Thuốc Sedachor Trị Đau Đầu Và Những Chú Ý Khi Sử Dụng
Thuốc Sedachor là một trong những loại thuốc trị đau đầu và giúp hạ sốt quen thuộc trên thị trường. Tuy nhiên, các thông tin hiện tại về chúng lại không đầy đủ. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho các bạn về loại thuốc giảm nhanh các cơn đau đầu và giúp hạ sốt này.
Thuốc Sedachor là gì? Thành phần, công dụng và dược tính ra sao?
Có thể nói thuốc Sedachor là một trong những loại thuốc đau đầu phổ biến nhất hiện nay. Loại thuốc này gồm hai thành phần chính là Caffeine 50mg và Paracetamol 200mg. Ngoài ra, một số tá dược khác cũng được sử dụng để điều chế Sedachor là: Tinh bột sắn, Lactose, Magie Stearat, Gelatin và nước cất. Những dược liệu này kết hợp tạo nên tác dụng trị các cơn đau đầu hiệu quả, đặc biệt là Paracetamol.
Công dụng chính của thuốc Sedachor là hạ sốt và giảm đau. Tác dụng này chủ yếu dựa vào hoạt động của Paracetamol là làm giảm sự tổng hợp Prostaglandin bằng các ức chế enzym Cyclooxygenase và giảm đau. Không những thế, Paracetamol còn có tác dụng giúp người bệnh giảm thân nhiệt. Do đó, chúng được dùng phổ biến để điều trị các chứng bệnh đau đầu và hạ sốt.
Ngoài ra, nhờ vào hoạt chất Caffeine trong thuốc mà tác dụng điều trị, giảm đau của Paracetamol còn được tăng cường. Không những thế, Caffeine còn có thể hỗ trợ, làm giảm sự mệt mỏi của hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó, việc sử dụng thuốc Sedachor lúc ốm sẽ giúp người bệnh vẫn giữ được sự tỉnh táo linh hoạt và khả năng tập trung làm việc, không bị hoạt động hàng ngày bị trì trệ và gián đoạn.
Bên cạnh đó, ngoài các cơn đau đầu thì khi gặp một số cơn đau nhẹ ở các vùng khác trên cơ thể bạn cũng có thể sử dụng Sedachor. Nghiên cứu cho thấy chúng có khả năng làm giảm đau bụng kinh ở phụ nữ, đau cơ bắp, đau nhức răng miệng,…
Theo các nghiên cứu, thuốc Sedachor được điều chế theo dạng viên dễ sử dụng và được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa của bệnh nhân. Nếu bạn sử dụng đúng liều lượng, sau khi uống thuốc, nồng độ Paracetamol trong máu sẽ tăng cao nhất trong vòng 30 phút đến 60 phút sau khi uống. Bên cạnh Paracetamol thì Caffeine cũng được hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa trong vòng 60 phút sau khi uống.
Vì thế, thuốc Sedachor sẽ có thể phát huy rõ tác dụng nhất là sau khi uống thuốc khoảng 60 phút. Sau khi phát huy tác dụng, hai thành phần chính của thuốc là Paracetamol và Caffeine sẽ được chuyển hóa ở gan và loại bỏ ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
Liều lượng dùng thuốc Sedachor như thế nào là hợp lý?
Với cách điều chế dạng viên, người dùng có thể dễ dàng mua và sử dụng thuốc Sedachor để giảm thiểu cũng như điều trị các cơn đau đầu, đau nửa đầu bên trái hoặc trái kèm sốt. Tuy nhiên, cần phải sử dụng đúng liều lượng thì thuốc mới có thể phát huy tối đa các công dụng.
Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng thuốc
Đối với bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nào, nắm được liều lượng sử dụng phù hợp là rất quan trọng. Với thuốc Sedachor, liều lượng dùng phù hợp sẽ được phân loại theo độ tuổi của người bệnh cần sử dụng thuốc.
- Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều lượng hợp lý là uống từ 2 đến 4 viên sau mỗi bữa ăn, có thể uống nhắc lại thuốc sau mỗi 4 đến 6 giờ đồng hồ. Tuyệt đối không được uống quá 20 viên trong một ngày để tránh tình trạng lạm dụng thuốc.
- Với trẻ em từ 9 đến 12 tuổi: Liều lượng hợp lý là uống từ 1 đến 2 viên cho mỗi lần uống. Chỉ uống thuốc sau ăn và có thể uống nhắn lại thuốc sau mỗi 4 đến 6 giờ đồng hồ.
Sẽ như thế nào nếu lạm dụng thuốc Sedachor?
Thông thường, khi dùng quá liều thuốc Sedachor, người bệnh sẽ có các triệu chứng của việc ngộ độc các thành phần trong thuốc, đặc biệt là ngộ độc Paracetamol. Trước tiên, người bệnh sẽ bắt đầu đau đầu buồn nôn, nôn mửa và đau bụng trong vòng 2 – 3 giờ đồng hồ sau khi nạp vào cơ thể lượng thuốc quá với chỉ định cho phép. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có khả năng người bị ngộ độc thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như: Da và móng tay xuất hiện các vết màu xanh tím, ý thức bị rối loạn đồng thời ảnh hưởng đến các chức năng của gan.
Trong mọi trường hợp, khi bị ngộ độc thuốc và đặc biệt là ngộ độc thuốc Sedachor, việc quan trọng đầu tiên cần làm là đưa bệnh nhân đi cấp cứu và rửa dạ dày. Điều này phải được thực hiện trong vòng 4 tiếng sau khi phát hiện ngộ độc thuốc để đảm bảo không xảy ra thêm các tình trạng ngộ độc nguy hiểm hơn ảnh hưởng đến tính mạng.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải
Tuy được đánh giá là an toàn và được sử dụng rộng rãi trên thị trường nhưng thuốc Sedachor cũng có những tác dụng phụ mà chúng ta cần chú ý. Một số những tác dụng phụ của loại thuốc này có thể kể đến như:
- Làm giảm tiểu cầu và mất đi bạch cầu hạt, từ đó gây rối loạn hệ thống bạch huyết và máu.
- Gây ra một số phản ứng như: Da nổi mẩn đỏ, phát ban, ảnh hưởng đến biểu bì người bệnh và sốc phản vệ. Nếu tiếp tục dùng thuốc sau khi gặp các phản ứng này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Làm co thắt phế quản và ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của cơ thể.
- Ảnh hưởng đến túi mật và làm rối loạn chức năng gan.
Thông thường, những tác dụng phụ này thường xảy ra khi người bệnh vốn có tiền sử dụng ứng với các thành phần có trong thuốc. Mặt khác, một số trường hợp cho thấy tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Sedachor xuất phát từ việc trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh chưa có được chế độ ăn uống phù hợp hay nạp vào cơ thể các chất kích thích.
Có những điều gì cần lưu ý khi sử dụng thuốc Sedachor?
Cũng như những loại thuốc khác, khi sử dụng thuốc Sedachor, sẽ có những vấn đề mà người sử dụng thuốc cần lưu ý. Một số điều lưu ý mà bạn cần biết khi sử dụng thuốc Sedachor có thể kể đến như:
- Đối với trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay đang trong quá trình cho con bú, cho đến hiện nay việc sử dụng thuốc Sedachor vẫn chưa xác định được chính xác tính an toàn của thuốc. Do đó, trong trường hợp cần sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Khi bị quên mất liều uống, tuyệt đối không được tự ý tăng gấp đôi số thuốc ở lần uống tiếp theo để tránh gây ra những tác hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tạng, đặc biệt là gan và thận.
- Những bệnh nhân bị thiếu máu hay mắc các bệnh liên quan đến gan và thận chỉ nên sử dụng thuốc Sedachor khi có đơn của bác sĩ.
- Không được làm dụng thuốc trong thời gian dài hay sử dụng thuốc với liều lượng cao hơn cho phép để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận.
- Không được sử dụng thuốc Sedachor cùng với thuốc Isoniazid hay các loại thuốc có tác dụng chống co giật để tránh tác hại xấu đến gan.
- Không được sử dụng rượu, bia và các loại đồ uống có chứa chất kích thích để tránh tác dụng phụ của thuốc.
- Tuy Sedachor có tác dụng điều trị, giảm đau đầu, đau nửa đầu bên phải hay trái và giúp hạ sốt nhưng không nên sử dụng thuốc cho người đã sốt cao trên 39,5 độ C hoặc đã sốt cao kéo dài liên tục trên 3 ngày.
- Khi bảo quản thuốc, bạn cần chú ý không nên bảo quản Sedachor ở nơi có nhiệt động trên 30 độ C hoặc có độ ẩm quá cao. Trước khi sử dụng, bạn cũng nên kiểm tra hạn sử dụng của thuốc và xem thuốc có được bảo quản đúng cách chưa và đảm bảo hộp thuốc không bị méo, vỉ thuốc không bị hở để tránh uống phải bị hỏng.
Trên đây là một số các thông tin về thuốc Sedachor. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về tác dụng và cách dùng của loại thuốc này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!