Vì Sao Đau Đầu Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu? Chữa Trị Thế Nào?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu xảy ra do nguyên nhân nào, có đáng lo ngại không? Hiện nay, các chị em khi có bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên thường bị đau nhức đầu, hoa mắt và có cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, chúng ta không thể tùy ý dùng thuốc giảm đau. Thay vào đó phải có những biện pháp thăm khám, chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Mang thai 3 tháng đầu bị đau đầu do đâu?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe não bộ và thần kinh của phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Trong đó, những nguyên nhân chính được các bác sĩ đưa ra gồm:
- Nội tiết tố mất cân bằng: Khi bắt đầu có thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi rất lớn. Điều này kéo theo rối loạn serotonin – một chất dẫn truyền tín hiệu sẽ gây ra cảm giác đau đầu, tâm trạng thường bực dọc, cáu gắt vô cớ, cơ thể luôn bứt rứt khó chịu. Ngoài ra, serotonin càng mất kiểm soát càng dễ gây ra chứng lo lắng căng thẳng, stress cho mẹ bầu.
- Hạ đường huyết: Yếu tố thứ hai có thể gây ra đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu đó là tình trạng tụt đường huyết bất ngờ. Thực tế triệu chứng này không chỉ gặp phải ở mẹ bầu, những người bình thường nếu bị giảm đường trong máu đột ngột cũng sẽ bị đau đầu, kèm theo đó là cảm giác cơ thể mất hết sức lực.
- Ăn uống sai cách: Có một số trường hợp phụ nữ có thai vẫn sử dụng đồ uống như cà phê, nước có ga, bia và thậm chí rượu. Những chất này hoàn toàn có nguy cơ gây ra các cơn đau đầu kéo dài trong suốt thai kỳ, làm ảnh hưởng tới sự ổn định của thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ sảy thai.
- Bị mất nước nhiều: Thông thường, ốm nghén sẽ xảy ra ở thời điểm mang thai 3 tháng đầu. Khi này, mẹ bầu ăn uống đều giảm đi rõ rệt, thường xuyên bị nôn, cơ thể mất nhiều nước và điện giải. Nếu tình trạng thiếu nước diễn ra liên tục sẽ làm cản trở hoạt động của não bộ, gây chóng mặt, đau đầu, tai bị ù và thị lực giảm đi rõ rệt.
- Thường chịu nhiều áp lực tâm lý: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy rằng, khi tâm lý phụ nữ mang thai luôn căng thẳng sẽ gây ra gia tăng cortisol. Thành phần này làm nhịp tim tăng nhanh, huyết áp vượt cao và kéo theo tuần hoàn não bị ảnh hưởng. Đồng thời, đây cũng có thể là lời cảnh báo bệnh lý mà mẹ bầu không thể chủ quan.
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Khi bạn thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, nằm hoặc ngồi một chỗ liên tục hay vận động mạnh quá mức đều sẽ gây ra đau đầu và nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.
Tìm hiểu: Bà Bầu Bị Đau Đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Nên Làm Gì Tốt Nhất?
Bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không, khi nào cần thăm khám?
Không phải bất cứ khi nào mẹ bầu bị đau đầu cũng là tình trạng nguy hiểm. Theo đó, các bác sĩ cho biết, nếu cơn đau đầu chỉ xuất hiện thi thoảng, mức độ bình thường sẽ không đáng ngại. Đây là dấu hiệu sinh lý tự nhiên bởi cơ thể người mẹ khi này đang có những thay đổi về hormone, nguồn dưỡng chất cung cấp chưa kịp đáp ứng cho cả 2 mẹ con.
Trong khi đó, nếu các chị em liên tục đau nhức, diễn ra cơn đau hàng ngày, tần suất dày và cường độ cao, thậm chí ngày càng nặng hơn, đây là tình trạng không thể xem nhẹ. Khi này, sức khỏe của mẹ và bé đều bị đe dọa, dễ gây ra những tác động tiêu cực, đặc biệt là nguy cơ tiền sản giật.
Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu cụ thể dưới đây, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám:
- Đau đầu và có thêm dấu hiệu tê buốt, cứng cổ, thường bị sốt cao.
- Khu vực vùng bụng trên, vùng dưới xương sườn cũng có cảm giác đau nhói bất thường.
- Mẹ bầu bị hoa mắt, đau đầu ngay khi nhìn máy vi tính, điện thoại, đọc sách.
Phương pháp điều trị an toàn, phù hợp nhất cho mẹ bầu
Đau đầu trong 3 tháng đầu mang thai có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau, nhưng trước hết bạn cần phải thăm khám cụ thể, lắng nghe tư vấn giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa. Với tình trạng này, chúng ta có thể áp dụng theo những phương pháp sau:
Mẹo giảm đau đầu chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu
Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ bầu có thể áp dụng một số cách không dùng thuốc đau đầu khá đơn giản, hữu hiệu như sau:
- Chườm ấm, lạnh
Chườm ấm hoặc lạnh là biện pháp giảm đau tại chỗ để đẩy lùi cơn đau đầu tức thì. Chườm ấm cho tác dụng kích thích tuần hoàn máu lưu thông, giảm co thắt mạch máu. Những trường hợp mẹ bầu có bệnh nền viêm xoang nên áp dụng phương pháp này.
- Uống trà gừng
Khi đau đầu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, các bạn có thể uống trà gừng ấm. Với đặc tính kháng viêm, giảm đau, giữ cho máu luôn lưu thông ổn định, các mạch co thắt được giãn nở hiệu quả, cơn đau đầu sẽ giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên chỉ uống 1 cốc trà gừng trong ngày khi bị đau đầu và không uống liên tục hàng ngày.
- Massage thái dương
Cách massage giảm đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu đang được rất nhiều chị em áp dụng thực hiện. Việc dùng lực từ tay để tác động lên thái dương cùng các vị trí khác trên đầu sẽ dễ dàng kích thích máu vận chuyển đều đi khắp não bộ, giảm áp lực lên dây thần kinh và tạo sự thư giãn cho da đầu.
- Nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh
Khi thấy cơn đau đầu khởi phát, mẹ bầu nên đi nằm nghỉ, chú ý không gian đảm bảo sự yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ, không bị dính tiếng ồn. Như vậy cơn đau đầu sẽ giảm đi rõ rệt, không còn cảm giác đau nhức, choáng váng.
Thuốc Đông y chữa đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu
Khi bị đau đầu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, bạn có thể lựa chọn các bài thuốc của y học cổ truyền. Thuốc sử dụng các dược liệu tự nhiên an toàn cho mẹ bầu, loại bỏ cơn đau hiệu quả và còn có khả năng bồi bổ khí huyết rất tốt.
Một số bài thuốc gồm:
- Bài thuốc 1: Có các vị thuốc như câu kỷ tử, thục địa, xuyên khung, long nhãn, hà thủ ô, tang ký sinh, ngưu tất, cỏ nhọ nồi,… Thuốc sắc với 3 bát nước, khi phần nước cạn bớt ⅔ sẽ dừng sắc và uống hết thuốc trong ngày.
- Bài thuốc 2: Bao gồm những dược liệu như chi tử, hoàng cầm, thảo quyết minh, dạ giao đằng, câu đằng, phục linh, tang ký sinh,… Thuốc cho vào ấm sắc cùng 800ml nước, đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 2 bát con sẽ chắt ra và chia thành 3 bữa uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Có các vị thuốc gồm cam thảo, bạch thược, trần bì, thạch xương bồ, trúc nhự, chỉ thực, bán hạ chế, địa long,… Bạn sắc thuốc cùng 1 lít nước, thu về 300ml và uống khi còn ấm.
Chia sẻ cách ngăn ngừa đau đầu khi ở tam cá nguyệt thứ nhất
Tuy đau đầu trong giai đoạn mang thai sẽ khó tránh, nhưng chúng ta vẫn có một số biện pháp có thể giảm tối đa sự xuất hiện của cơn đau, cải thiện tuần hoàn máu, tạo sự thư giãn, thoải mái cho các dây thần kinh.
- Luôn cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung đủ 2 lít nước lọc và nước ép hoa quả mỗi ngày.
- Nên vận động nhẹ nhàng, bạn có thể tham khảo các khóa học yoga dành riêng cho bà bầu, tập ngồi thiền. Ngoài ra, nên đi bộ các đoạn đường ngắn và bằng phẳng, tránh ngồi hoặc nằm liên tục nhiều giờ.
- Khi đi ngủ, hãy nằm nghiêng bên trái nhiều hơn, lúc này, chúng ta cũng cần tạm bỏ thói quen nằm ngửa. Mặc dù bụng chưa quá lớn nhưng nằm ngửa vẫn sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho cả mẹ và bé.
- Hãy tạo sự vui vẻ, thư giãn cho tinh thần. Tránh tình trạng luôn lo lắng, căng thẳng và u buồn. Khi này, không chỉ thần kinh não bộ của thai phụ bị tác động tiêu cực, sự phát triển của thai nhi cũng sẽ gặp không ít cản trở.
- Bạn có thể dành thời gian để đọc sách, nghe nhạc nhẹ cũng là cách thư giãn rất tốt. Hơn nữa đây còn là biện pháp tăng cường sự phát triển não bộ cho thai nhi, tạo sự kết nối giữa bé với thế giới bên ngoài ngay từ sớm.
- Nên có giấc nghỉ trưa khoảng 30 phút để não bộ được nghỉ ngơi, đồng thời không thức khuya, làm việc quá sức.
- Thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện các bất thường của sức khỏe cũng như tham khảo sự tư vấn chăm sóc từ các bác sĩ.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu sẽ cần tùy vào nguyên nhân khởi phát để có biện pháp điều trị phù hợp. Mẹ bầu hãy tới các cơ sở y tế tiến hành thăm khám, trao đổi cụ thể với bác sĩ về các biểu hiện thường gặp, thói quen sinh hoạt để sớm loại trừ cơn đau hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!