Bệnh Đau Đầu Mờ Mắt Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Bệnh đau đầu mờ mắt làm người bệnh bị đau nhức đầu và thị lực giảm sút rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh hoạt, lao động hàng ngày. Việc tìm kiếm các giải pháp điều trị phù hợp là rất cần thiết để bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Dưới đây sẽ là các thông tin tổng quan về nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và cách điều trị bệnh chi tiết nhất.
Đau đầu mờ mắt là bệnh gì?
Đau đầu mờ mắt là tình trạng bệnh nhân bị đau đầu và có thêm biểu hiện mắt mờ, tầm nhìn suy giảm một cách khá rõ rệt. Về mức độ cũng như tần suất xuất hiện sẽ có sự khác biệt giữa từng người, có người đau khá thường xuyên, có người bị trong phút chốc và thời gian lặp lại tương đối lâu.
Về lâu dài, đau đầu kèm mờ mắt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực, thậm chí có bệnh nhân mất khả năng thị lực hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người thật sự am hiểu về tình trạng này, từ đó dẫn tới chủ quan trọng việc điều trị.
Nguyên nhân dẫn tới chứng đau đầu mờ mắt
Chứng đau đầu mờ mắt được xác định xảy ra bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, các nguyên nhân thường gặp nhất phải kể tới gồm:
Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não là vấn đề khá nghiêm trọng, không chỉ gây đau đầu, giảm khả năng quan sát, bệnh nhân còn có thể gặp phải nhiều di chứng rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng.
Ở trường hợp này, các cơn đau đầu sẽ diễn ra khá dữ dội, thị lực giảm sút rõ rệt, xuất hiện nhiều điểm mù, ngay tầm nhìn gần cũng khá mờ và có thể thấy nguồn sáng phân tán, không tập trung về một điểm. Bệnh nhân chủ yếu bị đau kéo dài trong tối thiểu vài giờ hoặc sẽ lâu hơn vài ngày. Ngoài ra, thường có cảm giác đau đầu buồn nôn và ăn uống không ngon miệng.
Ngộ độc Carbon Monoxide
Carbon Monoxide là khí không có vị, không có màu sắc và cũng không mùi, thường xuất hiện ở các loại khí đốt hoặc khí propan, nguồn khói từ gỗ khi đốt. Khi hít phải loại khí này, chúng sẽ xâm nhập vào trong máu nhanh chóng và gây ra hiện tượng mờ mắt, đau đầu, làm tụt giảm lượng lớn oxy ở não bộ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng khó tránh khỏi tình trạng nôn, đau bụng và ý thức bị rối loạn khá nguy hiểm.
Đau đầu mờ mắt do viêm động mạch thái dương
Viêm động mạch thái dương là bệnh lý khá thường gặp hiện nay. Bệnh gây ra các cơn đau đầu kéo dài không dứt, giảm khả năng thị lực, ngay cả khi ăn uống cũng có cảm giác đau nhức hai bên hàm và vùng thái dương. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt cao, cơ thể luôn trong trạng thái uể oải mất sức.
Nghiêm trọng nhất đó là bệnh viêm động mạch thái dương hoàn toàn có nguy cơ làm người bệnh mất hoàn toàn thị lực nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời.
Tăng huyết áp nội sọ vô căn gây mờ mắt và đau đầu
Có thể bạn chưa biết, tăng huyết áp nội sọ vô căn là bệnh lý xảy ra khi phần dịch tủy não tích tụ lại một cách bất thường. Lúc này, hộp sọ sẽ bị nhiều chèn ép dẫn tới đầu bị đau nhức nặng, buồn nôn, suy giảm thị lực, mắt khá mờ và dễ bị nhìn đôi. Bệnh nhân thường thấy các triệu chứng xuất hiện chủ yếu vào lúc sáng sớm khi mới thức dậy hoặc nửa đêm.
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ
Các chuyên gia cho biết, đau đầu mờ mắt cũng là dấu hiệu cảnh báo ở những người có nguy cơ đột quỵ do não thiếu oxy và máu. Bệnh nhân còn có thể bị tê liệt một bên mặt, mất khả năng giao tiếp, tay chân khó điều khiển cử động, ý thức rối loạn và nguy hiểm nhất chính là tử vong.
Chỉ số đường huyết ở trong máu quá thấp
Khi bị hạ đường huyết, cơ thể thường có triệu chứng phổ biến là mờ mắt, nhức đầu, mất thăng bằng, làn da xanh xao nhợt nhạt, thường run rẩy chân tay. Nguyên do chủ yếu là do bạn nhịn ăn trong thời gian dài, sử dụng quá nhiều bia rượu, lạm dụng các loại thuốc trị bệnh. Mặc dù mức độ nguy hiểm thấp hơn so với các nguyên nhân khác nhưng cũng cần có biện pháp để chăm sóc, cải thiện sức khỏe sao cho kịp thời.
Huyết áp bất thường
Huyết áp đột ngột tăng cao hay tụt xuống quá thấp đều gây ra cảm giác đau đầu mờ mắt, chóng mặt, buồn nôn và nặng hơn là bị ngất xỉu. Bệnh nhân dù bị cao huyết áp thay huyết áp thấp đều tiềm ẩn những rủi ro đáng lo ngại cho sức khỏe, ảnh hưởng không ít tới chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Thời điểm nào bệnh nhân đau đầu mờ mắt nên đi thăm khám?
Như chúng tôi chia sẻ ở trên, có rất nhiều yếu tố gây ra đau đầu mờ mắt và trong đó có các bệnh lý đặc biệt nguy hiểm. Do vậy, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám khi phát hiện các triệu chứng đau nhức đầu, hoa mắt, mờ mắt, tầm nhìn bị giảm, các biểu hiện diễn ra thường xuyên và có dấu hiệu tăng dần về mức độ.
Bên cạnh đó, nếu cơ thể đột ngột bị sốt cao, uể oải mất lực, khó mở miệng nói chuyện, khả năng vận động của tay chân bị suy giảm, mắt sụp mí hay có dấu hiệu tê liệt mặt, sốt cao hơn 39 độ đều cần phải nhanh chóng tới các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được cấp cứu kịp thời.
Gợi ý: Đau Đầu Sau Tai Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Cách chẩn đoán bệnh đau đầu mờ mắt
Đau đầu mờ mắt buồn nôn muốn điều trị tốt cần phải xác định được nguyên do khởi phát. Khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Bệnh nhân sẽ được hỏi chi tiết về các biểu hiện đau nhức, số lần xuất hiện theo tuần/tháng, mức độ đau, thời gian diễn ra cũng như các thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh lý, tai nạn. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm gồm:
- Thực hiện điện não đồ.
- Chiếu chụp hệ thống mạch máu não.
- Siêu âm tim.
- Chụp CT, MRI não bộ.
- Xét nghiệm máu.
Cách chữa trị đau đầu mờ mắt hiệu quả nhất
Bị đau đầu mờ mắt sẽ làm bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi khó chịu, cuộc sống thường nhật bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy nên ngay khi đã xác định được nguyên do khởi phát, cần sớm áp dụng các biện pháp chữa trị.
Theo đó, mỗi nguyên nhân bệnh lý sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Ví dụ bị hạ đường huyết sẽ cần nạp thêm carbohydrate từ các thực phẩm ngọt, bị ngộ độc khí carbon sẽ phải cấp oxy cho não thông qua buồng oxy hoặc mặt nạ. Với trường hợp đau do các chấn thương, tăng huyết áp nội sọ hay viêm động mạch thái dương, bệnh nhân sẽ được xây dựng phác đồ riêng dựa theo đúng tình hình thực tế.
Hiện nay, những nhóm thuốc được dùng nhiều nhất cho người đau đầu mờ mắt gồm có:
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc điều tiết huyết áp.
- Nhóm thuốc chống động kinh.
- Chất làm loãng máu.
- Thuốc giảm đau.
- Corticosteroid.
- Glucagon, Insulin.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật não nếu việc sử dụng các loại thuốc đau đầu không thể triệt để giải quyết vấn đề gây bệnh.
Lưu ý khi bệnh nhân bị đau đầu mờ mắt
Ngoài việc dùng thuốc hay phẫu thuật trị đau đầu mờ mắt, bệnh nhân cũng nên lưu ý thêm những điều sau đây để hỗ trợ cho quá trình điều trị, cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất:
- Trong quá trình ngồi làm việc, không nên ngồi quá sát màn hình máy vi tính, không để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm nhìn của mắt.
- Giữ tư thế lưng ngồi thẳng, tránh ngồi gù lưng hay đổ gập người xuống bàn.
- Nên lựa chọn không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, không có ánh sáng cường độ mạnh hay các âm thanh ồn ào khó chịu.
- Đảm bảo có giấc ngủ khoa học, ngủ đủ giấc và đúng giờ. Nên ngủ khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày, dành thời gian buổi trưa khoảng 30 phút để nghỉ ngơi giúp não bộ và mắt được thư giãn.
- Hàng tuần, có thể tới các trung tâm massage, xông hơi để thư giãn cơ thể, giải tỏa các áp lực. Tắm nước thảo dược cũng là biện pháp rất tốt để chúng ta điều hòa tuần hoàn mạch máu não, giảm áp lực lên hệ thống thần kinh.
- Có thể uống trà hoa cúc, trà gừng hay những loại trà thảo mộc khác để giảm đau. Tuy nhiên cần lưu ý cách này chỉ mang tính tạm thời, hiệu quả chưa thật sự lâu dài cũng như không thể trị bệnh đau đầu mờ mắt triệt để.
- Không dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản đều sẽ gây hại cho cơ thể.
- Nên tập thể dục thể thao thường xuyên, thư giãn bằng các ngồi thiền, yoga cũng là giải pháp rất tốt để chăm sóc sức khỏe não bộ.
Đau đầu mờ mắt là tình trạng không thể xem nhẹ, cần sớm thăm khám và tiến hành các biện pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín và tham khảo sự tư vấn hướng dẫn từ các bác sĩ có chuyên môn, thực hiện đúng những chỉ dẫn để hồi phục sức khỏe nhanh nhất.
Tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!