Bà Bầu Bị Đau Đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Nên Làm Gì Tốt Nhất?
Khi mang thai, phụ nữ thường gặp không ít vấn đề về sức khỏe, làm giảm một số hoạt động chức năng của cơ thể. Trong đó, bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn là tình trạng rất phổ biến, gần như mọi nữ giới có thai đều gặp phải. Vậy cụ thể triệu chứng này xảy ra do đâu, có thể khắc phục bằng cách nào tốt và an toàn nhất?
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn là hiện tượng gì, dấu hiệu thế nào?
Nữ giới khi mang thai sẽ có khá nhiều biểu hiện mệt mỏi, sức khỏe giảm đi rõ rệt. Trong đó, tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn rất thường gặp. Hiện tượng này cũng xảy ra nhiều nhất trong thời gian bạn đang ốm nghén, thường sẽ là 3 tháng đầu và thời điểm 3 tháng cuối của giai đoạn mang thai.
Các dấu hiệu sẽ thể hiện khá rõ rệt với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình hình sức khỏe thực tế của mỗi người như sau:
- Thường có cảm giác đau cả đầu, sau đó cơn đau sẽ lan sang cả khu vực vai gáy và kéo lên sau hốc mắt.
- Bạn bị nôn khá liên tục, hàng ngày nôn nhiều và tập trung phần lớn vào buổi sáng.
- Có các cơn đau đầu âm ỉ hoặc có thể đau nhói theo nhịp đập của mạch.
- Thi thoảng, chị em sẽ bị đau nửa đầu, mức độ nặng nhẹ từng thời điểm khác nhau.
- Thị lực giảm, mắt thấy có điểm mù nhỏ và mờ hơn.
Nguyên nhân bà bầu bị đau đầu chóng mặt và buồn nôn
Vấn đề bị chóng mặt, buồn nôn và đau đầu trong giai đoạn mang thai có thể xảy ra bởi rất nhiều yếu tố khác nhau tác động tới cơ thể. Trong đó, các chuyên gia tại MHRC cho biết, có một số nguyên do cụ thể như sau:
Cơ thể thay đổi nội tiết tố
Khi có thai, nội tiết tố của nữ giới sẽ thay đổi rất nhiều, đây cũng là nguyên do gây đau đầu chóng mặt buồn nôn và nhiều vấn đề khác. Trong đó, mỗi thời điểm mang thai sẽ có sự khác biệt về hormone, từ đó gây ra mệt mỏi khó chịu cho chị em.
- Ở giai đoạn đầu thai kỳ, khi mới bắt đầu làm quen với những thay đổi trên cơ thể, hormone sẽ có những sự khác biệt khá rõ rệt. Khi này, nội tiết tố tăng cao gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình máu lưu thông, làm bạn bị buồn nôn, chóng mặt và đau đầu.
- Đối với giai đoạn khi đã bước vào những tháng cuối của thai kỳ, nữ giới sẽ chịu rất nhiều sức ép từ thai nhi lên hệ thống cơ quan trong cơ thể. Lúc đó, máu chuyển lên não cũng bị cản trở, không đủ oxy và máu sẽ xảy ra tình trạng bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn.
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn do sinh hoạt
Các bác sĩ cũng cho biết, một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể tác động kích thích khởi phát tình trạng buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu xảy ra nhiều hơn. Cụ thể gồm:
- Bà bầu bị đau đầu thường xuyên bởi di chuyển đi lại, quá trình đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Từ đây, máu dồn về tim sẽ không đủ kịp, gây hạ đường huyết tức thì. Lúc này bạn sẽ thấy mất thăng bằng, cơ thể loạng choạng.
- Khi các bạn thường nằm ngửa, đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ sẽ gây cản trở rất nhiều cho mạch máu lưu thông, làm tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn diễn ra thường xuyên hơn. Đồng thời, lúc này huyết áp sẽ giảm đột ngột, tim đập nhanh làm mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu.
- Ít uống nước cũng là một trong những nguyên do gây ra tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn khi mang thai. Cơ thể thiếu nước làm giảm đường huyết, thiếu nước ối, đau đầu liên tục, da bị khô sạm và dạ dày luôn cồn cào muốn nôn.
Một số bệnh lý gây ra buồn nôn đau đầu
Thực tế, có không ít bệnh lý có thể gây ra tình trạng hay đau đầu khi mang thai. Trong đó, gồm những bệnh như cảm cúm, viêm xoang, huyết áp thấp. Các triệu chứng đau đầu, đau vai gáy, nôn, buồn nôn, huyết áp thấp sẽ diễn ra khá thường xuyên. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn chia sẻ rằng, những người bị thiếu máu cũng khó tránh khỏi tình trạng này.
Những nguyên nhân khác
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn còn xuất phát từ một số nguyên do khác cũng khá thường gặp gồm:
- Cơ thể tăng cân nhiều gây ra mệt mỏi, cảm giác uể oải và nặng nề, từ đó dễ bị đau đầu và buồn nôn hơn.
- Thường bị căng thẳng đầu óc, suy nghĩ lo lắng quá nhiều.
- Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt khi tiết trời quá nắng sẽ dễ làm bà bầu bị nôn, hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.
Xem thêm: Đau Nửa Đầu: Nguyên Nhân Do Đâu? Chữa Trị Thế Nào?
Các chuyên gia đánh giá mệt mỏi đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không?
Hiện nay, bất cứ chị em nào khi có thai đều khó tránh khỏi tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn. Đây là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Theo đó, nếu những triệu chứng này ngày càng có diễn biến xấu, không sớm khắc phục có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực như sau:
Tiền sản giật
Ở những người có huyết áp cao, khi bị đau đầu buồn nôn thường xuyên có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn những phụ nữ không mắc bệnh rất nhiều. Thông thường, tình trạng sẽ có xuất hiện từ tuần thai thứ 20 trở ra và ngày càng nặng. Đồng thời, phụ nữ có thai trong độ tuổi 40 trở lên sẽ dễ bị hơn và ngoài dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, buồn nôn sẽ còn có thêm biểu hiện phù nề, nước tiểu chứa lượng lớn protein.
Bên cạnh đó, không chỉ làm bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn, huyết áp cao còn kéo theo biến chứng bóc tách nhau thai, thai nhi bị khó thở, thiếu oxy, dễ sinh non, bị nhẹ cân và người mẹ có thể bị đột quỵ.
Hạn chế các sinh hoạt
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn thường xuyên sẽ làm giảm chất lượng đời sống rõ rệt, thường gây ra nhiều cảm giác mệt mỏi, khó chịu, ăn uống và nghỉ ngơi đều kém đi. Đặc biệt khi xảy ra chán ăn, cơ thể của mẹ và con đều không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cân nặng sụt giảm và bé bị giảm khả năng phát triển.
Làm sao hết đau đầu buồn nôn khi mang thai?
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn nên làm gì để cải thiện tình hình là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo, trước tiên mẹ bầu cần tới các cơ sở y tế để thăm khám xem có liên quan tới vấn đề bệnh lý gì hay không, sau đó sẽ được hướng dẫn phương pháp cải thiện phù hợp. Hiện nay, có một số cách giảm đau đầu chóng mặt khi mang thai được dùng nhiều nhất gồm:
Thuốc Tây chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn
Thuốc Tây có một số loại có thể dùng cho người đang mang thai bị đau đầu buồn nôn, tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyến cáo không được lạm dụng hay tùy ý sử dụng khi chưa có chỉ định, bởi thuốc có thể gây nguy hại cho cả mẹ và con. Đặc biệt, một số loại thuốc như Ibuprofen, Aspirin có chứa những thành phần rất bất lợi, làm cản trở quá trình thai nhi phát triển.
Nếu bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn khi mang thai liên tục, các dấu hiệu ngày càng nặng hơn, các bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc sau đây:
- Paracetamol: Là loại thuốc giảm đau dùng rất phổ biến hiện nay và phụ nữ có thai có thể dùng. Tuy nhiên cần dùng đúng với liều lượng đã được hướng dẫn, không tự ý mua về uống tại nhà để tránh xảy ra tác dụng phụ.
- Acetaminophen: Cũng thuộc vào nhóm thuốc giảm đau tương đối lành tính đối với người đang trong giai đoạn mang thai, thường dùng ở trường hợp bệnh nhân bị đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn quá mạnh.
Khi sử dụng bất cứ loại thuốc Tây nào đều cần tuân thủ đúng chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị. Bạn không được tự ý thay đổi đơn thuốc đau đầu hay tăng giảm liều để ngăn chặn các tác dụng phụ xảy ra.
Bà bầu bị đau đầu phải làm sao? Một số mẹo nhỏ trong dân gian
Dân gian ta từ lâu đã có rất nhiều mẹo cải thiện tình trạng chóng mặt đau đầu buồn nôn trong thời kỳ mang thai. Theo đó, những cách này có tính an toàn cao, dễ thực hiện, cho hiệu quả rất rõ rệt đối với các chị em đang mang bầu. Do đó, chúng ta có thể tận dụng để giảm việc dùng thuốc Tây sẽ tốt hơn cho cơ thể.
Chườm nóng lạnh
Đối với các cơn đau đầu chóng mặt buồn nôn, chườm nóng lạnh sẽ nhanh chóng cho hiệu quả tức thì, giảm cơn đau nhức, choáng váng rất tốt. Thông qua nguồn nhiệt nóng hoặc lạnh, các dây thần kinh đang chịu đau nhức sẽ giãn nở tốt, máu lưu thông hiệu quả, nhờ vậy không còn cảm giác khó chịu.
Cách thực hiện:
- Bạn hãy dùng khăn nóng hoặc dùng đá viên lạnh bọc bằng vải sạch và chườm trực tiếp lên vùng đầu đang đau nhức.
- Chườm trong khoảng 5 – 10 phút, nghỉ 5 phút rồi tiếp tục chườm thêm 1 – 2 lần nữa.
Tinh dầu giảm đau đầu buồn nôn
Tinh dầu là nguồn nguyên liệu có thể sử dụng để đẩy lùi tình trạng những người mang thai bị đau đầu chóng mặt buồn nôn, đây cũng là cách nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyến khích sử dụng. Theo đó, tinh dầu phù hợp như tinh dầu quế, sả, gừng, cam, bạc hà sẽ nhanh chóng tạo sự thư giãn cho hệ thống thần kinh và não bộ, mang tới cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng, stress, từ đó cơ thể cảm thấy khỏe khoắn, ăn ngủ ngon hơn.
Cách thực hiện:
- Hàng ngày khi đi tắm, bạn hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bồn nước ấm, sau đó tắm như bình thường.
- Bên cạnh đó, có thể dùng máy xông hơi nhỏ tinh dầu và đặt trong phòng khách, phòng ngủ cũng rất tốt.
Massage đầu, cổ và vai gái
Liệu pháp massage cũng dùng được cho người mang thai để giảm chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và đau nhức đầu. Cách làm này cho hiệu quả tăng cường lưu thông máu, giảm các áp lực chèn ép lên hệ thống thần kinh.
Cách thực hiện:
- Bạn massage nhẹ nhàng ở vùng cổ, đầu, gan bàn chân và vai gáy đều đặn hàng ngày.
- Tuy nhiên, nên thực hiện ở những trung tâm chuyên trị liệu bằng massage, những địa chỉ xoa bóp có kinh nghiệm, đảm bảo uy tín để không làm tổn thương các huyệt đạo.
Sinh hoạt điều độ
Sau khi thăm khám, nếu tình trạng đau đầu chóng mặt không phải do bệnh lý, xuất phát bởi cách sinh hoạt hoặc sinh lý tự nhiên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp cải thiện thói quen sinh hoạt khá hữu ích dưới đây:
- Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen là giải pháp tuy đơn giản nhưng cho hiệu quả rất tích cực đối với bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn. Nước ấm tăng cường sự lưu thông máu dưới da, giảm căng thẳng mệt mỏi, thư giãn toàn bộ cơ thể.
- Nghỉ ngơi ở những không gian yên tĩnh giúp cho não bộ không bị căng thẳng, đồng thời, cũng nên thay đổi nguồn sáng dịu nhẹ hơn sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhanh chóng.
- Tập yoga bầu hoặc ngồi thiền ngày càng được nhiều bác sĩ khuyến khích để giảm đau tại chỗ, giúp máu lưu thông, các dây thần kinh không còn bị chèn ép.
Thuốc Đông y
Khi bà bầu bị đau đầu chóng mặt và buồn nôn, có thể dùng một số bài thuốc Đông y bởi thuốc phát huy tốt công dụng và đảm bảo tính an toàn. Hiện nay, những bài thuốc được dùng nhiều nhất gồm:
Bài thuốc thứ nhất:
- Vị thuốc: Hoài sơn, đại táo, ngải diệp, tá tô, liên nhục, cam thảo, phục long can, liên kiều, đại táo, bạch truật, đỗ trọng, tục đoạn,…
- Cách dùng: Bài thuốc sắc với 3 bát nước cho sôi nhỏ lửa, khi thuốc cạn còn 1 bát sẽ dừng sắc và chia thành 3 bữa trong ngày, uống thuốc ấm sẽ tốt nhất.
Bài thuốc thứ hai:
- Vị thuốc: Bạch truật, hoàng kỳ, hậu phác, hoàng cầm, cam thảo, sinh khương, phòng sâm, liên kiều, thục địa, phục long can, bán hạ chế, tục đoạn, đại táo, trần bì.
- Cách dùng: Bài thuốc cũng sắc với nước để chắt uống hàng ngày 3 lần cho tới khi tình trạng này được kiểm soát hiệu quả.
Gợi ý một số cách phòng đau đầu chóng mặt buồn nôn thường xuyên
Khi bị đau đầu chóng mặt và buồn nôn trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ sẽ thấy luôn mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng tới cả sức khỏe của thai nhi. Do đó, có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây sẽ giúp giảm tái phát các triệu chứng này khá tốt.
- Hãy thiết lập giấc ngủ đều đặn mỗi ngày, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya sẽ tạo áp lực lên não bộ.
- Tạo tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan, tránh lo lắng căng thẳng liên tục sẽ rất dễ bị đau đầu và chóng mặt.
- Nên thực hiện vận động nhẹ nhàng, tập yoga bầu, ngồi thiền. Lười vận động cũng là một trong những nguyên do làm cơn đau đầu buồn nôn diễn ra nhiều hơn.
- Có chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất, uống đủ nước mỗi ngày. Cách này sẽ giúp mẹ bầu có sức khỏe ổn định, giảm đau ốm, sức đề kháng và hệ miễn dịch đều hoạt động tốt.
- Không để cơ thể quá no hoặc quá đói, hãy chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Không sử dụng đồ uống có chứa thành phần caffein, cồn, các chất kích thích.
- Khi bạn nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu mệt mỏi bất thường, liên tục buồn nôn, đau đầu và chóng mặt, hãy sớm tới bệnh viện thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và hướng dẫn bạn một số biện pháp khắc phục phù hợp, tránh tự ý chữa trị tại nhà.
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn không phải tình trạng xa lạ, có thể khắc phục bằng thuốc và các mẹo cải thiện ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Mong rằng các thông tin trên đã giúp ích cho bạn đọc để có thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ nhất.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!