uống trực tiếp hoặc thêm vào một chút mật ong cho dễ sử dụng.
  • Lưu ý một ngày không uống quá 4 cốc trà hoa cúc, vì có thể gây buồn nôn. Ngoài ra, trà hoa cúc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, vì vậy các mẹ bầu không nên sử dụng phương pháp này.

Chườm lạnh

Người bệnh bị đau đầu do gặp vấn đề về xoang có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Khí lạnh đi xuống có thể giúp xoa dịu cơn đau nhức đầu hiệu quả, cũng như giảm bớt các triệu chứng xoang.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn gói vài viên đá vào trong một chiếc khăn mỏng, sau đó đặt lên đầu khoảng 10 – 15 phút.
  • Lưu ý không dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên vùng da đầu vì có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh.

Chườm nóng

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp chườm nóng để giảm đau nhức đầu ngay tại nhà. Hơi nóng sẽ giúp thư giãn cơ bắp, đặc biệt phù hợp với trường hợp đau đầu do căng thẳng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn chuẩn bị một túi chườm nóng đặt vào sau gáy trong khoảng 15 phút để cải thiện nhanh chứng đau đầu cho trẻ.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tắm nước nóng cho trẻ, các triệu chứng cũng sẽ suy giảm hiệu quả.

Dùng thuốc giảm đau đầu cho trẻ em

Thuốc đau đầu của trẻ em loại nào an toàn và hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh khi con trẻ gặp phải những cơn đau nhức đầu. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, tuy nhiên không phải loại nào cũng an toàn và phù hợp với các bé.

Dùng thuốc giảm đau đầu cho trẻ em
Dùng thuốc giảm đau đầu cho trẻ em

Chính vì vậy, khi thấy trẻ đau đầu buồn nôn, các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc. Đặc biệt, việc lạm dụng một số loại thuốc giảm đau có thể dẫn đến nhờn thuốc và ảnh hưởng đến việc điều trị về sau.

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ và dựa trên kết quả chẩn đoán để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ. Trong đó có một số sản phẩm thường được kê đơn cải thiện đau đầu cho bé gồm Panadol, Paracetamol, Ibuprofen,…

Một số cách khác

Ngoài dùng thuốc tân dược và tận dụng các mẹo dân gian tại nhà, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giảm đau đầu ở trẻ em.

  • Bài tập yoga: Nếu tình trạng đau đầu, chóng mắt ở trẻ em xuất hiện do lo lắng, trầm cảm, áp lực việc việc học tập, bác sĩ thường đề xuất điều trị bằng liệu pháp tập luyện thư giãn, giảm căng thẳng. Các phương pháp đó bao gồm bài tập yoga, kết hợp với việc ngồi thiền và tập thở đúng. Đây là liệu pháp mang lại hiệu quả cao, giúp khắc phục triệt để vấn đề này.
  • Phục hồi sinh học: Kỹ thuật này mang đến hiệu quả cao, chống lại sự căng thẳng, lo lắng. Cụ thể phục hồi sinh học bao gồm việc điều chỉnh nhịp thở, nhịp tim và kiểm soát huyết áp. Phương pháp đặc biệt đem đến tác dụng tốt với các vấn đề như đau đầu, đau mỏi cơ, căng thẳng thần kinh.
  • Bổ sung vitamin: Ngoài ra, chứng đau đầu ở trẻ em cũng có thể xuất hiện do cơ thể bị thiếu chất, đặc biệt là các loại vitamin. Trong đó, nếu nhóm vitamin bị thiếu hụt là vitamin B và D thì sẽ dẫn đến đau đầu nghiêm trọng. Cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng này chính là bổ sung thêm vitamin cho trẻ qua chế độ ăn uống, hoặc trao đổi với bác sĩ để bổ sung thêm vitamin đúng cách bằng đường uống.

Cha mẹ cần lưu ý gì khi trẻ bị đau đầu?

Trong trường hợp các bé bị đau đầu, các bậc phụ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên để bé nằm nghỉ ngơi trong một căn phòng tối hoặc chỉ có ánh sáng dịu nhẹ để giảm đau và giảm thời gian cho các cơn đau.
  • Nếu trẻ có thể ngủ, nên để con ngủ để xoa dịu tinh thần và giảm đau đầu tốt nhất.
  • Hạn chế để trẻ đến nơi có nhiều tiếng ồn và tiếng ồn lớn, bởi điều này sẽ làm cơn đau đầu, đau nửa đầu nghiêm trọng hơn.
  • Tập thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ cho con, đồng thời hướng dẫn các bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi để phòng ngừa các cơn đau đầu.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh đau đầu ở trẻ, hy vọng hữu ích với quý bạn đọc. Khi thấy triệu chứng này, cha mẹ không nên chủ quan, bởi nó hoàn toàn có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, tốt nhất đưa con đi khám càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng không may xảy ra.

5/5 - (2 votes)

Đọc thêm tại đây

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua