Chuyên Gia Hướng Dẫn Bấm Huyệt Chữa Đau Đầu Chi Tiết Nhất
Giữa vô số phương pháp điều trị, bấm huyệt chữa đau đầu được coi là giải pháp loại bỏ cơn đau an toàn, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, không gây ra tác dụng phụ. Hơn nữa, đây còn là biện pháp tạo sự thoải mái cho tinh thần, giảm tải áp lực căng thẳng rất tốt.
Bấm huyệt chữa đau đầu cho hiệu quả thế nào?
Cơ thể chúng ta có hệ thống huyệt đạo khá chằng chịt, các huyệt cũng sẽ có sự liên kết chặt chẽ với cơ quan toàn thân. Theo đó, từ lâu Y học cổ truyền đã ứng dụng sự vận hành của huyệt trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là chứng đau nhức đầu.
Khi tác động vào một số vị trí huyệt, bệnh đau đầu có thể thuyên giảm rất tốt, tuần hoàn máu hoạt động ổn định hơn. Bệnh nhân không còn cảm giác mệt mỏi, căng thẳng khó chịu, tinh thần phấn chấn và vui vẻ hơn rất nhiều.
Vào khoảng năm 2002, một cuộc khảo sát của các nhà khoa học đã được tiến hành. Theo đó, nghiên cứu dựa vào quá trình theo dõi 4 người trưởng thành được thực hiện các kỹ thuật bấm huyệt, xoa bóp liên tục mỗi tuần 2 – 3 lần trong suốt nửa năm. Từ đó thu được kết quả tình trạng đau đầu của họ đã giảm xuống nhiều, số cơn đau xuất hiện trong tuần từ 7 xuống còn 2 lần, mức độ đau cũng dịu đi.
Vậy nên hiện nay, ngày càng có nhiều người lựa chọn kỹ thuật cải thiện sức khỏe này và đều cho nhận xét rất hài lòng về hiệu quả thu được. Bấm huyệt thực sự là cách giúp trị đau đầu an toàn, thích hợp cho nhiều đối tượng, nhiều mức độ đau nhức khác nhau.
6+ phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả nhất
Có khá nhiều huyệt được vận dụng trong việc điều trị bệnh đau nhức đầu, theo đó cần thực hiện đúng kỹ thuật để có thể phát huy tốt công dụng giảm đau. Bệnh nhân hãy tham khảo các phương pháp bấm cho từng huyệt dưới đây.
Bấm huyệt thiên trụ
Huyệt thiên trụ là một trong số những huyệt rất nổi bật trên hệ thống kinh huyệt của cơ thể. Nhiều chuyên gia Y học cổ truyền cũng khuyến khích bấm vị trí huyệt này để giảm đau đầu tốt nhất. Huyệt được xác định có vị trí nằm song song với phần sau gáy, ngay bên dưới đáy của hộp sọ và chạy giữa 2 cơ cổ dọc.
Khi tác động tới huyệt thiên trụ, bệnh nhân sẽ thấy giảm đau đầu rõ rệt, các cơn đau mỏi ở mắt, tai, vai gáy, cổ cũng đều cải thiện đáng kể.
Cách thực hiện:
- Người bệnh dùng 2 ngón tay trỏ đồng thời ấn mạnh lên cả 2 huyệt, sử dụng ngón tay cái để có lực tốt nhất.
- Ấn từ từ hướng lên phía trên và để nguyên lực ấn trong khoảng 10 giây.
- Sau đó bạn thả lỏng lực tay từ từ và lặp lại từ đầu cho đến khi vùng đầu đã có cảm giác dễ chịu hơn.
- Hàng ngày, nên bấm huyệt chữa đau nửa đầu , đau đầu ở vị trí này 2 – 3 lần, mỗi lần duy trì tối thiểu 15 phút, tối đa 20 phút.
Bấm huyệt chữa đau đầu tại vị trí ấn đường
Đây là vị trí huyệt dễ nhận biết nhất, huyệt nằm ngay chính giữa 2 bên lông mày, trên giữa trán và sống mũi. Huyệt ấn đường được vận dùng trong các liệu pháp trị bệnh đau đầu, viêm xoang, sốt cao, đau mỏi mắt, chảy máu cam. Ngoài ra, những người bình thường cũng có thể bấm huyệt để cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân dùng ngón giữa hoặc ngón cái ấn lên huyệt, sau đó xoa nhẹ nhàng trong 60 giây.
- Làm tương tự với huyệt bên còn lại, nên thực hiện đều tay và liên tục để đẩy lùi cơn đau đầu nhanh chóng.
- Hàng ngày, có thể bấm huyệt ấn đường 2 – 3 lần, thực hiện 15 – 20 phút cho mỗi lần.
Tham khảo thêm: Massage Trị Đau Đầu: Gợi Ý 4+ Phương Pháp Hiệu Quả
Huyệt kiên tỉnh
Vị trí của huyệt kiên tỉnh ở chính giữa phần cổ và bờ vai, nằm ngay mép vai. Vai trò của huyệt này giúp chúng ta giảm những áp lực đau mỏi ở cổ, vai, hạn chế cơn đau đầu, loại bỏ co cứng cơ thang và đau bả vai. Khi thực hiện bấm huyệt đều đặn, người bệnh sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của sức khỏe, đầu óc thoải mái hơn, không còn đau nhức, choáng váng hay cảm giác căng thẳng thần kinh.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân sau khi đã xác định được vị trí huyệt sẽ dùng ngón giữa hoặc ngón tay cái để ấn lên huyệt, kết hợp thêm thao tác xoa bóp trong khoảng 60 gây.
- Sau đó chuyển sang bên còn lại và tiếp tục động tác ấn, xoa.
- Hàng ngày, người bệnh nên thực hiện cách bấm huyệt chữa đau đầu này 3 – 4 lần, mỗi lần 20 phút.
Bấm huyệt chữa đau đầu bằng huyệt thái xung
Huyệt thái xung có vị trí nằm ở phần hõm giữa ngón chân cái và ngón thứ hai, ngay khu vực mu bàn chân. Chúng ta có thể đạt được hiệu quả trị đau đầu khi bấm huyệt này bởi đường kinh của huyệt chạy từ chân qua khung thân và đi dọc theo ngực lên cổ, mặt tới đỉnh đầu. Khi thực hiện đúng thao tác, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt.
Bên cạnh đó, bấm huyệt thái xung còn cho khả năng điều trị bệnh huyết áp cao, chóng mặt, bệnh lý liên quan tới gan. Vì vậy, ngay khi thấy có triệu chứng tái phát, người bệnh nên thực hiện bấm huyệt ngay.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân dùng ngón cái ấn với lực vừa đủ vào huyệt thái xung.
- Giữ nguyên tay trong khoảng 4 phút cho tới khi cảm nhận được cơn đau nhẹ ở huyệt sẽ ngừng lại. Tiếp tục dùng tay day trong 30 giây rồi dừng.
- Lặp lại liên tục kỹ thuật này 4 lần để thấy cơn đau đầu giảm đi rất nhiều, sau 20 phút sẽ dừng lại.
Cách bấm huyệt hợp cốc
Bệnh nhân hãy dùng nếp gấp ở giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay cái bên phải ấn lên phần hố khẩu bàn tay bên trái, đầu ngón tay để ở vị trí nào thì đây chính là huyệt hợp cốc. Ngược lại vị trí huyệt ở tay bên phải cũng xác định theo cách tương tự. Hợp cốc là vị trí huyệt có liên quan tới sức khỏe của cổ, mặt và đầu.
Khi bấm huyệt hợp cốc, bệnh nhân sẽ giảm tốt tình trạng đau nhức đầu, loại bỏ chứng đổ mồ hôi trộm, đau hàm, đau răng, chữa sốt cao, mất ngủ, ù tai an toàn, nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chúng ta dùng cả ngón tay cái và ngón trỏ để ấn mạnh lên huyệt hợp cốc khoảng 10 giây.
- Dùng lực từ ngón cái để day theo vòng tròn một cách nhẹ nhàng, sau đó xoa thêm 10 giây và lặp lại cách làm với tay bên còn lại.
- Mỗi ngày, bệnh nhân bấm huyệt hợp cốc 2 – 3 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 15 phút.
Huyệt toàn trúc
Vị trí của huyệt toàn trúc được xác định nằm ở vị trí lõm hai bên đầu lông mày. Theo đó, Y học cổ truyền vận dụng cách xoa bóp, bấm huyệt toàn trúc nhằm trị chứng đau đầu, viêm xoang, cải thiện các bệnh liên quan tới mặt và hỗ trợ máu lưu thông trong các hốc xoang.
Cách thực hiện:
- Người bệnh dùng 2 ngón trỏ để ấn đồng thời vào 2 vị trí huyệt.
- Giữ nguyên lực ở tay trong khoảng 10 giây rồi thả tay và tiếp tục lặp lại kỹ thuật.
- Hàng ngày, người bệnh bấm huyệt 2 – 3 lần và mỗi lần khoảng 20 phút.
Lời khuyên cho bệnh nhân khi bấm huyệt chữa đau đầu
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc, bấm huyệt ngày càng được nhiều bệnh nhân lựa chọn áp dụng khi bị đau nhức đầu. Cách điều trị này cho hiệu quả nhanh, rõ rệt, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nhưng để đạt được công dụng tối đa, cần lưu ý những điều sau đây:
- Bấm huyệt là kỹ thuật cần có chuyên môn, kinh nghiệm và sự am hiểu rõ về các huyệt đạo. Bệnh nhân nếu không nắm rõ không nên tự thực hiện tại nhà. Bạn hãy tới các cơ sở y học cổ truyền, phòng khám Đông y để được hỗ trợ tốt nhất.
- Tự ý bấm huyệt sai kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, thậm chí gây tê liệt các cơ quan liên quan.
- Bấm huyệt chữa đau đầu cho tác dụng rõ rệt nhưng nếu bạn bị những cơn đau quá nặng, xuất hiện liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy tới bệnh viện thăm khám. Bởi tình trạng này có thể là lời cảnh báo cho các bệnh lý khá nguy hiểm liên quan tới não bộ.
- Các bệnh nhân đang có thai hoặc cho con bú muốn bấm huyệt cần tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia.
- Cần duy trì thêm chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày. Hạn chế thức khuya, sử dụng các chất kích thích để không làm đau đầu nặng hơn.
Các cách bấm huyệt chữa đau đầu là biện pháp điều trị an toàn với người bệnh, tiết kiệm chi phí và cho hiệu quả rất đáng ghi nhận. Nhưng cần thực hiện đúng cách để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe tổng thể. Chúc các bạn sớm khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!