Vì Sao Bị Đau Đầu Khi Thay Đổi Thời Tiết? Nên Làm Gì Tốt Nhất?
Đau đầu khi thay đổi thời tiết là tình trạng rất thường gặp, không phân biệt già trẻ hay giới tính. Người bệnh sẽ có những cơn đau nhức khó chịu, có thể kèm theo buồn nôn, chóng mặt. Để giải quyết các biểu hiện này một cách dứt điểm, bạn đọc hãy tham khảo các thông tin sau đây.
Tại sao bị đau đầu khi thời tiết thay đổi?
Có rất nhiều nguyên do gây ra chứng đau đầu, trong đó, đau đầu do thay đổi thời tiết rất thường gặp hiện nay. Cụ thể, độ ẩm, nhiệt độ môi trường, điều kiện thời tiết khắc nghiệt kèm theo nhiều khói bụi sẽ là những yếu tố khi có sự thay đổi rất dễ tác động tới cơ thể con người, làm đau nhức đầu, cúm, sốt và nhiều vấn đề khác.
Đối với vấn đề này, y học hiện đại nhận định rằng, chúng ta xảy ra đau đầu khi có những thay đổi thời tiết là bởi cơ thể đang tự phòng vệ với cơ chế tự nhiên. Từ đó, người bệnh có thể chủ động nhận thức được môi trường mình sống và làm việc đang chưa đảm bảo cho sức khỏe, cần có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Khi thời tiết có những thay đổi bất thường và liên tục về nhiệt độ, nền nhiệt tăng cao hoặc hạ xuống quá thấp, mức nhiệt giữa thời điểm ngày và đêm có sự chênh lệch lớn, mưa nắng thay đổi bất thường đều có thể gây ra cảm giác đau đầu. Trong đó, những người có cơ thể nhạy cảm quá mức hoặc đề kháng không đủ mạnh sẽ dễ bị nhất.
- Trong những trường hợp áp suất không khí bị giảm, nhiều người có thể bị đau đầu sau khoảng từ 2 đến 3 ngày sau đó. Tuần hoàn máu trong cơ thể chịu sức ép làm cản trở quá trình lưu thông máu tới não, tim và nhiều cơ quan khác. Cơn đau đầu sẽ diễn ra từ mức độ âm ỉ tới dữ đội, theo đó là cảm giác mệt mỏi, uể oải toàn thân.
- Ngoài ra, cũng có không ít bệnh nhân bị đau đầu vận mạch do thời tiết quá lạnh, đặc biệt phụ nữ bị nhiều hơn đàn ông. Nhiệt độ càng thấp càng gây rối loạn co bóp mạch máu não, serotonin dẫn truyền thần kinh bị tác động, khi này bệnh nhân sẽ vô cùng đau đầu. Cơn đau ở những người bệnh này sẽ kéo dài tới vài ngày, gây ra cả chứng nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Nếu vận động mạnh, cơn đau tăng mạnh có thể gây ngất xỉu.
Đau đầu do thời tiết có nguy hiểm gì không?
Thực tế, các cơn đau nhức đầu do sự thay đổi bất thường của thời tiết là biểu hiện phản ứng tự nhiên ở những cơ địa đề kháng yếu hoặc quá mẫn cảm. Nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp não bộ của bạn đang gặp phải những bệnh lý đáng quan ngại.
Khi điều kiện môi trường sống có những thay đổi tác động tới cơ thể, cơn đau đầu xuất hiện và kéo dài liên tục, tái phát nhiều lần trong năm sẽ rất dễ ảnh hưởng tiêu cực tới các nội mạc mạch máu. Gây gia tăng nguy cơ quá trình hình thành xơ vỡ mảng mạch, máu lưu thông lên não bị thiếu hụt. Lúc này, bệnh nhân có khả năng bị xơ vữa động mạch máu não, viêm động mạch dẫn tới đứt mạch máu não rất nguy hiểm.
Bởi vậy, dù bạn chỉ bị một vài lần trong năm khi thời tiết chuyển giao hoặc bị nhiều lần, đều cần phải chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám, sớm có các biện pháp khắc phục, giảm cơn đau hiệu quả.
Các biểu hiện của đau đầu vì thay đổi thời tiết
Khi các yếu tố từ thời tiết, môi trường không khí thay đổi, đa số chúng ta đều có chung biểu hiện đau nửa đầu hoặc đau cả đầu. Bên cạnh đó, còn có những dấu hiệu khác để bạn dễ dàng nhận biết thể đau đầu hơn như sau:
- Người bệnh thường có cảm giác đau đầu buồn nôn, dễ bị nôn mửa dù dạ dày đang trống rỗng.
- Cảm giác tê rần chạy ở khắp mặt và lan xuống cả vùng cổ.
- Đặc biệt nhạy cảm hơn với các loại âm thanh, ánh sáng.
- Có từng lúc xuất hiện cơn đau nhói ở khu vực thái dương, có thể chỉ đau một bên hoặc cả hai bên.
Phương pháp chẩn đoán
Đau đầu khi thay đổi thời tiết hiện tại chưa có các kỹ thuật xét nghiệm dành riêng để đánh giá bạn có thực sự đau nhức đầu do các tác động từ thời tiết hay không. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những quy trình thăm khám lâm sàng kèm theo một số xét nghiệm sàng lọc để loại bỏ các nguyên do gây đau đầu khác.
Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khai thác một số thông tin liên quan tới thời điểm xảy ra cơn đau, diễn biến trong vài giờ hay vài ngày, có tiền sử bệnh lý liên quan tới não bộ nào không,…
Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên do đau đầu khác, cụ thể là các kỹ thuật sau: Chụp CT, MRI, chọc dò tủy sống, xét nghiệm máu và khám thần kinh.
Có thể bạn quan tâm: Đau Đầu Về Chiều: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả
Cách chữa đau đầu khi thay đổi thời tiết hiệu quả nhất
Thay đổi thời tiết hay bị đau đầu làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để có thể đẩy lùi cơn đau hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện dưới đây.
Thuốc Tây đẩy lùi cơn đau đầu do thời tiết thay đổi
Thuốc Tây là giải pháp điều trị được phần lớn người bệnh lựa chọn sử dụng vì cho hiệu quả nhanh chóng, giảm thiểu cảm giác khó chịu, mệt mỏi tốt. Thuốc nên có sự chỉ định, hướng dẫn cụ thể từ các bác sĩ, tránh tình trạng tự ý mua thuốc giảm đau về dùng sẽ dễ xảy ra nhờn thuốc, lạm dụng lâu ngày gây suy giảm chức năng thận và gan.
Trong các loại thuốc trị đau đầu được dùng nhiều nhất cho người bệnh hiện nay, có thể kể tới như: Ibuprofen, Acetaminophen, Excedrin, ngoài ra có thể dùng thêm một số thuốc giảm đau chống viêm, nhóm Triptans cùng với Codein, Ergotamine và nhóm Opioid.
Tùy vào từng trường hợp sẽ có những liều lượng riêng, vì vậy người bệnh không thể tự mua thuốc hay xin đơn điều trị của người khác về dùng. Ngoài ra, trong quá trình uống nếu có biểu hiện bất thường cần ngừng lại và thông báo với bác sĩ.
Bài thuốc điều trị của Đông y
Từ lâu, Đông y đã có rất nhiều phương thuốc điều trị các thể đau đầu, sử dụng nguồn dược liệu thiên nhiên quý hiếm để tác động an toàn tới cơ thể, đẩy lùi cảm giác đau nhức, cải thiện tuần hoàn và khí huyết. Ngoài ra, người bệnh sẽ được kết hợp thêm một số kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu để cho hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay, bệnh nhân chủ yếu sử dụng những bài thuốc Đông y trị đau đầu khi thay đổi thời tiết sau:
Bài thuốc 1:
- Dược liệu: Kinh giới, bạc hà, xuyên khung, phòng phong, bạch chỉ, cam thảo, khương hoạt, hương phụ.
- Cách dùng: Thuốc được đem đi nghiền thành dạng bột mịn, mỗi lần uống khoảng 6g với nước trà sau bữa ăn, duy trì cho đến khi hết liệu trình.
Bài thuốc 2:
- Dược liệu: Phòng phong, chích cam thảo, thạch cao, hương phụ, cúc hoa, xuyên khung, khương hoạt, tế tân, bạc hà, kinh giới, nhân trần.
- Cách dùng: Thuốc cũng điều chế thành bột mịn và sử dụng mỗi ngày 3 lần để đạt kết quả tốt nhất.
Bài thuốc 3:
- Dược liệu: Cam thảo chích, xuyên khung, khương hoạt, mạn kinh tử, độc hoạt, phòng phong.
- Cách dùng: Bệnh nhân sắc thuốc với 800ml nước cho tới khi sôi cạn còn khoảng 300ml. Thuốc nên uống lúc còn ấm sẽ tốt nhất.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Nếu các cơn đau đầu khi thời tiết thay đổi không quá nặng, các bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để giảm cơn đau khá tốt, tạo sự thư giãn cho tinh thần và giúp ngăn ngừa cảm giác buồn nôn, chóng mặt.
Một số cách giúp đẩy lùi đau đầu được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay gồm:
Trà hoa cúc La Mã: Có rất nhiều Chamazulene trong cúc La Mã, thành phần này được biết tới với khả năng giảm cơn đau, sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm và phòng ngừa các biểu hiện oxy hóa. Do đó, khi bị đau đầu do thời tiết, người bệnh có thể sử dụng loại trà này.
Cách dùng:
- Dùng khoảng 10 bông hoa cúc La Mã khô, cho vào ấm tráng qua nước sôi 1 lượt, sau đó cho nước nóng vào pha trà như bình thường.
- Qua 15 phút, rót nước trà ra để uống như nước lọc hàng ngày.
Tuy nhiên, khi phụ nữ có thai bị đau đầu không nên dùng trà hoa cúc vì các thành phần trong trà có thể dẫn tới sảy thai.
Dùng trà gừng: Từ lâu trà gừng đã nổi tiếng với khả năng trị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, làm ấm bụng và trị mất ngủ rất tốt. Người thường đau đầu khi thời tiết thay đổi có thể dùng loại trà này để tăng cường tuần hoàn máu, giảm các căng thẳng thần kinh.
Cách dùng:
- Rửa sạch 1 củ gừng, thái thành các lát mỏng và cho vào ấm trà, thêm nước nóng để hãm trong khoảng 15 phút.
- Sau đó, rót trà ra và thưởng thức ngay khi còn nóng sẽ thấy cơn đau đầu lập tức thuyên giảm.
Lá tía tô đất: Tía tô có chứa nhiều tinh dầu giúp giảm đau, chống viêm, tạo mùi thơm rất thoải mái, dễ chịu. Cũng bởi vậy nên từ lâu dân gian đã lựa chọn sử dụng nguyên liệu này làm vị thuốc trị đau đầu.
Cách dùng:
- Dùng một nắm lá tía tô, ngâm rửa sạch với nước muối.
- Vẩy cho hết nước và bỏ vào ấm trà, thêm nước nóng và hãm trong khoảng 10 phút.
- Sau đó bệnh nhân lấy nước uống khi còn ấm sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt.
Một số bài tập giúp giảm đau đầu an toàn
Bên cạnh việc dùng các loại thuốc trị đau đầu khi thay đổi thời tiết, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu tình trạng này bằng các bài tập đơn giản ngay tại nhà. Cụ thể gồm:
Bài tập điều chỉnh hơi thở
Theo y học hiện đại, biết hít thở đúng cách có thể làm giảm cơn đau đầu, điều hòa hệ thống tuần hoàn và giúp độc tố được thanh lọc khỏi cơ thể tốt hơn. Chưa kể đây còn là cách để tạo sự thoải mái cho tinh thần, giảm thiểu stress, lo lắng mệt mỏi.
Bạn hãy áp dụng theo các hướng dẫn chi tiết sau đây:
- Nên thực hiện các hơi thở sâu và dài thay vì thở nông.
- Hãy thở từ bụng, đảm bảo duỗi thẳng lưng, tâm trí không nghĩ loạn, cố gắng duy trì nhịp đều đặn cho hơi thở.
- Có thể kết hợp nghe nhạc nhẹ và dùng bài tập thở qua lỗ mũi trái phải đan xen nhau.
- Hãy tập thở ở những khu vực không khí trong lành, nhiều cây xanh.
Bài tập Yoga
Yoga được ứng dụng vào việc điều trị các loại bệnh lý đã nhiều năm nay, có tác dụng đối với mọi đối tượng và độ tuổi. Trong đó, người bị đau đầu bởi những thay đổi của thời tiết hoàn toàn có thể thực hiện một số động tác để đẩy lùi triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu, giúp cơ thể khỏe khoắn, linh hoạt hơn.
Tuy nhiên khi thực hiện cần đảm bảo bạn đã nắm được kỹ thuật chuẩn xác để tự tập tại nhà. Nếu không, hãy tới các trung tâm huấn luyện yoga để được hướng dẫn một cách tốt nhất.
Một số bài tập phù hợp cho những ai hay đau đầu gồm: Tư thế cây cầu, con cá, em bé vui vẻ, cây chuối. Duy trì khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ cho bạn thấy sự thay đổi tốt nhất.
Dinh dưỡng cho người hay bị đau đầu
Khi cơ thể có đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp nâng cao miễn dịch và sức đề kháng, nhờ vậy có thể giảm đau cũng như hạn chế các biểu hiện đau đầu khi thời tiết chuyển mùa. Khi ăn uống hàng ngày, bạn nên chú ý những điều sau đây:
- Luôn bổ sung đầy đủ các loại rau củ xanh hàng ngày, đặc biệt nhóm rau màu xanh đậm. Đồng thời ăn nhiều trái cây cũng giúp cơ thể được nạp thêm nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để giảm đau.
- Uống 2 lít nước mỗi ngày, ngoài ra bạn có thể dùng thêm nước ép từ rau củ hoặc hoa quả tươi.
- Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo có sự cân bằng, đan xen các món ăn phù hợp. Tránh lạm dụng các loại thực phẩm hoặc ăn cùng 1 món liên tục trong nhiều ngày.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều gia vị muối, đường, đồ ăn đóng hộp, các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
- Không nên dùng các chất kích thích, các đồ uống chứa caffeine và cồn.
Các cách ngăn ngừa đau đầu khi thay đổi thời tiết
Tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng chúng ta vẫn có những biện pháp giúp giảm thiểu tối đa tần suất xuất hiện của đau đầu khi thời tiết có những thay đổi bất ngờ. Cụ thể hiện nay nhiều người đang áp dụng theo những biện pháp chăm sóc sức khỏe như sau:
- Tạo thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên với các môn phù hợp thể lực. Bạn có thể tập yoga, chơi cầu lông, bơi lội, đạp xe, đi bộ, đá bóng, đá cầu, tập thể dục dưỡng sinh giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, nâng cao sức đề kháng.
- Các chị em không nên cột tóc quá chặt gây căng tức da đầu, làm vùng đầu trở nên nhạy cảm hơn trước những tác động từ bên ngoài.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt lòng bàn tay, bàn chân, tai, đầu, cổ.
- Có chế độ dinh dưỡng đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, cân bằng các vitamin, khoáng chất cùng chất chống oxy hóa. Hãy ăn nhiều rau màu xanh đậm, hoa quả và các loại ngũ cốc, cá béo.
- Tránh ăn những thực phẩm được đóng hộp, đồ bảo quản lâu ngày trong tủ lạnh, đồ ăn chiên rán ngập dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng.
- Không nên thường xuyên sử dụng cà phê, các thức uống chứa chất kích thích, bia, rượu.
- Tạo sự thư giãn, thoải mái cho tinh thần, tránh căng thẳng quá mức, lo lắng stress kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho não bộ và sức khỏe nói chung.
Đau đầu khi thay đổi thời tiết không còn là tình trạng xa lạ ít người gặp phải. Chúng ta nên có những kiến thức chăm sóc sức khỏe cơ bản để có thể đẩy lùi tình trạng này. Đồng thời, lưu ý nếu thấy các biểu hiện đau bất thường cần nhanh chóng tới các bệnh viện thăm khám, không nên lạm dụng thuốc giảm đau tự điều trị tại nhà.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!