Xem Ngay 7 Cách Chữa Đau Đầu Bằng Ngải Cứu An Toàn

Ngải cứu nổi tiếng là vị thuốc tại gia với rất nhiều công dụng chăm sóc, cải thiện sức khỏe. Trong đó, chữa đau đầu bằng ngải cứu là một trong những cách an toàn với cơ thể, khắc phục nhanh cơn đau và cải thiện tuần hoàn máu, khí huyết đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết nên dùng thế nào cho đúng. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể tới bạn đọc các mẹo tốt nhất.

Lá ngải chữa đau đầu có tốt không?

Lá ngải thuộc nhóm cây thảo, tên Latin được biết đến là Artemisia Absinthium, mùi thơm hắc, khả năng sinh trưởng cao ở các môi trường ẩm, phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa xuân và hè.
Từ lâu, Đông y đã vận dụng ngải cứu vào các bài thuốc trị bệnh giúp giảm đau, cầm máu, khứ hàn, ôn kinh chỉ huyết. Dân gian cũng dùng ngải cứu trong điều trị chứng đau đầu, cảm cúm, bệnh liên quan tới xương khớp,… rất phổ biến.

Trong y học hiện đại, ngải cứu là loại thảo mộc có chứa nhiều hoạt chất quan trọng, tác dụng không thua kém nhiều loại thuốc. Những thành phần nổi bật nhất có thể kể tới gồm: Adenin, Cineol, Cholin, Tricosanol, Dehydro Matricaria Este, Tetradecatrilin. Những hoạt chất này sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh, hạn chế cơn đau đầu tái phát và mức độ cũng nhẹ đi rất nhiều.

Ngải cứu có nhiều thành phần trị đau đầu đã được y học ghi nhận
Ngải cứu có nhiều thành phần trị đau đầu đã được y học ghi nhận

Đặc biệt, ngải cứu còn có thành phần Thujone – Chất có khả năng tác động trực tiếp tới các GABA (Gamma Aminobutyric) dẫn truyền hệ thần kinh. Khi này, não bộ sẽ được kích thích, làm giảm các phản ứng quá tải ở hệ thần kinh, cơn đau đầu từ đây dịu đi không ít.

Như vậy, có thể thấy rằng, ngải cứu là vị thuốc rất tốt cho việc điều trị bệnh đau đầu, đã được cả Đông y và Tây y ghi nhận công dụng, sử dụng phổ biến trong các liệu trình thuốc. Nếu bạn đang bị các cơn đau đầu hành hạ, hãy tham khảo ngay những bài thuốc dùng lá ngải dưới đây của chúng tôi.

Tham khảo: Đau Đầu Nên Uống Gì? 12 Đồ Uống Được Bác Sĩ Lựa Chọn

7 bài thuốc chữa đau đầu bằng ngải cứu cực nhạy

Ngải cứu có thể dùng theo nhiều cách khác nhau, bệnh nhân tùy vào nhu cầu của bản thân để lựa chọn công thức phù hợp nhất. Sau đây sẽ là những cách tận dụng phổ biến và cho kết quả tốt nhất hiện nay.

Hơ ngải cứu

Hơ ngải cứu là biện pháp điều trị rất đơn giản nhưng hiệu quả cực cao. Bệnh nhân hãy dùng lá ngải cứu tươi với một lượng vừa phải, rửa sạch sau đó đem đi sao cho nóng vàng. Ngải cứu đổ ra và cuộn vào thành các nắm nhỏ, đem hơ lên khu vực giữa trán và lông mày nhân lúc còn nóng. Hơ ngải cho tới khi đã nguội hẳn và áp dụng 6 – 7 lần để giảm đau đầu tốt nhất.

Xông lá ngải

Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu thứ hai bạn có thể tham khảo đó là xông lá ngải. Chúng ta cần có một nắm lá ngải cứu, một ít lá bưởi, lá sả, khuynh diệp. Rửa hết nguyên liệu và cho vào nồi nấu cùng 3 lít nước. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục nấu trong khoảng 5 – 7 phút. Sau đó, đổ nước ra chậu sạch và trùm khăn lớn lên người cùng chậu nước để xông trong 15 phút. Xông xong bạn sẽ thấy cơ thể thư thái, nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Xông ngải giúp giảm đau và tạo sự thư giãn
Xông ngải giúp giảm đau và tạo sự thư giãn

Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu đắp lên da

Ngải cứu trị đau đầu bằng cách đắp lên da cũng cho tác dụng tốt, dễ thực hiện. Bạn chỉ cần dùng ngải đã rửa sạch, sao nóng rồi bọc lại bằng một khăn sạch và mỏng. Chúng ta đắp ngải lên da đầu cho tới khi hết hoàn toàn hơi nóng, có thể sao lại và đắp thêm 2 – 3 lần nữa.

Chườm ngải cứu và muối

Để chữa đau đầu bằng ngải cứu, bạn cũng có thể dùng lá ngải chung với muối trắng. Hãy lấy một lượng vừa đủ lá ngải, rửa sạch và mang đi sao cùng muối trắng cho tới khi ngả vàng. Bọc hỗn hợp bằng khăn sạch, sau đó chườm lên đầu, thái dương và trán cho tới khi hỗn hợp đã nguội hoàn toàn. Cơn đau đầu sẽ giảm đi đáng kể.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu và muối cho tác dụng rõ rệt
Chữa đau đầu bằng ngải cứu và muối cho tác dụng rõ rệt

Ngải cứu và mật ong

Ngải cứu và mật ong là lựa chọn rất tốt cho những ai đang bị đau đầu, mất ngủ. Bệnh nhân hãy dùng một nắm nhỏ lá ngải cứu rửa sạch, xay nhuyễn và ép lấy phần nước cốt. Trộn nước cốt ngải với 1 thìa mật ong cho thật đều và uống trực tiếp. Cách chữa này duy trì đều đặn trong 15 ngày sẽ thấy sức khỏe cải thiện đáng kể.

Món trứng rán ngải cứu

Trứng rán cùng ngải cứu là món ăn đã rất quen thuộc với người Việt, hương vị thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe. Người thường xuyên bị đau đầu nên ăn món này để cảm nhận rõ các cơn đau thuyên giảm đi không ít. Bạn hãy dùng 100g lá ngải rửa sạch, thái nhỏ và trộn cùng 2 quả trứng gà, thêm một chút gia vị vừa ăn. Rán trứng cho chín vàng đều 2 mặt và ăn ngay khi còn nóng.

Bệnh nhân có thể ăn món trứng rán ngải để giảm đau nhức đầu
Bệnh nhân có thể ăn món trứng rán ngải để giảm đau nhức đầu

Canh hầm ngải cứu đậu đen

Món canh này nghe có vẻ lạ nhưng lại là lựa chọn rất tốt giúp bệnh nhân cải thiện các cơn đau đầu. Bạn hãy dùng một nắm đậu đen ngâm khoảng 2 – 3 tiếng, sau đó cho đậu vào hầm tới khi hạt đậu chín mềm, thêm ngải cứu đã rửa sạch, thái nhỏ cùng 1 quả trứng gà vào nấu chung. Món canh này nên ăn lúc còn nóng sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu cần chú ý gì không?

Cho tới nay, dù đã có rất nhiều loại thuốc chữa đau đầu được nghiên cứu sản xuất, nhưng ngải cứu vẫn là vị thuốc tại gia được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Mặc dù độ an toàn rất cao, nhưng chúng vẫn cần dùng đúng cách để không gây hại cho cơ thể. Bởi lá ngải nếu lạm dụng hoàn toàn có khả năng tác động tiêu cực tới sức khỏe.

Những người dùng ngải quá nhiều có thể bị buồn nôn, chóng mặt, tay chân run. Những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ bị co thắt ruột và dạ dày, thay đổi nhịp tim, da bỏng rát hoặc ửng đỏ. Do vậy, bạn hãy chú ý tới những vấn đề sau đây:

Liều dùng phù hợp:

Lá ngải phải dùng với liều lượng phù hợp, khi sử dụng ở mức vừa đủ, các hoạt chất trong ngải sẽ cho công dụng giảm đau rất tốt, giúp ức chế thần kinh, giảm tải áp lực lên não bộ. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng, các dây thần kinh có thể bị rơi vào trạng thái phấn khích cực độ, từ đó dẫn tới tay chân bị run rẩy, cơ thể co giật, rơi vào hôn mê, co cứng cơ hoặc thậm chí tê liệt.

Các bác sĩ và chuyên gia vẫn luôn khuyến cáo rằng, lá ngải không sử dụng quá 4 lần trong tuần và không quá 300g một tuần. Dùng đúng liều lượng sẽ giúp chúng ta có thể trị đau đầu tốt, cải thiện sức khỏe hiệu quả và đảm bảo cơ thể luôn an toàn.

Đối tượng dùng lá ngải:

Bạn vẫn nghĩ rằng bất cứ ai cũng có thể dùng lá ngải để trị đau đầu? Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, đã được các chuyên gia và bác sĩ bác bỏ. Theo đó, y học từ lâu đã nhận thấy rằng, có một số đối tượng không nên dùng lá ngải trị đau đầu khi ở những trường hợp sau:

  • Nữ giới đang ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên. Khi ăn ngải cứu thường xuyên dễ gây co bóp tử cung, dẫn tới sảy thai hoặc sinh non khá nguy hiểm.
  • Bệnh nhân có bệnh lý liên quan tới gan cũng không nên dùng lá ngải. Bởi trong ngải có chứa một số thành phần là tinh dầu khá đặc biệt, dễ tác động tới chức năng chuyển hóa ở gan, gây mất cân bằng. Lúc này gan có thể bị nhiễm độc và suy yếu chức năng rất nhanh chóng.
  • Các bác sĩ cũng cho biết, không dùng lá ngải cứu chữa đau đầu cho những người bị bệnh rối loạn đường ruột cấp tính. Ngải cứu không chỉ chữa đau đầu còn có tác dụng nhuận tràng. Nếu những bệnh nhân này sử dụng sẽ thấy bệnh tình càng nghiêm trọng, chuyển biến xấu hơn.
  • Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, sỏi thận cũng nên hạn chế dùng lá ngải. Tốt nhất cần có sự tư vấn cụ thể từ các bác sĩ phụ trách điều trị.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu cho hiệu quả có tốt hay không, tác dụng nhanh hay không cũng còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bởi thực tế đã cho thấy rằng, có những bệnh nhân dùng ngải cải thiện đau đầu rất tốt, cũng có người dù đã kiên trì trong thời gian dài nhưng kết quả không được như mong muốn. Khi này, bạn nên tìm tới các biện pháp điều trị đau đầu khác tích cực hơn.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu có những cách thực hiện thế nào, lưu ý ra sao đều đã được chúng tôi chia sẻ rất chi tiết trong bài viết này. Qua đây, bệnh nhân có thể tham khảo để chọn cho mình phương pháp tốt nhất. Đồng thời, lưu ý rằng việc tuân thủ các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (1 vote)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp những triệu chứng gì?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chia sẻ
Bỏ qua