Hướng Dẫn Cách Cải Thiện Bệnh Đau Đầu Ở Phụ Nữ Hiệu Quả
Bệnh đau đầu ở phụ nữ có rất nhiều nguyên do gây ra, cần phải xác định được các biểu hiện đau nhức này xuất phát do đâu để có biện pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết các nguồn cơn gây đau đầu và gợi ý các hướng điều trị phù hợp để bạn đọc tham khảo.
Bệnh đau đầu ở phụ nữ do những nguyên nhân nào gây ra?
Nữ giới đau đầu bởi rất nhiều yếu tố và thể đau đầu gặp nhiều nhất là đau do căng thẳng, đau nhức một nửa đầu. Theo đó, các chuyên gia đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu và biết được rằng, tình trạng này xảy ra bởi các yếu tố sau:
Bệnh đau đầu ở phụ nữ do hormone tác động
Cụ thể, estrogen là loại hormone trực tiếp có khả năng gây ra các cơn đau đầu ở nữ giới khi chúng bị rối loạn. Phụ nữ sẽ gặp đau đầu nhiều nhất ở các giai đoạn mang thai, trong chu kỳ đèn đỏ, thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc khi áp dụng các liệu pháp thay thế hormone.
Khi này, những mạch máu liên kết với dây thần kinh và dây thần kinh sinh ba sẽ bị rối loạn chức năng, xảy ra các bất thường với biểu hiện rõ rệt nhất là cơn đau đầu, cực nhạy cảm với các âm thanh, ánh sáng.
Giấc ngủ thất thường
Nguyên do thứ hai dễ gây ra đau đầu ở phụ nữ đó là giấc ngủ thất thường. Theo đó, nữ giới từ sau tuổi 30 sẽ có những rối loạn nhất định trong giấc ngủ do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Chị em thường mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khi tỉnh dậy thường mệt mỏi, uể oải, đầu đau đau nhức và tinh thần cũng khó chịu hơn.
Đau đầu bởi căng thẳng lo lắng
Phái nữ là nhóm đối tượng đặc biệt dễ nhạy cảm với các áp lực, lo lắng của cuộc sống và thường không bộc lộ ra ngoài. Khi cảm xúc mệt mỏi, căng thẳng kéo dài sẽ gây ra các áp lực tới hệ thống thần kinh, làm đau đầu, mệt mỏi và nặng nhất là trầm cảm.
Do thói quen sinh hoạt
Bệnh đau đầu ở phụ nữ còn có thể xuất hiện bởi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày rất nhiều người đang gặp phải như:
- Ăn uống kiêng khem giảm cân quá mức, không đảm bảo khoa học.
- Lạm dụng các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn.
- Lạm dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, nước có ga.
- Ăn uống bỏ bữa nhiều hoặc có những khi ăn quá nhiều loại thực phẩm cùng lúc.
- Ít uống nước khiến cơ thể bị mất nước nhiều.
Ngoài ra, bệnh đau đầu ở phụ nữ còn có thể là hệ quả của các bệnh lý liên quan tới cột sống cổ, đĩa đệm như thoái hóa hay thoát vị. Để biết chắc chắn bản thân đang gặp phải vấn đề gì, bệnh nhân vẫn nên đi thăm khám từ sớm.
Triệu chứng bệnh đau đầu ở phụ nữ
Nhắc về triệu chứng của bệnh đau đầu ở nữ giới, sẽ có sự khác biệt tùy vào loại đau đầu cũng như mức độ đau. Thông thường, chị em sẽ bị đau nửa đầu hoặc đau một vài vị trí như đỉnh đầu, sau gáy, sau tai. Cũng có người đau cả đầu.
Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày, đau âm ỉ tới dữ dội và dễ tái phát thường xuyên. Có khá nhiều trường hợp đau đầu bùng phát ngay khi đang ngủ khiến giấc ngủ bị cản trở, người bệnh mệt mỏi, mất sức vào ngày hôm sau.
Cách chữa bệnh đau đầu ở phụ nữ tốt nhất
Để điều trị đau đầu ở phụ nữ, cần phải dựa vào nguyên nhân khởi phát, sức khỏe thực tế của từng người. Hiện nay, y học đang có những hướng điều trị như sau:
Dùng thuốc Tây giảm đau
Tây y có rất nhiều thuốc giảm đau dùng được cho người bị đau đầu. Theo đó, bệnh nhân sẽ được kê đơn một số thuốc khá phổ biến như: Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin, nhóm Triptans để điều trị chứng đau đầu từ nhẹ tới nặng.
Bệnh nhân cần lưu ý, mặc dù chúng ta có thể mua khá nhiều loại thuốc giảm đau đầu ở các hiệu thuốc để về sử dụng tại nhà, nhưng điều này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Việc dùng sai liều lượng, sai loại sẽ không thể đạt được hiệu quả tốt, dễ gây ra tác dụng phụ, cơ thể bị nhờn thuốc và thậm chí còn là cơn đau đầu diễn ra dữ dội hơn. Bạn cần phải tới bệnh viện thăm khám để được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn sử dụng sao cho phù hợp, an toàn nhất.
Vật lý trị liệu
Khi bị đau đầu, nữ giới có thể áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu tại các cơ sở y tế, trung tâm trị liệu hiện nay. Cùng với sự hỗ trợ của các y bác sĩ và máy móc chuyên dụng, các cơn căng cứng được làm giãn, giảm tải áp lực trên các dây thần kinh, máu lưu thông ổn định hơn. Khi đó, cơn đau đầu sẽ giảm đi rõ rệt và người bệnh cũng thấy khỏe khoắn hơn.
Tham khảo: Đâu Là Cách Trị Đau Đầu Cho Bà Bầu Hiệu Quả Tốt Nhất?
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống cho bệnh đau đầu ở phụ nữ
Trị liệu thần kinh cột sống là cách điều trị rất phù hợp với những người đau đầu bởi dây thần kinh bị chèn ép do bệnh thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ,… Thông qua các phương thức kỹ thuật nắn chỉnh cột sống của các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, áp lực tại cột sống và dây thần kinh sẽ được loại bỏ, nhờ vậy đau đầu dịu đi rất nhiều.
Bổ sung Estrogen
Khi nữ giới bị đau đầu bởi vấn đề estrogen thiếu hụt, có thể lựa chọn cách bổ sung estrogen thông qua các loại thuốc uống rất hiện đại hiện nay. Phương pháp này cho hiệu quả cao nhưng cần phải lựa chọn các địa chỉ chữa trị uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm để đảm bảo liều lượng bạn đưa vào cơ thể là tương thích.
Áp dụng mẹo cải thiện đau đầu tại nhà
Khi bị đau đầu ở thể nhẹ, không có sự liên quan tới bệnh lý, chúng ta có thể tận dụng một số mẹo chữa đơn giản tại nhà như: Đi nghỉ ngơi ở những không gian yên tĩnh, uống nước chanh ấm, tập hít thở sâu, chườm lạnh, chườm nóng hoặc massage, xông tinh dầu.
Các phương pháp này sẽ cho hiệu quả giảm đau tạm thời, do đó nếu muốn trị triệt để, bạn cần tới các cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn phác đồ chữa trị một cách chi tiết nhất.
Đông y chữa bệnh đau đầu ở phụ nữ
Đông y cũng có rất nhiều phương thuốc điều trị đau đầu hiệu quả, giúp bồi bổ khí huyết, lưu thông tuần hoàn, nâng cao sức khỏe tổng thể. Trong đó, những bài thuốc được người bệnh đau đầu dùng nhiều nhất gồm có:
Bài thuốc 1:
- Dược liệu: Phòng phong, khương hoạt, cam thảo chích, độc hoạt đều, mạn kinh tử, xuyên khung.
- Cách dùng: Thuốc sắc với 500ml nước cho tới khi cạn còn khoảng 150ml, bệnh nhân uống thuốc lúc còn ấm và dùng sau bữa ăn.
Bài thuốc 2:
- Dược liệu: Ích mẫu thảo, xuyên ngưu tất, thiên ma, sơn chi, đỗ trọng, hoàng cầm, chu phục linh, dạ giao đằng, thạch quyết minh, tang ký sinh, xuyên ngưu tất.
- Cách dùng: Thuốc sắc theo thang, mỗi ngày sắc là thang với 800ml nước, đợi cạn còn 1 bát con sẽ lấy ra để uống hết, không đợi thuốc qua đêm để dùng vào hôm sau.
Bài thuốc 3:
- Dược liệu: Xuyên luyện tử, hoài ngưu tất, huyền sâm, long cốt, giá thạch, liên trần, cam thảo, mẫu lệ, bạch thược, quy bản, thiên đông.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc với 3 bát nước, phần thuốc thu được chia thành 2 bữa uống cho tới khi khỏi bệnh.
Hướng dẫn ngăn ngừa bệnh đau đầu ở phụ nữ
Bệnh đau đỉnh đầu, đau nhức cả đầu ở phụ nữ có thể ngăn chặn bằng một số biện pháp khá đơn giản nhưng hữu ích như sau:
- Có giấc ngủ hợp lý, ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi ngày, nên đi ngủ trước 11h và nghỉ trưa khoảng 30 phút.
- Hạn chế suy nghĩ lo lắng nhiều, nên tạo sự thư giãn, thoải mái cho tinh thần, bạn có thể ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ hoặc tập một số môn thể thao để giải tỏa stress.
- Nên có chế độ ăn uống cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin. Không nên dùng nhiều các đồ uống có cồn hay chất kích thích.
- Không gian sống cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế các tiếng ồn hoặc ánh sáng quá mạnh trong phòng ngủ.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nên kết hợp cả nước ép trái cây tươi với nước lọc để cơ thể có đủ nước cũng như được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất.
Bệnh đau đầu ở phụ nữ nhìn chung có rất nhiều yếu tố tác động. Bệnh nhân muốn điều trị hiệu quả cần có quá trình thăm khám chi tiết tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Nếu thấy đau nhức nặng, nên sớm thông báo với bác sĩ để có cách xử lý phù hợp, không nên tự ý mua thuốc hay thay đổi đơn thuốc khi chưa được các bác sĩ cho phép. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về đau đầu.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!