Hướng Dẫn Đẩy Lùi Chứng Đau Đầu Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối
Khi ở cuối giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu gặp không ít mệt mỏi, khó chịu do lúc này thai nhi đã phát triển khá lớn, tạo nên nhiều áp lực tới cơ thể người mẹ. Không chỉ mất ngủ, cơ thể nặng nhọc, chân tay sưng phù, các chị em còn bị đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối. Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, để có thể điều trị một cách hiệu quả nhất, bạn đọc hãy theo dõi những thông tin sau.
Đau đầu 3 tháng cuối thai kỳ xảy ra do đâu?
Đau đầu vốn dĩ là hiện tượng bất cứ ai cũng có thể gặp phải, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Trong đó, nữ giới khi mang thai sẽ có nguy cơ bị đau đầu rất cao, cảm giác đau nhức có thể xuất hiện ở đỉnh đầu, nửa đầu hoặc thậm chí đau nhói cả đầu. Ngoài giai đoạn 3 tháng đầu có các cơn đau xuất hiện liên tục, thời điểm 3 tháng cuối cũng có không ít mẹ bầu mệt mỏi khó chịu bởi những đợt đau nhức kéo dài và thường xuyên.
Theo sự nghiên cứu từ các chuyên gia, bà bầu bị đau đầu 3 tháng cuối có thể xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể sau đây:
- Hormone: Theo nghiên cứu đánh giá thu thập được, trong khoảng 100 người mang thai sẽ có tới khoảng 80 người mắc chứng đầu đau nhức kéo dài suốt 9 tháng. Những trường hợp này là do nội tiết tố thay đổi quá lớn, cơ thể không thích nghi được sẽ gây ra đau đầu và nhiều vấn đề khác.
- Áp lực từ thai nhi: Nguyên do thứ hai dẫn tới tình trạng đau đầu đó là bởi sự phát triển của em bé, khi thai nhi càng lớn càng chèn ép mạnh lên các cơ quan bao quanh và trọng lượng cơ thể tăng làm áp lực lên các mạch máu cũng tăng. Trong đó, hệ thống thần kinh sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng, não bộ không được cung cấp kịp thời lượng máu và oxy cần thiết sẽ gây đau đầu, chóng mặt.
- Bệnh lý nền: Hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng có không ít. Nếu bạn có những bệnh nền này, khi mang thai rất khó tránh khỏi đau đầu. Ngoài ra, những người bị stress trong thời gian dài, mắc bệnh trầm cảm cũng có phần trăm đau nhức đầu cao hơn.
- Điều kiện môi trường sống không tốt: Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối được các bác sĩ xác định có thể xảy ra bởi các yếu tố trong môi trường sống hàng ngày tác động. Cụ thể, nếu nơi bạn ở có quá nhiều tiếng ồn lớn, thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn ánh sáng mạnh, không khí ô nhiễm, bụi bặm, cơ thể sẽ nhanh chóng xảy ra các phản ứng. Khi này, đau đầu, mất ngủ, chán ăn, thần kinh thường xuyên căng thẳng quá độ sẽ diễn ra khá liên tục.
- Ăn uống thiếu chất, sinh hoạt không điều độ: Một nguyên nhân nữa cũng rất thường gặp ở các bà bầu bị đau đầu tháng cuối là thói quen ăn uống và sinh hoạt. Thường xuyên ăn các món ăn vặt không có đủ dưỡng chất, mất cân bằng dinh dưỡng, bỏ bữa hay thức khuya nhiều, sử dụng các đồ uống có cồn, chất kích thích đều gây ra đau đầu, giảm chất lượng giấc ngủ.
Tình trạng đau đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ có đáng lo ngại không?
Đau đầu khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm gì không được các mẹ bầu bàn luận rất nhiều trong các hội nhóm hiện nay. Các bác sĩ cho biết, vốn dĩ đau nhức đầu là tình trạng sinh lý phổ biến của phụ nữ trong giai đoạn mang bầu. Việc có gây nguy hại gì cho sức khỏe hay không sẽ còn cần dựa vào nguyên nhân khởi phát.
Cụ thể, đối với người được xác định nguyên do đau đầu bởi các thói quen ăn uống, nghỉ ngơi chưa đảm bảo khoa học, lành mạnh, cơn đau nhức sẽ thuyên giảm tốt khi bạn có sự điều chỉnh kịp thời. Khi này, sẽ không có vấn đề gì đáng lo ngại đối với cả mẹ và bé.
Với những trường hợp người mẹ tăng cân quá nhanh, cân nặng vượt hơn mức cho phép thông thường, hệ thống mạch máu chắc chắn sẽ bị cản trở lưu thông tới não cùng nhiều cơ quan khác. Khi này, não rất dễ bị thiếu oxy, từ đó làm mẹ bầu đau đầu, thậm chí còn có thể gây suy giảm khả năng miễn dịch và băng huyết sau sinh.
Ở những mẹ bầu bị đau đầu do vấn đề căng thẳng tâm lý, mắc bệnh trầm cảm, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra biểu hiện chán ăn, mất ngủ, dễ cáu gắt, bực dọc, thường suy nghĩ lung tung. Khi đó, ngoài sức khỏe suy giảm, sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của em bé cũng chịu sự ảnh hưởng không tốt.
Nghiêm trọng hơn, bà bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối nếu không có biện pháp cải thiện phù hợp, làm tình trạng ngày càng nặng hơn sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật rất cao.
Kết luận chung, bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt có thể xuất phát bởi ăn uống sinh hoạt hoặc do các vấn đề sức khỏe khác nhưng dù vì nguyên nhân nào, chúng ta cũng không thể chủ quan xem nhẹ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang cần được đặc biệt quan tâm, mẹ bầu nên sớm tới bệnh viện thăm khám, thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nếu bạn thấy cơ thể đột ngột có các dấu hiệu sau, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ:
- Đau nhức đầu với tần suất liên tục, thậm chí ngay khi đang ngủ cũng đau bất ngờ, thời gian mỗi lần cũng tăng thêm và có chiều hướng nặng lên rõ rệt.
- Bệnh nhân còn bị rối loạn chức năng thị giác, bị sốt cao, cơ thể hay mệt mỏi, cổ vai đau cứng và vùng đầu còn có thêm triệu chứng tê buốt.
- Ngoài ra, mẹ bầu có thêm dấu hiệu đau bất thường ở khu vực bụng dưới xương sườn hoặc bụng trên.
Làm sao để giảm đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối?
Nếu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp cải thiện thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, các cách massage thư giãn. Không nên chủ quan nghĩ rằng đau đầu tự khỏi sẽ rất dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Một số phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay gồm:
Thực hiện massage
Massage có thể áp dụng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ, không gây hại cho cơ thể và mang tới rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Với kỹ thuật này, mẹ bầu có thể tự thực hiện tại nhà hoặc tới các trung tâm chuyên massage trị liệu.
Theo đó, bạn có thể day ấn, xoa bóp quanh đầu và hai bên thái dương. Ngoài ra, có thể dùng lược gỗ để chải đầu cũng là một biện pháp thư giãn, giúp giảm cơn đau đầu, đau nửa đầu.
Chườm lạnh hoặc ấm
Không chỉ với người mang thai, những người bình thường khi bị đau đầu cũng áp dụng được phương pháp chườm lạnh hoặc ấm. Với cách chườm lạnh, thân nhiệt khi đang tăng cao sẽ được hạ xuống khá nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng sung huyết cục bộ, khi này cảm giác đau sẽ được làm dịu hiệu quả. Đối với chườm nóng, nguồn nhiệt sẽ hỗ trợ giãn cơ, giãn các mạch máu đang bị co thắt, từ đó máu và oxy có thể vận chuyển lên não bộ ổn định hơn, đau đầu từ đó thuyên giảm.
Theo đó, chúng ta áp dụng chườm nóng cho những trường hợp mẹ bầu đau đầu bởi bị bệnh viêm mũi, viêm xoang, còn chườm lạnh sẽ dùng trong trường hợp căng thẳng quá độ dẫn tới đau đầu.
Bạn chỉ cần dùng túi chườm hay khăn bông sạch, nhúng vào nước nóng hoặc lạnh để đắp lên trán, qua vài phút sẽ thấy hiệu quả rất rõ rệt.
Dùng trà gừng
Từ lâu dân gian đã có cách điều trị đau đầu rất hữu ích bằng trà gừng. Đây là vị thuốc được Đông y dùng rất phổ biến, y học hiện đại cũng ghi nhận không ít các tác dụng nổi bật của gừng đối với sức khỏe. Nguyên liệu này có tính ấm, vị cay, phát tán, tiêu đàm, giảm đau, kháng viêm tốt.
Trong quá trình nghiên cứu tác dụng của gừng, các nhà khoa học đã phát hiện được khả năng tạo sự lưu thông cho máu, giãn nở các đoạn mạch bị co thắt, chống oxy hóa hiệu quả. Hơn nữa, bà bầu đau đầu 3 tháng cuối khi sử dụng gừng cũng sẽ rất an toàn, có thể khắc phục nhanh tình trạng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.
Hãy dùng 1 củ gừng đã rửa sạch, thái thành những lát mỏng và cho vào ấm pha trà như bình thường. Sau 10 phút, thêm vào một chút mật ong, khuấy đều rồi uống khi còn ấm sẽ tốt nhất.
Thông tin xem thêm: Đau Đầu Nên Uống Gì? 12 Đồ Uống Được Bác Sĩ Lựa Chọn
Tập thể dục nhẹ nhàng giảm đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối
Khi mang bầu, các chị em không nên dừng mọi hoạt động động vận động thể dục. Càng ngồi hoặc nằm một chỗ nhiều càng làm tăng nguy cơ đau đầu, đau mỏi xương khớp, cơ bắp kém linh hoạt và tăng cân quá mức.
Do đó, bạn nên có những bài tập nhẹ nhàng thường xuyên. Chúng ta có thể đi bộ đoạn đường ngắn, ngồi thiền, tập yoga hay những bài thể dục tại nhà phù hợp cho bà bầu.
Cách rèn luyện này không chỉ giúp giảm cơn đau đầu, cải thiện đau mỏi xương khớp, hệ miễn dịch và sức đề kháng cũng tăng theo. Ngoài ra, thể dục sẽ giúp tinh thần được thư thái thoải mái hơn, có giấc ngủ chất lượng, em bé theo đó cũng phát triển toàn diện.
Lựa chọn một số tinh dầu thiên nhiên để xông hơi
Để giảm đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối, các chị em có thể dùng tinh dầu thiên nhiên. Thông qua hương thơm từ các nguyên liệu phù hợp, các áp lực ở hệ thống thần kinh sẽ được đẩy lùi, não bộ không còn căng thẳng, tinh thần trở nên phấn chấn, vui vẻ hơn. Ngoài ra, ngửi mùi tinh dầu còn có khả năng cải thiện huyết áp cao, giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng, ngủ sâu giấc hơn.
Hiện nay, khi thăm khám cho bà bầu, các chuyên gia vẫn thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng tinh dầu, đặc biệt trong giai đoạn những tháng mang thai cuối. Theo đó, bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu như: Tinh dầu sả, quế, hương thảo, oải hương, bạc hà. Tinh dầu có thể cho vào máy xông đặt trong phòng ngủ, phòng khách, treo ở trong xe hơi đều được.
Phân chia thời gian làm việc, nghỉ ngơi phù hợp
Ngoài những cách giảm đau đầu ở trên, cách bạn sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cũng sẽ tác động rất nhiều tới quá trình điều trị đau đầu. Nếu cơn đau xuất phát từ vấn đề sinh hoạt không điều độ, cần nhanh chóng thay đổi ngay. Mẹ bầu hãy đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh việc thức khuya xem phim, đọc sách, thức đêm nhiều nhưng ban ngày ngủ liên tục nhiều tiếng đồng hồ.
Không gian nghỉ ngơi hãy chú ý tới các điều kiện âm thanh, ánh sáng cũng như không khí. Phòng ngủ cần có sự yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ và không có những mùi khó chịu, ẩm mốc hay thiếu không khí.
Ngoài ra, với những mẹ bầu trong giai đoạn mang thai vẫn đi làm, cần tránh lao động quá sức, không nên ngồi một chỗ quá lâu, thi thoảng cần đứng lên đi lại để thư giãn đầu óc.
Qua rất nhiều kết quả thống kê khảo sát cho thấy, những mẹ bầu xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp đều giảm tình trạng đau đầu rất rõ rệt, tinh thần thư thái, vui vẻ hơn, tâm lý không còn căng thẳng khó chịu. Từ đó, sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé cũng rất ổn định.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chắc chắn không thể bỏ qua vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, đặc biệt với những chị em thường xuyên bị đau đầu. Cơ thể thiếu chất là nguyên do gây ra rất nhiều vấn đề như: Đau mỏi xương khớp, đau đầu, đau cơ, suy nhược, giảm khả năng miễn dịch và đề kháng, thai nhi bị suy dinh dưỡng, kém phát triển,… Do vậy, trong mỗi bữa ăn hàng ngày, cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất xơ, khoáng chất, vitamin.
- Lựa chọn các loại rau củ xanh, hoa quả tươi để sử dụng hàng ngày, phân chia thành các bữa chính và bữa phụ thay vì chỉ ăn 3 bữa như bình thường.
- Nên ăn thêm nhiều ngũ cốc và các loại hạt để đáp ứng đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi.
- Khi mang thai, các chị em có nguy cơ bị thiếu sắt dẫn tới thiếu máu cao, khi này, ngoài các thực phẩm chức năng, bạn có thể tăng cường sắt thông qua: Rau bina, các loại đậu, thịt gà tây, bông cải xanh, cá,…
- Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, các loại đồ uống có cồn hoặc caffeine khác.
- Không ăn các đồ ăn đóng hộp, đồ chế biến sẵn vì chúng chứa khá nhiều phụ gia, các chất bảo quản, lượng mỡ động vật khá cao.
Chia sẻ những lưu ý quan trọng khi bị đau đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ
Bên cạnh những thông tin về nguyên nhân, cách điều trị chứng đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối, các chị em cũng nên lưu thêm những lời khuyên hữu ích dưới đây:
- Đau đầu nếu hay xuất hiện đột ngột, đau không có dấu hiệu giảm hoặc bị thêm nhiều biểu hiện khó chịu bất thường khác cần sớm tới các cơ sở y tế để thăm khám.
- Không được sử dụng bất cứ loại thuốc giảm đau nào khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ, dù đó là loại thuốc có thể dùng cho người mang thai.
- Cần thăm khám định kỳ để biết bản thân có đang bị thiếu dưỡng chất nào hay không, từ đó có biện pháp bổ sung phù hợp, tránh tình trạng thiếu chất nặng dẫn tới đau đầu và suy giảm sức khỏe.
- Nên sử dụng thêm một số vitamin, khoáng chất thiết yếu trong giai đoạn mang thai theo sự tư vấn từ các bác sĩ.
- Không lạm dụng dầu gió để thoa giảm đau đầu, trong thành phần của dầu có chứa long não, bạc hà có thể ngấm qua da và đi vào bào thai nếu bạn dùng nhiều.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối sẽ có sự khác biệt về mức độ, tần suất cũng như nguyên nhân khởi phát ở từng người. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp ích cho các chị em, đồng thời chúng tôi vẫn luôn khuyến khích rằng mẹ bầu nên chủ động đi thăm khám ngay khi thấy các dấu hiệu đau đầu để đảm bảo an toàn nhất.
Xem ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!