Đau Đầu Khi Mang Thai 3 Tháng Giữa Khắc Phục Thế Nào?

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa mặc dù không phổ biến như ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất nhưng vẫn có một số mẹ bầu gặp phải. Để có thể giảm thiểu tình trạng này, chúng ta cần biết được nguyên nhân khởi phát, kết hợp với các biện pháp cải thiện được bác sĩ tư vấn phù hợp. 

Bà bầu đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa do những nguyên nhân nào?

Trong giai đoạn mang bầu ở tháng thứ 3 tới tháng thứ 6, các dấu hiệu đau nhức đầu sẽ giảm đi rõ rệt so với tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy vậy, có một số mẹ bầu vẫn bị các cơn đau kéo dài bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bác sĩ cho biết, những yếu tố có thể dẫn tới đau đầu ở giai đoạn này gồm:

Cơ thể thiếu sắt, canxi gây đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa

Sắt là khoáng chất rất quan trọng với người phụ nữ trong suốt 9 tháng mang thai. Thực tế, có rất nhiều mẹ bầu bị đau đầu bởi lượng sắt quá thấp, dẫn tới oxy chuyển tới não không đáp ứng đủ. Khi này, bạn sẽ có cảm giác đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, không giữ được thăng bằng và có thể ngất xỉu.

Bên cạnh đó, canxi cũng là yếu tố có thể gây ra các cơn đau đầu khi cơ thể không được đáp ứng đủ. Thành phần này sẽ tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh, đặc biệt cần bổ sung nhiều hơn khi mang bầu. Thiếu canxi không chỉ làm đầu đau nhức, chân tay cũng bị tê bì, khó đi vào giấc ngủ, thường stress, căng thẳng quá độ, từ đó làm sức khỏe tổng thể bị suy giảm, bé chậm phát triển.

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu sắt và canxi
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu sắt và canxi

Nội tiết tố

Đau đầu khi mang thai ở 3 tháng giữa cũng giống giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, chịu sự ảnh hưởng của nội tiết tố. Các hormone thay đổi nhiều khiến cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải, đau đầu, thần kinh căng thẳng. Cũng có không ít trường hợp cơ thể người mẹ thích nghi kịp thời sẽ không xảy ra các triệu chứng này.

Thời tiết thay đổi thất thường

Các dấu hiệu thay đổi đột ngột của thời tiết đều có những tác động nhất định tới người mang thai. Theo đó, nhiệt độ chuyển nóng, lạnh liên tục, không khí quá khô sẽ làm mẹ bầu đau đầu, da cũng khô ráp hơn.

Dinh dưỡng không cân bằng

Việc ăn uống thiếu chất, sử dụng các thực phẩm không đủ lượng dinh dưỡng cho cơ thể chắc chắn sẽ gây ra đau đầu và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hơn nữa, thai nhi cũng sẽ thiếu năng lượng, làm giảm khả năng phát triển, dễ bị còi cọc sau khi chào đời.

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cân bằng
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cân bằng

Nằm ngửa gây đau đầu

Tuy ở giai đoạn này bụng đã lớn hơn nhiều nhưng vẫn có số ít mẹ bầu giữ thói quen nằm ngửa xem phim, đọc sách,… Điều này vô tình tạo ra các sức ép lên khu vực tử cung, kéo theo áp lực tới mạch máu, huyết áp tụt giảm. Khi này, bạn sẽ bị đau đầu chóng mặt buồn nôn.

Thường lo lắng suy nghĩ

Suy nghĩ lo âu nhiều dễ gây ra các căng thẳng thần kinh, cản trở hoạt động máu lưu thông tới não bộ. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị mất ngủ, giấc ngủ trằn trọc và ăn uống không ngon miệng. Đây đều là những yếu tố kích thích đầu đau nhức diễn ra thường xuyên hơn.

Bệnh lý nền

Nếu bạn mắc một số bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc đang bị cảm cúm cũng xuất hiện những cơn đau đầu. Khi này, nếu bệnh được điều trị dứt điểm sẽ không còn các đợt đau tái phát.

Cảnh báo tiền sản giật

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa được các bác sĩ xác định có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Tình trạng này rất nguy hiểm, cần có các biện pháp dự phòng phù hợp để đảm bảo tốt sức khỏe của cả mẹ và bé.

Thông tin hữu ích: Đau Đầu Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau An Toàn

Cách chữa trị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa

Để loại bỏ các cơn đau đầu khó chịu trong giai đoạn mang bầu 3 tháng giữa, các bạn hãy áp dụng một số biện pháp an toàn dưới đây:

  • Massage: Thực hiện các thao tác xoa bóp, massage cho vùng đầu sẽ giúp thư giãn, tăng cường máu lưu thông, làm giãn cơ, kích thích giấc ngủ ngon hơn. Nếu không thể tự thực hiện tại nhà, bạn có thể tới các trung tâm chuyên xoa bóp, trị liệu để các kỹ thuật viên hỗ trợ nhanh chóng nhất.
  • Chườm nóng lạnh: Khi xuất hiện các cơn đau đầu, mẹ bầu có thể dùng túi chườm nóng hoặc lạnh để làm giảm đau tức thì. Cách làm này khá hữu ích khi bị đau nhức bởi vấn đề lo âu căng thẳng quá độ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Các cơn đau đầu có thể thuyên giảm rất tốt khi mẹ bầu nghỉ ngơi phù hợp, đảm bảo không gian phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ, không khí trong lành, dễ chịu. Tránh tình trạng thức khuya hoặc làm việc quá sức.
  • Ngồi thiền, tập yoga hoặc nghe nhạc nhẹ: Các mẹ bầu có thể tập một số bài yoga bầu, ngồi thiền tại nhà hoặc bật những bản nhạc nhẹ không lời để thư giãn đầu óc. Đồng thời phương pháp này còn hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển trí tuệ, não bộ của thai nhi.
  • Đảm bảo uống đủ 2 lít nước: Nước lọc cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày để hỗ trợ tốt cho các hoạt động vận chuyển máu, đào thải độc tố, đưa dưỡng chất đi nuôi dưỡng khắp cơ thể. Ngoài ra, các bạn cũng nên uống các loại nước ép, sinh tố rau củ tươi sẽ có rất nhiều dưỡng chất quan trọng.
Ngồi thiền giúp mẹ bầu giảm đau đầu hiệu quả
Ngồi thiền giúp mẹ bầu giảm đau đầu hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng cho người mang thai 3 tháng giữa

Việc bổ sung các dưỡng chất đầy đủ hàng ngày sẽ có nhiều tác động tới sức khỏe của mẹ và bé, hỗ trợ giảm đau đầu và nâng cao sức khỏe tổng thể. Theo đó, mẹ bầu cần biết nên ăn gì và kiêng gì trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa này.

Nhóm dưỡng chất mẹ bầu nên bổ sung

Để cơ thể không xảy ra tình trạng thiếu chất dẫn tới đau đầu, mẹ bầu hãy tích cực sử dụng những thực phẩm chứa các nhóm chất quan trọng dưới đây:

  • Canxi: Canxi sẽ giúp cho hệ xương khớp toàn thân luôn chắc khỏe, hỗ trợ cho sự phát triển của cơ bắp cũng như duy trì sự ổn định cho hệ thần kinh của mẹ và bé. Để nạp nguồn dinh dưỡng này, mẹ bầu hãy tích cực ăn ngũ cốc, nước ép từ hoa quả, bông cải xanh và uống sữa.
  • Acid folic: Trong rau chân vịt, sữa, bông cải xanh, quả bơ, một số ngũ cốc thô được các chuyên gia đánh giá có chứa hàm lượng acid folic cao. Dưỡng chất  này sẽ giúp giảm các áp lực ở hệ thống thần kinh cũng như phòng ngừa bệnh dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
  • Bổ sung sắt: Chúng ta hoàn toàn có thể cung cấp sắt thông qua các thực phẩm hàng ngày. Đủ sắt sẽ không xảy ra tình trạng thiếu máu, từ đó sức khỏe được duy trì tốt hơn. Bạn có thể sử dụng các loại đồ ăn như: Củ dền, rau muống, trứng, thịt đỏ, nước ép có chứa nhiều vitamin C giúp sắt được hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn.
  • Protein: Có thể bạn chưa biết, protein là thành phần tham gia vào rất nhiều hoạt động cấu trúc của mô, các cơ quan, phát triển não bộ cho trẻ cũng như mô vú cho mẹ bầu. Cơ thể có đủ protein sẽ đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bé khi chào đời cũng hạn chế ốm đau. Chúng ta nạp nguồn dưỡng chất này thông qua các loại thịt gia cầm, trứng, cá và các loại hạt.
  • Vitamin D: Có không ít nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nếu bạn bị thiếu vitamin D, nguy cơ xảy ra tiền sản giật cao hơn bình thường rất nhiều. Hơn nữa, vitamin D còn hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển hệ thống xương của bé. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên ăn các thực phẩm như: Cá hồi, cam, ngũ cốc, dầu gan cá, đậu nành,…
Bổ sung các thực phẩm chứa sắt sẽ rất cần thiết cho cơ thể
Bổ sung các thực phẩm chứa sắt sẽ rất cần thiết cho cơ thể

Nhóm đồ ăn cần tránh

Các cơn đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể xảy ra nhiều hơn, đau nặng hơn nếu chúng ta thường xuyên sử dụng những nhóm thực phẩm sau đây:

  • Đồ ăn đã chế biến sẵn: Nhóm thực phẩm này có chứa lượng đường, muối, calo lớn, cùng với đó là nhiều phụ gia và mỡ động vật. Chúng đều gây bất lợi cho sức khỏe, dễ làm mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cơ thể tích tụ nhiều độc tố và xảy ra biến chứng khá nguy hiểm.
  • Đồ ăn sống, chế biến chưa chín hoàn toàn: Các món ăn sống từ thịt, cá, trứng hoặc nấu chín dở sẽ có nhiều loại vi khuẩn tồn tại, dễ gây ra nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Khi mẹ bầu thường xuyên ăn những thực phẩm này hoàn toàn có nguy cơ bị sảy thai, sinh non, thai lưu,…
  • Caffeine: Nhiều người lầm tưởng rằng caffeine chỉ có trong cà phê, tuy nhiên thành phần này được sử dụng trong rất nhiều loại nước ngọt, trà và có trong cả ca cao. Mẹ bầu khi thường xuyên sử dụng sẽ làm cản trở quá trình phát triển của bé cũng như gây đau đầu, mất ngủ liên tục.
  • Rượu: Tương tự như cà phê, rượu cũng là thức uống cần tránh dù bạn đang mang thai ở giai đoạn nào. Rượu dễ gây ra nhiễm độc rượu ở bào thai, làm trẻ sau khi ra đời bị chậm phát triển, dễ mắc các dị tật ở tim và rối loạn hệ thần kinh trung ương.
Cần tuyệt đối tránh dùng cà phê
Cần tuyệt đối tránh dùng cà phê

Như vậy, những thông tin quan trọng nhất về vấn đề đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa đã được chúng tôi đề cập tới trong bài viết này. Bạn đọc hãy tham khảo kỹ để chú ý hơn tới việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Đồng thời nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện khác lạ, hãy sớm tới bệnh viện thăm khám, tránh chủ quan tự chữa trị tại nhà.

Bạn đọc cũng quan tâm:

5/5 - (1 vote)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua